Tin thế giới: 14.000 lính Mỹ đang vây quanh Triều Tiên
Khoảng 14.000 lính thuộc lực lượng hải quân Mỹ và Nhật Bản đang bao quanh một hòn đảo ở Nhật Bản, sẵn sàng cho mọi tình huống khi Triều Tiên tiếp tục đe dọa chiến tranh với phương Tây.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ đã đến Okinawa với các tàu khu trục USS Stethem, USS Chafee và USS Mustin. 14.000 lính Mỹ sẽ tham gia vào các cuộc tập trận với đối tác Nhật Bản. Tiêm kích F / A-18 Hornets và Super Hornet từ Không quân Carrier Air Wing (CVW) dự kiến cũng sẽ tham gia. Thủy quân lục chiến và sĩ quan hải quân sẽ tham gia vào các cuộc thử nghiệm bắn, bay lượn và chiến đấu để bảo đảm rằng họ sẵn sàng cho tình huống quân sự với Triều Tiên.
Đội tuần tra và trinh sát hàng hải được huấn luyện cao sẽ dành 10 ngày trong khu vực, trong một hành động có thể sẽ khiến Triều Tiên tức giận.
USS Ronald Reagan (CVN-76) là một siêu hàng không mẫu hạm thuộc kowps Tàu sâ bay lớp Nitmitz chạy bằng lò phản ứng hạt nhân năng lượng hạt nhân. Nó là chiến hạm thứ 9 của lớp Nimitz được đóng và được đặt theo tên của Tổng thống thứ 40 tại Mỹ Ronald Reagan. Vào buổi lễ xuất xưởng vào năm 2001, nó là con tàu đầu tiên được đặt theo tên của một vị cựu tổng thống vẫn sống. Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) được hạ thủy vào tháng 7.2003, trị giá 8,5 tỷ USD.
Tàu sân bay này là một phần quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ. Tàu sân bay USS Ronald Reagan có một đội không quân bao gồm các tàu chiến, máy bay chiến đấu và phi hành đoàn có khả năng chiến đấu hiệu quả và linh hoạt nhất trên thế giới.
Video đang HOT
Dài 332m, sức chứa 4.539 người, tàu USS Ronald Reagan được ví như một pháo đài bay trên biển, luôn trong tư thế sẵn sàng tác chiến với dàn máy bay chiến đấu và tàu hộ tống hiện đại nhất của Mỹ.
Mỗi khi thực hiện nhiệm vụ, USS Ronald Reagan mang trên mình khoảng 90 máy bay chiến đấu các loại, trong đó tiêm kích hạm F/A-18 Hornet, với khả năng tác chiến cơ động và linh hoạt, được ví như trái tim của cả đội bay. F/A-18 Hornet có tốc độ tối đa 1.200 và mang một loạt các tên lửa không đối không siêu tiêu cực. Những chiếc Hornet từ USS Ronald Reagan có thể vượt qua Bình Nhưỡng trong vòng chưa tới 30 phút.
Khả năng của Mỹ để triển khai một hạm đội khổng lồ, đầy vũ khí đáng sợ sẽ đưa ra một tín hiệu mạnh mẽ cho Triều Tiên khi nhà lãnh đạo Kim Jong-Un từ chối chấm dứt chương trình hạt nhân của mình.
Các cuộc tập trận quân sự gần đây đã làm phía Triều Tiên nổi giận. Cuộc tập trận song phương giữa Mỹ và Nhật Bản kéo dài 10 ngày diễn ra khi các cuộc thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên không cho thấy dấu hiệu chậm lại. Các cuộc tập trận bắt đầu vào thứ Năm ở Okinawa, một tên lửa đã được phóng lên, theo trang Express.
Vào Chủ Nhật 17.12, tàu chiến lớn nhất của Nhật đã tham gia tập trận mô phỏng chiến tranh với máy bay ném bom B-1B Lancer của Không lực Hoa Kỳ. Chiếc máy bay phản lực công nghệ cao bay từ căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam thuộc Thái Bình Dương của Mỹ, cùng với 6 chiếc F-35, 4 chiếc F-18 và một chiếc máy bay chở dầu từ các căn cứ của Mỹ ở Nhật. Không quân Nhật đã phái 4 máy bay phản lực F-15 và một máy bay tuần tra, Bộ Quốc phòng Tự vệ của Không quân Nhật (ASDF) cũng cho biết.
Trung Quốc và Nga đã đề xuất rằng Mỹ và Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận quân sự lớn trong khu vực để đổi lấy Triều Tiên tạm dừng các chương trình vũ khí của họ.
Trong khi đó, hãng thông tấn Yonhap dẫn nhiều nguồn tin quân sự ngày 17.12 cho biết các lực lượng của Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành một cuộc diễn tập chung từ ngày 12 đến 15.12, giả định tình huống thâm nhập Triều Tiên và loại bỏ các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt trong trường hợp nổ ra xung đột.
