Tin thế giới: Iran cho tàu giả làm chiến hạm Mỹ, Anh để làm điều này
Các tàu Iran đóng giả làm chiến hạm của Mỹ hoặc Anh rồi can thiệp vào GPS của các tàu chở dầu để họ dễ dàng bắt giữ, Daily Mail dẫn c ảnh báo của các quan chức Mỹ trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng ở vùng Vịnh.
Vệ binh Cách mạng Iran lái tàu cao tốc gần cảng Bandar Abbas nơi tàu dầu Anh Stena Impero đang bị “giam giữ” sau khi bị bắt.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran bị cáo buộc là đang gửi tín hiệu giả cho các tàu buôn nhằm dẫn các tàu này đi lạc vào vùng biển Iran.
Khi đó, các lực lượng quân sự Iran sẽ lợi dụng sự xâm phạm lãnh hải một cách vô tình này để bắt giữ các con tàu.
Cục Hàng hải của Bộ Giao thông Vận tải Mỹ đã đưa ra cảnh báo mới đối với việc vận chuyển thương mại qua Eo biển Hormuz và Vịnh Ba Tư.
Một quan chức quốc phòng Mỹ cũng tiết lộ với CNN rằng, Iran đã lắp đặt các thiết bị gây nhiễu GPS trên đảo Abu Musa do nước này kiểm soát, nằm ở vịnh Ba Tư gần lối vào eo biển Hormuz để phá hoại các hệ thống dẫn đường của tàu buôn và thậm chí cả máy bay của Mỹ và các đồng minh của nước này.
Video đang HOT
Cục Hàng hải Mỹ cảnh báo rằng đã có báo cáo về “các thực thể không xác định giả mạo là tàu chiến của Mỹ hoặc liên minh”.
Ngoài ra, cũng có báo cáo về việc các tàu quân sự của Iran gửi tín hiệu giả đến Hệ thống nhận dạng tự động (AIS) của các tàu để ngụy trang tàu chiến của họ là tàu thương mại.
Trước đó, Iran bị cáo buộc phát tín hiệu giả cho tàu dầu Stena Impero treo cờ Anh khiến tàu này đi lạc vào vùng biển Iran và bị bắt giữ.
Tuần trước, Iran bắt thêm tàu chở dầu nước ngoài thứ ba trong vòng một tháng. Đây là một tàu Iraq bị cáo buộc là ‘buôn lậu”.
Vụ bắt giữ diễn ra hai tuần sau khi các lực lượng Anh bắt giữ một tàu chở dầu của Iran gần Gibraltar với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt đối với Syria bất chấp sự phản đối của Tehran.
Theo Danviet
Bị đồng minh tạt gáo nước lạnh, Mỹ đang mất uy thế?
Đức đã thẳng thừng bác bỏ lời kêu gọi cũng như áp lực từ Mỹ đòi đồng minh phải điều tàu chiến đến vùng Vịnh Persian để bảo vệ các thuyền qua lại khu vực sau khi xảy ra vụ Iran bắt giữ tàu chở dầu của Anh.
Chiến hạm của Anh
Phó Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây đã công khai xác nhận rằng Đức sẽ không tham gia lực lượng hải quân đặc nhiệm do Mỹ dẫn đầu đến làm nhiệm vụ ở vùng Vịnh Persian.
Ông Scholz, người đang thay thế cho nữ Thủ tướng Angela Merkel khi bà này đang trong kì nghỉ, đã cảnh báo về viễn cảnh thế giới "rơi vào một cuộc xung đột lớn hơn rất nhiều".
"Chúng tôi muốn thảo luận với những đối tác Pháp và Anh ở Châu Âu để tìm cách giải quyết tình hình, nhưng không có cuộc thảo luận nào về vấn đề đưa tàu chiến đi làm nhiệm vụ như đề xuất được đưa ra" từ phía Mỹ, Phó Thủ tướng Đức cho hay.
