Tin thế giới: Thế giới hoảng sợ trước đại dịch Ebola
Châu Phi đang gồng mình chống lại dịch bệnh Ebola khi số người chết đã lên đến gân 1.000 người; Nga đáp trả mạnh mẽ lệnh trừng phạt của EU và Mỹ; Lãnh đạo Khmer Đỏ bị kết án chung thân…
Dịch bệnh Ebola:
*Chính quyền Nigeria vội vã dựng các lều cách ly hôm thứ Tư (6/8) khi dự đoán các ca nhiễm bệnh và số trường hợp tử vong vì Ebola tăng lên.
Các cổng kiểm tra sức khoẻ được thiết lập tại các sân bay ở Nigeria. Trong ảnh, nhân viên y tế đang đo thân nhiệt của hành khách tại một sân bay của Nigeria. Ảnh: AP
Nigeria đã phát hiện thêm 5 trường hợp lây nhiễm Ebola mới, tất cả đều ở thành phố Lagos, một siêu đô thị với 21 triệu người ở quốc gia đông dân nhất châu Phi.
*Trong khi Liberia ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch Ebola, Tổng thống Mỹ lại cho rằng thời điểm này là quá sớm để gửi các loại thuốc thử nghiệm chống dịch bệnh này sang châu Phi.
Chỉ riêng ở Liberia, virus Ebola đã giết chết ít nhất 282 người. Virus này đã khiến 932 người trên toàn thế giới thiệt mạng. Ảnh: Al Zazeera.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết hôm thứ Tư (7/8) rằng vẫn chưa có đủ thông tin về loại thuốc màu xanh lá cây có tên là Zmapp có thể chữa được bệnh Ebola. Trước đó hai nhân viên cứu trợ người Mỹ bị dính virus này đã được tiêm loại thuốc này. Tình trạng sức khỏe của họ đã được cải thiện ở các mức độ khác nhau.
*Trong bối cảnh đại dịch Ebola đang lan tràn khắp Tây Phi, nhiều người dân vì quá sợ hãi và thiếu hiểu biết đã mang thi thể người thân nhiễm loại virus chết người này quẳng ra đường.
Xác người thanh niên xấu số bị quẳng trên đường.
Trên đường phố ở Liberia, xác một thanh niên bị quẳng lại, nằm chờ mục rữa giữa những ánh mắt của dòng người qua lại. Cậu thanh niên xấu số này chỉ là một trong nhiều nạn nhân nhiễm virus Ebola bị người thân lạnh lùng quẳng ra khỏi nhà trong nỗ lực tự cách li với đại dịch khủng khiếp nào.
Khủng hoảng Ukraine:
*Các nhà phân tích tình báo ở Mỹ khẳng định, máy bay MH17 của Malaysia Airlines đã bị bắn bởi một tên lửa không đối không và chính phủ Ukraine liên quan đến việc này. Đó là kết luận trong một bài báo được tờ News Straits Times của Malaysia đăng tải ngày 7/8/2014.
Những lỗ thủng trên mảnh vỡ thân máy bay MH17 được cho là do bị loại đạn pháo nòng 30mm bắn vào.
*Theo các cơ quan thông tấn nhà nước Nga thông báo hôm thứ Tư (6/8), Moscow sẽ cấm nhập khẩu tất cả các thực phẩm từ Mỹ và tất cả trái cây và rau quả từ châu Âu. Đây là phản ứng mạnh mẽ nhằm đáp trả lệnh trừng phạt mà phương Tây đưa ra trước đó.
Video đang HOT
Lệnh cấm nhập khẩu hoa quả và gia cầm từ EU và Mỹ sẽ làm ảnh hưởng lớn đến thị trường nông sản thực phẩm ở Nga.
Nga nhập đến 28% hoa quả xuất khẩu của Liên minh châu Âu và 8% gà xuất khẩu của Mỹ. Khi áp dụng lệnh cấm nông nghiệp, thiệt hại cho nông dân Mỹ và EU là không hề nhỏ.
*Thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb ngày 6/8 cho biết Phần Lan sẽ tìm kiếm bồi thường từ phía Liên minh châu Âu (EU) nếu các biện pháp trừng phạt bổ sung mà EU áp đặt đối với Nga hồi tuần trước gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế ở quốc gia Bắc Âu này.
*Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm thứ Tư (6/8) cho biết Ukraine không cần viện trợ quân sự từ nước ngoài để chống lại quân nổi dậy miền đông, nhưng Nga sẽ tăng cường xâm lược.
Tổng thống Barack Obama phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – châu Phi tại Washington, ngày 6/8/2014.
