Tin Thế giới: Triều Tiên bắn 117 tên lửa, Kim Jong Un là ai?
Chính quyền Triều Tiên của nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã làm rung chuyển thế giới với những động thái liều lĩnh với chiến tranh hạt nhân. Nhưng chính sự quyết đoán và liều lĩnh càng khiến dư luận quốc tế tò mò, ông Kim Jong Un thực sự là người thế nào và vì sao Triều Tiên lại bắn tên lửa?
Theo DailyStar ngày 14.12, năm 2017 đã chứng kiến sự leo thang nhanh chóng của chương trình tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Quốc gia này đã bắn 23 tên lửa trong các cuộc thử nghiệm cho đến thời điểm này trong năm.
Vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất là ngày 29.11. Tên lửa mạnh nhất của Triều Tiên này đã rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Trung tâm vũ trụ của các cuộc thử tên lửa này là nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Ông đã thể hiện sự kiên trì để thúc đẩy chương trình tên lửa hạt nhân của Triều Tiên.
Đây là tất cả mọi thứ bạn cần biết về Kim Jong Un và các cuộc bắn thử tên lửa.
Triều Tiên đã bắn thử 117 quả tên lửa từ năm 1984 đến nay.
Kim Jong Un là ai?
Kim Jong-un là lãnh đạo của nhà nước bí mật nhất thế giới-CHDCND Triều Tiên. Phần lớn thời trẻ của ông là một bí ẩn đối với thế giới phương Tây, nhưng người ta tin rằng ông sinh năm 1983 hoặc 1984.
Ông là con út của cố lãnh đạo Kim Jong-il. Cha của ông Kim Jong-il đã lãnh đạo đất nước từ năm 1994 cho đến khi ông qua đời. Người ta cho rằng Kim Jong Un đã được giáo dục ở Thụy Sĩ, nhưng tránh những ảnh hưởng của phương Tây.
Video đang HOT
Sau đó, Kim Jong Un được biết đến đã theo học tại trường Đại học quân sự Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng vào giữa những năm 2000. Kim Jong Un lên nắm quyền vào năm 2011, sau khi cha ông, Kim Jong-il, qua đời. Ngay sau cái chết của cha mình, Kim Jong Un được khen ngợi “người kế nhiệm vĩ đại”.
Trong vòng hai tuần sau cái chết của cha ông, Kim Jong Un được chỉ định là người đứng đầu nhà nước và lãnh đạo quân đội Triều Tiên. Trong thời kỳ lãnh đạo của ông, Kim Jong Un đã thực hiện một số cải cách kinh tế và nông nghiệp.
Tại sao Triều Tiên bắn tên lửa?
Các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên đã gặp phải sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế và đã dẫn tới căng thẳng có nguy cơ dẫn đến xung đột quân sự. Đã có một số cuộc thử tên lửa, bao gồm một số tên lửa tầm ngắn đã được bắn vào biển Nhật Bản.
Người ta tin rằng Triều Tiên đã tiến hành khoảng 117 cuộc thử tên lửa từ năm 1984. Triều Tiên từ lâu đã ước muốn có vũ khí hạt nhân như một dấu hiệu của quyền lực.
Khi Kim Jong Un nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên, ông thề với bài phát biểu đầu tiên rằng thời gian nước ông bị đe dọa là “vĩnh viễn”.
Ông nói: “Tính ưu việt trong công nghệ quân sự không còn bị độc quyền. Chúng ta phải nỗ lực để củng cố lực lượng vũ trang nhân dân.” Kim Jong Un đã nói một cách nghiêm túc, và chương trình tên lửa của Triều Tiên đã mở rộng nhanh chóng.
Trong sáu năm đầu tiên của quyền lực, ông Kim Jong Un đã thử nghiệm nhiều tên lửa hơn cha và ông nội kết hợp lại. Ông Kim Jong Un đã tiến hành hơn 80 cuộc thử tên lửa.
Các nhà phân tích cho rằng Triều Tiên đang tiến hành các cuộc thử nghiệm như một bước để hoàn thiện công nghệ để sẵn sàng cho các cuộc tấn công, hoặc là cách để duy trì quyền lực.
Người ta cũng cho rằng các cuộc thử nghiệm nhanh chóng được thực hiện để đạt được hiệu quả chính trị tối đa.
Người ta cho rằng một tên lửa có khả năng tiếp cận Mỹ là mục tiêu cuối cùng của Triều Tiên. Điều này là bởi vì họ tin rằng Mỹ cuối cùng sẽ cố gắng loại bỏ Kim Jong-un.