Mỹ đang kêu gọi, thúc giục các đồng minh thiết lập một lực lượng đặc nhiệm chung với sự tham gia của chiến hạm các nước đến vùng Vịnh Persian để bảo vệ các tàu thuyền qua lại khu vực sau khi xảy ra vụ Iran bắt giữ tàu chở dầu Impero của Anh ở Eo biển Hormuz hồi tháng trước. Tàu chở dầu này vẫn đang nằm trong tay Iran. Chỉ huy của chiếc tàu chiến Anh đang hộ tống các con tàu mang cờ Anh hoạt động ở vùng Vịnh Persian hôm qua phát biểu rằng Tehran dường như đang thử thách sự quyết tâm của Hải quân Hoàng gia Anh.
"Người Iran dường như luôn thích thử thách ý chí và phản ứng của chúng tôi," ông William King - Chỉ huy của tàu HMS Montrose, cho biết đồng thời nói thêm rằng trong hơn 27 ngày tuần tra khu vực ông đã trải qua 85 lần "chạm trán với các lực lượng của Iran".
Tuần trước, Đức được cho là đã không chấp thuận lời kêu gọi tham gia vào lực lượng đặc nhiệm của Mỹ nói trên nhưng đây là lần đầu tiên chính phủ Đức công khai tuyên bố về sự từ chối của họ. Ông Scholz giải thích rằng một lực lượng đặc nhiệm trên biển sẽ là một động thái "lo xa", và rằng ưu tiên của Đức là ngăn chặn căng thẳng leo thang ở vùng Vịnh.
"Điều tệ nhất sẽ là một cuộc xung đột vũ trang thực sự. Lúc đó, hoạt động vận tải qua khu vực sẽ bị đặt vào tình trạng nguy hiểm thực sự," vị quan chức cấp cao của Đức cảnh báo.
Ông Scholz - lãnh đạo của đảng đối tác chính trong liên minh chính phủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã bác bỏ thông tin cho rằng chính phủ Đức bị chia rẽ trước đề xuất của Mỹ. Đảng Dân chủ Xã hội theo cánh tả của ông Scholz có truyền thống phản đối việc Đức tham gia vào các chiến dịch quân sự ở nước ngoài, trong khi Đảng Dân chủ Thiên chúa của bà Merkel có vẻ cởi mở hơn với vấn đề này.
Tuy nhiên, trong trường hợp này thì chính phủ của Thủ tướng Merkel được tin là cũng không sẵn lòng để lực lượng quân sự của Đức tham gia vào lực lượng đặc nhiệm trên biển vì e ngại viễn cảnh xảy ra một vụ việc mà ở đó những lực lượng theo đường lối cứng rắn, diều hâu có thể lấy làm cớ để phát động một cuộc chiến tranh với Iran.
Cùng với Anh và Pháp, Đức luôn nhiệt tình trong việc "cứu vãn" thỏa thuận hạt nhân mà ông Barack Obama đã kí với Iran nhưng bị ông Trump phá bỏ hồi năm ngoái.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Đức vốn đang có khúc mắc khi Berlin trong những năm gần đây phải gánh chịu áp lực gay gắt từ phía Tổng thống Trump về việc phải tăng chi tiêu quân sự. Tổng thống Trump liên tục chỉ trích gay gắt nền kinh tế lớn nhất Châu Âu về việc không thực hiện nghiêm túc cam kết chi ra 2% GDP cho quốc phòng.
Kể từ khi ông Trump lên cầm quyền, mối quan hệ giữa Mỹ với Đức nói riêng và giữa Mỹ với Châu Âu nói chung không còn hòa thuận và thân thiết như trước.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Đồng minh thân cận dội gáo nước lạnh vào lời mời tham gia liên minh chống Iran của Mỹ Bất chấp lời kêu gọi của Mỹ, Đức từ chối tham gia liên minh hàng hải trên vịnh Ba Tư nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ Iran. Trong thông báo của Bộ Ngoại giao Đức, Berlin xác nhận Mỹ chính thức đề nghị Đức cùng với Anh và Pháp tham gia vào một liên minh hàng hải nhằm đảm bảo an ninh...