Hoạt động diễn tập này mang tên “Cuộc tấn công của chiến binh” được tiến hành tại căn cứ Stanley nằm ở phía Bắc của thủ đô Seoul và nhiều nơi khác, với sự tham gia của hàng trăm binh sĩ của cả hai bên. Nhiều sĩ quan cấp cao của cả hai bên như Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc Jung Kyung-doo và Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc Vincent K. Brooks đã tới căn cứ Stanley và quan sát hoạt động này.
Theo Danviet
Tin thế giới: Đặc vụ chợ đen Triều Tiên, ai khơi mào cuộc chiến sinh học
Một người đàn ông đã bị bắt ở Sydney, Australia vì bị cáo buộc làm một đặc vụ chợ đen để bán những thiết bị tên lửa và than đá thay mặt cho Triều Tiên.
Cảnh sát Liên bang Australia nói họ có bằng chứng cho thấy Chan Han Choi đã liên lạc với "các quan chức cao cấp ở Triều Tiên." Các nhà điều tra tin rằng nghi phạm 59 tuổi này, sinh ra ở Hàn Quốc nhưng đã sống ở Australia suốt hơn 30 năm qua, là một "đặc vụ trung thành" của Bình Nhưỡng.
Chan đã bị bắt tại nhà của ông ta ở ngoại ô Sydney ngày 17.12. Ông ta bị buộc tội tìm cách bán phần mềm hướng dẫn cho những tên lửa đạn đạo cũng như chuyên môn quân sự của Triều Tiên cho những người mua nước ngoài. Nhà chức trách cho biết những vụ mua bán này có thể có giá "hàng chục triệu USD" và cáo buộc ông ta vi phạm cả chế tài của Liên Hợp Quốc lẫn của Australia.
"Chúng tôi tin rằng người đàn ông này đã tham gia bàn bạc về việc bán những thiết bị tên lửa từ Triều Tiên cho các thực thể khác ở nước ngoài như là một nỗ lực khác để cố gắng đem về doanh thu cho chính phủ Triều Tiên, một lần nữa vi phạm các chế tài," Neil Gaughan, Trợ lý Cảnh sát trưởng Cảnh sát Liên bang Australia, nói. "Hiện các thiết bị tên lửa thực sự hỗ trợ trong việc hướng dẫn các tên lửa đạn đạo. Vì hoạt động này, người đàn ông này đối mặt với cáo buộc chống lại Đạo luật Vũ khí Hủy diệt Hàng loạt của Khối Thịnh vượng chung."
Vụ truy tố ông Chan là vụ đầu tiên tại Australia. Ông ta sẽ đối mặt với bản án 10 năm tù giam nếu bị kết án. Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull nói rằng điều thiết yếu là các chế tài nhắm vào Triều Tiên phải được thi hành.
Trong khi đó, một bản chiến lược an ninh quốc gia dự kiến được Tổng thống Donald Trump công bố ngày 18.12, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tuyên bố những cam kết bảo vệ cơ sở hạ tầng của Mỹ trước các cuộc tấn công mạng. Ngoài ra, văn bản này sẽ liệt Triều Tiên, Iran và các nhóm phiến quân Hồi giáo là các mối đe dọa đối với lợi ích của Mỹ, đồng thời liệt Triều Tiên là "quốc gia tìm cách khơi mào cuộc chiến sinh học".
Theo số liệu vừa được công bố, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập kỷ lục trong năm 2017 khi triển khai các đội đặc nhiệm tại 149 quốc gia trong năm nay, tăng 150% so với thời chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush. Sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng cường an ninh bằng cách trao thêm quyền các chỉ huy quân đội tại các khu vực xung đột, như Yemen và Somalia, để tiến hành các chiến dịch tấn công mà không cần xin phép Lầu Năm Góc.
Trong 6 tháng đầu tiên dưới thời ông Trump, Lực lượng Tác chiến đặc biệt (SOCOM) đã triển khai các nhiệm vụ tác chiến cao gấp 5 lần so với 6 tháng cuối nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tư lệnh Bộ chỉ huy SOCOM, Tướng Raymond Thomas gần đây tuyên bố: "Chúng tôi hoạt động và chiến đấu ở mọi nơi trên khắp thế giới. Chúng tôi đang tham gia tích cực vào 'không gian chiến đấu'". Vị tướng này còn khẳng định rằng các lực lượng Mỹ có khả năng phối hợp và hỗ trợ các chiến dịch và tác chiến trên toàn thế giới.
Theo Danviet
Tin thế giới: TQ bị đe doạ, Mỹ rối bời, Triều Tiên có bất ngờ về hạt nhân Viện Nghiên cứu Chính sách Asan của Hàn Quốc ngày 15.12 đã đưa ra dự đoán rằng vào năm tới Triều Tiên có thể sẽ có những quyết định bất ngờ liên quan đến vũ khí hạt nhân của nước này. Triều Tiên được cho là sẽ phải nhượng bộ về vũ khí hạt nhân năm 2018. Hãng tin Yonhapnews dẫn nguồn dự...