Ông Obama đã nêu quan điểm sau khi NATO ngày 6/8 cho biết, Nga đã tập trung khoảng 20.000 quân ở biên giới Ukraine và có thể sử dụng với lý do “sứ mệnh nhân đạo” để xâm chiếm quốc gia láng giềng, Reuters đưa tin cho biết.
*Chiến sự tại miền Đông Ukraine diễn ra căng thẳng, có ít nhất ba người đã bị giết trong các cuộc giao tranh suốt đêm tại thành phố trung tâm của tỉnh Donetsk.
Quảng trường Độc lập ở Kiev lại rực lửa bởi những người biểu tình. Ảnh: Hãng thông tấn quốc gia Ukraine.
Campuchia:
*Hai nhà lãnh đạo Khmer Đỏ của Campuchia đã bị tù chung thân sau khi tòa án do Liên Hợp Quốc (LHQ) hậu thuẫn kết luận họ đã có những tội ác chống lại loài người.
Ảnh chụp ngày 3/7/2013, Khieu Samphan (trái) và Nuon Chea phủ nhận các cáo buộc chống lại họ trong thời Khmer Đỏ.
Nhật Bản:
*Sự cố hạt nhân Fukushima tồi tệ hơn báo cáo ban đầu. Tình trạng tan chảy tại lò phản ứng thứ ba, nhà máy hạt nhân Daiichi tồi tệ hơn so với ước tính ban đầu.
Nhà máy hạt nhân Daiichi ởFukushima.
Trên thực tế,việc thẩm định lò phản ứng thứ 3 tại Fukushima cho thấy tất cả – hoặc gần như vậy – các thanh nhiên liệu ở bên trong đã tan chảy, rơi vào sàn bể chứa. Nếu đúng như vậy thì các nhà máy điện hạt nhân sẽ khó khăn hơn nhiều để chấm dứt hoàn toàn hoạt động của nhà máy, Tập đoàn điện lực Tokyo (TEPCO) thông báo.
Dải Gaza:
*Hôm nay, 7/8, Israel đã đề nghị gia hạn thỏa thuận ngừng bắn 3 ngày ở Gaza vốn bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/8 sau gần 3 tháng xung đột. Thông tin trên được hãng tin BBC dẫn lời các quan chức Israel cho biết.
Cuộc chiến ở Gaza đang gây ra những cuộc khủng hoảng nhân đạo mà trẻ em là những người bị tổn thương lớn nhất.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có sự đồng ý từ phía các chiến binh Hamas, những người kiểm soát vùng Gaza, khi các cuộc đàm phán gián tiếp vẫn đang diễn ra tại Ai Cập.
Theo Infonet
Ebola Đại dịch đang đe dọa toàn thế giới
Thế giới hiện đang phải đối mặt với một đại dịch còn đáng sợ hơn cả AIDS, đó là dịch Ebola, với tỷ lệ tử vong lên tới 90%.
Dịch Ebola tái bùng phát
Dịch virus Ebola (EVD) hay sốt xuất huyết Ebola (EHF) là tên gọi của một loại bệnh trên người có tỷ lệ tử vong cao đến 90%. Virus gây bệnh này có hàng loạt biến thể. Virus được đặt theo con sông Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên vào năm 1976.
Dịch Ebola thường xuất hiện từ những ngôi làng hẻo lánh ở Trung và Tây Phi, gần rừng mưa nhiệt đới. Virus lây truyền từ động vật hoang dã sang người sau đó lan ra trong cộng đồng theo hình thức từ người sang người. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết loài dơi quạ ăn trái (Pteropodidae) là vật chủ tự nhiên của Ebola. Ngoài ra khỉ đột, vượn, lợn... cũng có thể trở thành vật trung gian truyền bệnh nếu chúng tiếp xúc với nước bọt hoặc phân dơi.
Bệnh do virus Ebola
Người nhiễm virus Ebola có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 21 ngày, sau đó có các triệu chứng như sốt cao đột ngột, suy nhược, căng thẳng, đau cơ, nhức đầu, đau họng. Tiếp đó, người bệnh ói mửa, tiêu chảy, phát ban, suy giảm chức năng gan và thận, có thể gây xuất huyết nội và ngoại.
Hiện chưa có vaccine hay phác đồ điều trị căn bệnh này.
