Tin tặc và Biển Đông là chủ đề chính của hội đàm Mỹ Trung
Trong hai ngày 9-10/7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến Bắc Kinh tham dự một hội nghị thường niên với Trung Quốc.
Nhân dịp này, hai bên sẽ thảo luận về rất nhiều chủ đề, trong đó có vấn đề tin tặc Trung Quốc đánh cắp dữ liệu để phục vụ cho các công ty Trung Quốc và tình hình căng thẳng hiện nay do tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các láng giềng, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Ngoại trưởng Kerry được cho là sẽ hối thúc Trung Quốc đấu tranh chống nạn tin tặc.
Đài RFI hôm 2/7 dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Thái Bình Dương Daniel Russel xác định rằng nhân cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung, Ngoại trưởng Kerry sẽ thúc giục Bắc Kinh cố gắng đấu tranh chống nạn tin tặc do thám thông tin và đánh cắp dữ liệu để phục vụ cho các tập đoàn nhà nước Trung Quốc.
Video đang HOT
Tháng 5/2014, Mỹ đã truy tố 5 sĩ quan Trung Quốc về các tội danh tin tặc và gián điệp kinh tế. Để trả đũa, Bắc Kinh đã rút khỏi một nhóm công tác hỗn hợp về an ninh mạng. Tuy nhiên theo ông Russel, Ngoại trưởng Mỹ sẽ gợi lại vấn đề tin tặc nhân các cuộc tiếp xúc vào tuần tới với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc đặc trách ngoại giao Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Vương Nghị.
Trong vấn đề ngoại giao, tình trạng quan hệ không suôn sẻ, thậm chí tồi tệ giữa Trung Quốc và các láng giềng châu Á cũng sẽ nằm trong chương trình thảo luận giữa Ngoại trưởng Kerry và các quan chức Trung Quốc. Nhân dịp đó, phía Mỹ sẽ bày tỏ rõ quan điểm của mình.
Theo Vietnam
Mỹ-Trung sắp hội đàm cấp cao về tình hình biển Đông
Mỹ sẽ đưa ra quan điểm về các hành động gần đây của Trung Quốc trên biển Đông tại Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung diễn ra tuần tới ở thủ đô Bắc Kinh.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel - Ảnh: Trường Sơn
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel ngày 2.7 cho biết Washington sẽ "bày tỏ một số quan điểm của chúng tôi về các bước mà Trung Quốc và các quốc gia có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông cần tiến hành nhằm làm hạ nhiệt tình hình, giảm nguy cơ dẫn đến khủng hoảng", theo AFP.
Từ đầu tháng 5, Trung Quốc đã hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương -981 trong vùng biển Việt Nam. Tàu Trung Quốc còn hung hăng đâm húc và đâm chìm các tàu Việt Nam tại khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan.
Vào cuối tháng 6, Bắc Kinh còn ngang ngược phát hành tấm bản đồ dọc, trong đó thể hiện "đường 10 đoạn" (trước đây là đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò), nuốt trọn gần hết biển Đông và một bang của Ấn Độ. Ấn Độ, Philippines và Mỹ đã lên tiếng phản đối tấm bản đồ phi lý này.
Mỹ và Trung Quốc gần đây hục hặc sau vụ Bộ Tư pháp Mỹ hồi 19.5 tuyên bố 5 tin tặc thuộc quân đội Trung Quốc bị truy tố tội do thám mạng 6 công ty Mỹ hoạt động trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, sản xuất kim loại và các sản phẩm năng lượng mặt trời.
Chủ đề trên dự kiến cũng sẽ được thảo luận trong cuộc đối thoại cấp cao sắp tới.
Về phía Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew và Ngoại trưởng John Kerry sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu đến dự cuộc đối thoại, diễn ra trong hai ngày 9-10.7 ở thủ đô Bắc Kinh.
Quan chức hai bên cũng sẽ có những buổi hội đàm bàn thảo về vấn đề Triều Tiên, biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường, theo AFP.
Theo TNO
Lý do để Mỹ và Trung Quốc xảy ra chiến tranh (1) Tình hình địa-chính trị phức tạp trên trường quốc tế ngày một đốt nóng cuộc đối đầu giữa phương Đông và phương Tây. Giáo sư Michael Vlahos tin rằng, chiến tranh giữa Mỹ-Trung đang phát triển nhanh chóng về kinh tế và chính trị gần như là tất yếu. Trong bài phân tích đăng trên tạp chí The National Interest với tiêu đề...