Tin tặc Trung Quốc tấn công mạng các cơ quan chính quyền Hồng Kông
Đặc khu Hồng Kông (TQ) chuẩn bị tổ chức bầu cử Hội đồng lập pháp vào ngày 4.9 tới. Một công ty an ninh mạng của Mỹ khẳng định tin tặc từ Trung Quốc đại lục đã tấn công vào mạng các cơ quan chính quyền ở Hồng Kông trong thời gian chuẩn bị bầu cử.
Ngày 2.9, Công ty an ninh Mỹ FireEye thông báo một nhóm tin tặc ở Trung Quốc đại lục đã tấn công mạng các cơ quan chính quyền tại Hồng Kông từ đầu tháng 8. Cuộc tấn công diễn ra khi đặc khu Hồng Kông chuẩn bị tổ chức bầu cử Hội đồng lập pháp vào ngày 4.9.
Nhóm tin tặc mang tên APT3 đã bị công ty FireEye theo dõi từ năm 2011. Trong vụ tấn công nói trên, đã có ít nhất hai cơ quan chính quyền bị chúng xâm nhập mạng.
Một trong những cách mà nhóm tin tặc APT3 dùng để tấn công là gửi một thư điện tử tự xưng là báo cáo bầu cử, trong thư điện tử có chứa một liên kết dẫn đến phần mềm độc hại.
Giới chức Hồng Kông đã xác nhận thông tin bị tin tặc tấn công và cho biết “các biện pháp an ninh liên quan đã được áp dụng để ngăn chặn cácthư điện tử đáng ngờ”.
Video đang HOT
FireEye hiện vẫn chưa xác định được dữ liệu nào đã bị thu thập và cơ quan cụ thể nào đã bị tấn công.
Cuộc tấn công của nhóm tin tặc đại lục diễn ra khi Hồng Kông chuẩn bị tiến hành bầu cử Hội đồng lập pháp – Ảnh: South China Morning Post
Ông Bryce Boland, Giám đốc công nghệ khu vực châu Á-Thái Bình Dương của FireEye tin chắc rằng nhóm tin tặc APT3 được chính quyền Bắc Kinh tài trợ. Ông nói: “Thông thường khi một chính phủ tấn công mạng vào một chính quyền khác thì chính là để thu thập thông tin tình báo và cố gắng truy cập vào những thông tin mà họ không thể có được bằng các phương thức khác”.
Ông giải thích: “Có rất nhiều cuộc bàn luận, rất nhiều điều không chắc chắn về tương lai chính trị ở Hồng Kông. Tôi nghĩ rằng họ đang cố có được một bức tranh rõ ràng hơn về những gì đang diễn ra bên trong các cơ quan nhà nước này”.
Ông Boland cũng cho biết số lượng các vụ tấn công tương tự đã tăng kể từ khi tại Hồng Kông diễn ra hàng loạt cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ mang tên “Cách mạng dù” năm 2014. Sau khi Cách mạng dù kết thúc, nhiều nhà hoạt động vẫn lên tiếng kêu gọi dân chủ cho Hồng Kông.
Cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp vào ngày 4.9 tới là cuộc bầu cử quan trọng nhất sau Cách mạng dù.
Theo Một Thế Giới
Quốc phòng Nga mồi của tin tặc Trung Quốc
Phương Tây vốn coi Nga là "sát thủ săn mồi" trên mạng nhưng thực ra chính xứ sở được mệnh danh là "vua thế giới ảo" này lại đang là mục tiêu ngày càng nhiều của tin tặc Trung Quốc.
Theo công ty an ninh mạng trực tuyến Kaspersky Lab (Nga), số vụ tấn công của tin tặc từ Trung Quốc vào các ngành công nghiệp mũi nhọn của Nga như quốc phòng, năng lượng hạt nhân và hàng không đã tăng gần gấp 3 lần, lên tới 194 vụ trong 7 tháng đầu năm 2016 so với 72 vụ trong năm 2015. Công ty an ninh mạng Proofpoint của Mỹ cũng công bố báo cáo cho thấy sự gia tăng rõ rệt của các vụ tấn công mạng từ Trung Quốc nhằm vào Nga.
Trang Bloomberg hôm 26-8 dẫn lời ông Alexander Gostev, chuyên gia an ninh trưởng của Kaspersky Lab, nói rằng các vụ xâm nhập mạng từ Trung Quốc vẫn tiếp diễn dù quan hệ hữu nghị giữa Bắc Kinh và Moscow đang được thúc đẩy hơn bao giờ hết và thậm chí giữa 2 chính phủ đã có một hiệp định chính thức về an ninh mạng, hợp tác và không gây hấn từ năm ngoái.
Ông cho biết cộng đồng chuyên gia tin rằng những cuộc tấn công mạng hoặc có sự tài trợ hoặc chấp thuận của các cơ quan chính phủ Trung Quốc và trong một số trường hợp do các tin tặc quân đội tiến hành. Mục tiêu của họ là do thám trên mạng, không phải trục lợi tài chính.
Trụ sở của Đơn vị 61398 được cho là đội quân gián điệp mạng bí mật của quân đội Trung Quốc Ảnh: REUTERS
Cũng theo vị chuyên gia an ninh mạng số 1 của Kaspersky Lab, các hoạt động đen tối nhằm vào Nga nói trên gia tăng sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama ký thỏa thuận cam kết không tiến hành các hoạt động gián điệp kinh tế trên không gian mạng hồi tháng 9-2015. Báo cáo từ công ty an ninh máy tính FireEye Inc. (Mỹ) hồi tháng 6 vừa qua cho thấy các vụ tấn công nhằm vào Mỹ từ các nhóm tin tặc Trung Quốc giảm mạnh trong 1 năm qua.
Theo Bloomberg, cơ quan quản lý không gian mạng CAC trực thuộc nhà nước của Trung Quốc không đưa ra bất cứ phản hồi nào khi được hỏi về những vụ tấn công do Kaspersky Lab công bố. Các phần mềm độc hại sử dụng trong các vụ tấn công này bao gồm hơn 50 nhóm virus trojan và chúng đã xâm nhập 35 công ty và cơ quan nghiên cứu trong năm nay, theo ước tính của Kaspersky Lab. Trong số đó có 7 doanh nghiệp quân sự chuyên về tên lửa, radar và công nghệ hải quân, 5 bộ trong chính phủ, 4 doanh nghiệp hàng không và 2 công ty liên quan tới công nghiệp hạt nhân. "Hầu hết cơ quan trong ngành quốc phòng Nga đã bị tấn công bởi các nhóm Trung Quốc gần đây và đều mất thông tin" - ông Gostev nhấn mạnh.
Bộ Quốc phòng và Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đang tính toán các biện pháp đối phó NetTraveler - một loại trojan dính líu tới Trung Quốc được sử dụng để do thám các nhà sản xuất vũ khí và đe dọa an ninh quốc gia, tạp chí SC đưa tin hồi tháng 6. Tạp chí này tiết lộ hãng sản xuất xe tăng Uralvagonzavod và Russian Helicopters nằm trong số các "con mồi" của tin tặc Trung Quốc.
Theo Người Lao Động
Gián điệp mạng Trung Quốc lộng hành toàn cầu Washington cảnh báo gián điệp mạng Trung Quốc có thể đánh cắp thông tin một cách tinh vi từ máy tính chính phủ, công ty của Mỹ và các nước, gây ra nhiều rủi ro. Ảnh minh họa: AFP Khoảng một năm trước, Trung Quốc và Mỹ chính thức đồng ý không tiến hành hoặc cố ý hỗ trợ các hành vi trộm...