Tin thế giới : Nguyên tắc cơ bản trong cuộc gặp Putin- Kim Jong Un
Sự tiếp xúc giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ được xây dựng chủ yếu dựa trên các nguyên tắc cân nhắc lợi ích lẫn nhau.
Cảm tình cá nhân chỉ có thể giúp hai bên hiểu biểu nhau tốt hơn, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov nói với các phóng viên .
“Cảm tình cá nhân chỉ có thể giúp phần nào chứ không đảm bảo sự hiểu biết hoàn toàn, điều chính yếu vẫn là sự cân nhắc lợi ích của nhau và tin tưởng lẫn nhau. Chính các nguyên tắc này sẽ là cơ sở xây dựng truyền thông giữa hai bên để bàn bạc về những vấn đề mà cả hai bên quan tâm. Liên quan tới cảm tình cá nhân, chúng ta sẽ chờ xem. Tổng thống Nga sẽ gặp ông Kim Jong-un và chúng ta hãy chờ kết quả gặp gỡ của họ”, ông Peskov trả lời câu hỏi của các nhà báo về việc, liệu trong quá trình đàm phán có xuất hiện bầu không khí và cảm tình riêng lẫn nhau như tại cuộc gặp của nhà lãnh đạo Triều Tiên với Tổng thống Mỹ Donald Trump hay không.
Trước đó, bộ phận báo chí Kremlin thông báo rằng Tổng thống Liên bang Nga và lãnh đạo CHDCND Triều Tiên sẽ tổ chức một cuộc họp tại Nga trước cuối tháng này. Theo hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, hội nghị thượng đỉnh nhiều khả năng sẽ diễn ra tại Vladivostok.
Video đang HOT
Theo Danviet
Giải Nobel hòa bình trước giờ G: Ông Kim Jong-un hay ông Donald Trump?
Tên người giành giải Nobel Hòa bình 2018 sẽ được công bố tại Oslo, Na-Uy ngày 5/10.
Theo Guardian, người chiến thắng giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2018 dự kiến sẽ được gọi tên ngày 5/10 tại Oslo. Danh sách ứng viên không được ủy ban trao giải công khai, dù vậy có nhiều đồn đoán về những cái tên có thể sở hữu giải thưởng danh giá này.
Ông Kim Jong-un và ông Donald Trump là hai nhân vật được bàn tới nhiều trước thềm trao giải Nobel Hòa bình 2018. (Ảnh: Getty)
Có tất cả 331 đề cử thuộc về 216 cá nhân và 115 tổ chức cho giải Nobel Hòa bình, Ủy ban Nobel cho biết. Quá trình chọn lựa diễn ra vô cùng bí mật, nhưng có một số nhân vật giành được sự quan tâm và cả tranh cãi lớn từ cộng đồng:
Ông Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in
Lãnh đạo Triều Tiên - Hàn Quốc khởi động lại các cuộc đàm phán từ đầu năm 2018, khiến tình hình căng thẳng trên bán đảo giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, theo The Guardian. Đặc biệt, chỉ một năm trước đó, Triều Tiên và Mỹ vẫn còn đang chìm trong những phát ngôn hung hăng đe dọa về nguy cơ chiến tranh. Ông Kim Jong-un và ông Moon Jae-in đã tổ chức 3 hội nghị thượng đỉnh lịch sử trong năm 2018, sau nhiều năm chính sách của Hàn Quốc đối với Triều Tiên được đánh giá là thù địch.
Ông Donald Trump
Tổng thống Mỹ nhiều lần khẳng định công sức của mình góp phần tạo nên bầu không khí tích cực trên bán đảo Triều Tiên khi ông trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên bắt tay lãnh đạo Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh Singapore hồi tháng 6. Diễn biến hoàn toàn trái ngược với những lời đe dọa năm 2017 về "hỏa lực và phẫn nộ" mà Mỹ có thể khiến Triều Tiên phải đối mặt vì chương trình hạt nhân và tên lửa. Ông Trump đã được một nhóm nhà chính sách đảng Cộng hòa đề cử hồi tháng 5 với "những việc làm góp phần kết thúc Chiến tranh Triều Tiên, phi hạt nhân hóa bán đảo và đem hòa bình đến khu vực".
Bà Angela Merkel
Thủ tướng Đức đã chào đón hàng trăm nghìn người tị nạn Syria đến Đức trong khi đối mặt với những phản ứng chính trị tiêu cực trong nước. Bà đã được trao một giải thưởng hòa bình của Saint Francis năm 2018 với "đóng góp trong quá trình hòa giải và chung sống hòa bình giữa mọi người".
Những cái tên khác
Denis Mukwege, một bác sĩ phụ khoa thực hiện chiến dịch chống lại bạo lực tình dục cũng là một ứng cử viên khác cho giải thưởng, theo Guardian. Bên cạnh đó là Raif Badawi, một blogger Ả Rập Xê Út, được quốc vương miêu tả như đại diện cho lực lượng tự do hóa; ACLU, tổ chức đi đầu trong việc thách thức các chính sách của Tổng thống Trump như chia tách các gia đình nhập cư hay cấm du lịch; cựu lãnh đạo xứ Catalan Carles Puigdemont; Thủ tướng Anh Theresa May và chính trị gia Jeremy Corbyn.
(Nguồn: The Guardian)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Triều Tiên có thể tham khảo bài học hàn gắn quan hệ Việt-Mỹ Nhân dịp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un thăm hữu nghị chính thức Việt Nam và dự thượng đỉnh lần hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27-28/2, phía Triều Tiên có thể tham khảo bài học hàn gắn quan hệ Việt-Mỹ sau chiến tranh cũng như mô hình phát triển của Việt Nam, một số chuyên gia trong và ngoài...