Một lý thuyết khác là Triều Tiên có vũ khí hạt nhân để họ có thể chiếm lại Hàn Quốc dưới thời ông Kim Jong Un.
Yun Sun, một cộng sự cao cấp của Trung tâm Stimson, nói: “Sự phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cuối cùng nhằm mục đích thống nhất bán đảo Triều Tiên. Các vũ khí hạt nhân sẽ ngăn cản Mỹ tham gia. Đó là lý do tại sao chúng ta ngày càng thấy nhiều người lập luận rằng sự phát triển hạt nhân của Triều Tiên không nhằm vào Mỹ, không nhằm vào Hàn Quốc, mà là nhằm thống nhất”.
Theo Danviet
"Bạn suốt đời" của Kim Jong-un lên tiếng về căng thẳng Triều Tiên
Rodman gọi ông Kim Jong-un là "thống soái" trước khi lên máy bay đến Bình Nhưỡng.
Dennis Rodman (giữa) tự nhận mình là "bạn bè suốt đời" với lãnh đạo Triều Tiên
Cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman - người tự nhận mình là "bạn bè suốt đời" với lãnh đạo Triều Tiên - vừa lên tiếng về mối quan hệ căng thẳng giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Rodman, 56 tuổi, đưa ra lời bình luận khi đang ở Bắc Kinh, chuẩn bị bay đến Bình Nhưỡng. Đây sẽ là chuyến thăm lần thứ 6 của ông đến Triều Tiên.
Rodman khẳng định hiện là lúc hoàn hảo để thúc đẩy hòa bình.
"Nếu tôi có thể trở lại đó, bạn sẽ nhìn thấy tôi trò chuyện với ông ấy (Kim Jong-un), ngồi ăn tối, uống rượu vang, cười đùa và làm những việc tôi hay làm", Rodman nói với các phóng viên.
"Tôi đoán mọi thứ sẽ lắng xuống một chút và mọi người đều có thể nghỉ ngơi thoải mái".
Ngoài ra, Rodman cũng đề nghị Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm ông làm đặc phái viên về vấn đề Triều Tiên. "Tôi nghĩ rất nhiều người trên thế giới muốn tôi đến đó để xem có thể làm gì được không", Rodman tuyên bố.
Cựu ngôi sao bóng rổ thậm chí còn gọi ông Kim là "thống soái" và nhấn mạnh rằng mình biết lãnh đạo Triều Tiên muốn gì.
"Tôi đã cố nói với Donald Trump ngay từ đầu là Hãy nói chuyện với tôi. Tôi sẽ nói với ông về việc thống soái muốn gì nhất, cũng không có nhiều đâu", Rodman nói.
Rodman mặc áo in hình mình, ông Trump và ông Kim chữ "thống nhất"
Trước đó, Rodman đăng tải trên Twitter về lịch trình làm việc của mình ở châu Á: "Một tuần lễ tuyệt vời danh cho công việc nhân đạo ở Guam và Tokyo, Nhật Bản, giờ đến Bắc Kinh. Hãy đoán xem tôi sẽ đi đâu tiếp theo?".
Kèm theo dòng chữ này là bức ảnh Rodman mặc áo phông có in chữ "thống nhất" bên dưới hình vẽ ông Trump, ông Kim và Rodman.
Đầu năm nay Rodman nói trên chương trình truyền hình Good Morning Britain rằng ông "hy vọng cho có một mối quan hệ tốt" với Kim Jong-un, người mà Rodman nhận định tích cực hơn cha và ông nội của Kim.
"Chúng tôi đi xe ngựa, đi chơi, trượt tuyết, chúng tôi hầu như không nói chuyện chính trị và đó là điều tốt", Rodman nói.
Trump hiện vẫn chưa bình luận về mối quan hệ giữa Rodman và Kim - người mà Tổng thống Mỹ công khai gọi là "Người đàn ông tên lửa nhỏ bé".
Theo Danviet
Triều Tiên chuyển thông điệp khác thường đến Mỹ Thông qua Ngoại trưởng Nga, Triều Tiên đã gửi một thông điệp bất ngờ đến Mỹ. Ngoài trưởng Mỹ Rex Tillerson (bên trái) bắt tay Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (bên phải) tại Vienna Triều Tiên sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Mỹ về căng thẳng gần đây giữa hai nước, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết. Theo tờ The Guardian,...