Dịch Ebola bắt đầu bùng phát vào tháng 2/2014 ở Guinea. Từ đó, virus lây lan sang các nước láng giềng Sierra Leone và Liberia. Từ tháng 12/2013 tới 31/7/2014 đã ghi nhận 1.323 trường hợp nhiễm vi rút Ebola, trong đó có 729 trường hợp tử vong tại 4 nước vùng Tây Phi gồm: Guinea, Liberia, Sierra Leone và Nigeria.
Dịch Ebola có nguy cơ lây lan ra thế giới
Tổ chức Bác sĩ Không biên giới (MSF) cho biết tình trạng hiện tại ở Guinea, Liberia và Sierra Leone chỉ diễn biến tồi tệ hơn và cảnh báo hiện không có chiến lược tổng thể nào để giải quyết sự bùng phát của dịch Ebola.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 1/8 thông báo sẽ kiểm tra kỹ đại biểu từ các nước có virus Ebola đến Washington tham dự hội nghị thượng đỉnh châu Phi tổ chức vào tuần tới.
Đoàn Hòa bình Mỹ (US Peace Corps) hôm 30/7 thông báo rút hàng trăm tình nguyện viên ra khỏi ba quốc gia Guinea, Liberia và Sierra Leone. Hiện tổ chức này có 103 tình nguyện viên trong các lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục và sức khỏe tại Guinea, 108 người ở Liberia và 130 người ở Sierra Leone.
Nhân viên y tế vận chuyển bệnh nhân chết do nhiễm virus Ebola ở thành phố Kenema, Sierra Leone hôm 25/7
Truyền thông Canada cho biết một bác sĩ Canada đã tự nguyện cách ly để đề phòng sau nhiều tuần chữa trị cho bệnh nhân ở Tây Phi. Bác sĩ người Mỹ, làm việc cùng ông, hiện đã bị nhiễm Ebola.
Tân Ngoại trưởng Anh Philip Hammond gọi Ebola là "một mối đe dọa nghiêm trọng". Nhà chức trách Anh trước đó xét nghiệm một người nghi ngờ nhiễm Ebola nhưng kết quả là âm tính. Một cuộc họp khẩn cấp đã quyết định giải pháp tốt nhất là cung cấp"thêm các nguồn lực để giải quyết bệnh dịch tại nơi phát sinh" ở Tây Phi, ông Hammond cho biết thêm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp nói họ đang hỗ trợ về kỹ thuật và chuyên môn ở khu vực Tây Phi.
Nhà chức trách y tế Thái Lan yêu cầu toàn bộ bệnh viện theo dõi sát các triệu chứng của bệnh nhân, đặc biệt là công dân Thái hoặc khách du lịch từng ở Tây Phi.
Chính quyền Hong Kong công bố các biện pháp kiểm tra đối với những trường hợp nghi ngờ.Trường hợp gần đây nhất là một phụ nữ từ châu Phi tới Hong Kong có nhiều dấu hiệu giống triệu chứng bệnh Ebola nhưng kết quả xét nghiệm là âm tính.
Lãnh đạo 4 nước Tây Phi, Guinea, Sierra Leone, Liberia và Bờ Biển Nga, hôm 1/8 đã có cuộc gặp Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, bà Margaret Chan, ở thủ đô Conakry của Guinea để bắt đầu triển khai kế hoạch 100 triệu USD đối phó với dịch Ebola.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết thêm rằng cơ quan này "không khuyến cáo hạn chế di chuyển hoặc giao thương" với Guinea, Liberia hay Sierra Leone. Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) tổ chức thảo luận với các quan chức y tế trên toàn thế giới để tìm ra biện pháp ngăn chặn bệnh dịch lây lan.
Thông tin về dịch Ebola phủ kín trang nhất các báo ở Liberia
Việt Nam đối phó khẩn cấp với dịch Ebola
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố về việc tăng cường giám sát phòng chống dịch bệnh do virus Ebola gây ra.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh do virus Ebola gây ra, không để xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu để giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, lưu ý những người đến từ các quốc gia có dịch bệnh, đồng thời thực hiện tốt việc giám sát tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế.
Khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do virus Ebola gây ra và có tiền sử đi về từ vùng có dịch trong vòng 21 ngày cần thực hiện ngay các biện pháp cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hoặc Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm khẳng định.
Tổng Hợp
Theo Dantri
Đã có thuốc đặc trị virus Ebola? Sức khỏe của hai bệnh nhân người Mỹ bị nhiễm virus Ebola sau khi được tiêm một loại huyết thanh thử nghiệm đã có những chuyển biến tích cực. Bác sĩ người Mỹ Kent Brantly, bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus Ebola được điều trị ở Mỹ đang có những chuyển biến tích cực về sức khỏe, sau khi được chuyển tới Bệnh...