Tin tặc Trung Quốc ‘nẫng’ cả kho dữ liệu siêu cơ Mỹ
Business Insider đưa tin một người Trung Quốc đã bị bắt ở Canada theo yêu cầu của Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vì tình nghi có liên quan tới vụ tấn công vào các mạng lưới của hàng loạt nhà thầu quốc phòng và đánh cắp kho dữ liệu khổng lồ tình báo quân sự của Mỹ.
Theo đó, Mỹ tình nghi Su Bin và hai đồng phạm khác ở Trung Quốc đột nhập vào mạng lưới nội bộ của hãng Boeing và các mạng lưới nhà thầu quốc phòng khác ở Mỹ và châu Âu từ năm 2009 đến 2013.
Chiến cơ tàng hình thế hệ thứ năm của Mỹ F-22. Ảnh: Wiki
Trong một thư điện tử gửi cho hai đồng phạm, Bin nói rằng y muốn giúp Trung Quốc “dễ dàng đứng trên vai những người khổng lồ khác”.
Bin bị nghi là đã đánh cắp dữ liệu trong 32 dự án khác của Mỹ, trong đó gồm có dữ liệu liên quan tới các siêu cơ đình đám của Mỹ thế hệ thứ năm là F-22 và F-35, cũng như máy bay chở hàng C-17 của Boeing.
Video đang HOT
Dữ liệu đã chuyển ngữ sang tiếng Trung của tài liệu được cho là đánh cắp về chiếc siêu cơ F-35 của Mỹ. Ảnh: BI
Các nhà chức trách của Mỹ tin rằng Bin và đồng phạm đã tìm cách bán thông tin tình báo này cho các công ty quốc doanh của Trung Quốc.
Theo đơn kiện của đặc vụ Noel A. Neeman của FBI, Bin đã đánh cắp 220 megabyte dữ liệu liên quan tới chiếc siêu cơ tàng hình F-22 và 65 gigabytes dữ liệu về C-17.
Đây không phải lần đầu tiên các tin tặc có liên quan tới Trung Quốc bị cáo buộc đánh cắp các tài liệu quân sự nhạy cảm.
Mới đây, một kỹ sư gốc Hoa tại Mỹ đã bị kết tội vì đánh cắp công nghệ nhuộm trắng và bán lại cho doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc.
Lê Thu (Theo VNN)
RFI: Đối thoại chiến lược với Bắc Kinh: Mỹ lên án tin tặc Trung Quốc
Hôm 10/09/2014, ngày thứ hai của cuộc đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung lần thứ sáu, Ngoại trưởng John Kerry lên án các cuộc tấn công tin học từ Trung Quốc nhắm vào các doanh nghiệp Mỹ, đe dọa khả năng cạnh tranh của kinh tế Hoa Kỳ.
Theo giới quan sát, Bắc Kinh và Washington không đạt được bước tiến đáng kể nào trong vấn đề gián điệp tin học, hồ sơ hàng đầu của cuộc đối thoại chiến lược lần này. Trong khi đó, báo New York Times hôm nay loan tin tin tặc Trung Quốc lần đầu tiên xâm nhập được vào kho dữ liệu tin học quốc gia, có chứa thông tin về tất cả các viên chức của chính quyền liên bang.
Trong phát biểu sau một phiên họp với đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Hoa Kỳ khẳng định việc đánh cắp sở hữu trí tuệ do tin tặc giống như dội nước lạnh vào khả năng cách tân và đầu tư , các hoạt động tin tặc gây thiệt hại cho nền kinh tế chúng tôi và đe dọa khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ .
Quan hệ Mỹ-Trung xấu đi hồi tháng 5/2014, sau khi tư pháp Hoa Kỳ truy tố năm sĩ quan Trung Quốc vì tội tin tặc và gián điệp kinh tế. Bắc Kinh trả đũa bằng cách rút khỏi nhóm làm việc chung về an toàn tin học. Chính quyền Bắc Kinh liên tục chỉ trích Washington đạo đức giả , và khẳng định bản thân Trung Quốc cũng là nạn nhân của tin tặc, đồng thời lên án mạng lưới gián điệp mạng rộng lớn của tình báo Mỹ.
Ngoại trưởng John Kerry phát biểu trong cuộc Đối thoại Chiến lược tại Bắc Kinh, ngày 10/07/2014
Về thông tin, các tin tặc Trung Quốc xâm nhập vào cơ sở dữ liệu của chính quyền trung ương Hoa Kỳ, tờ New York Times hôm nay nhận định, từ lâu nay, tin tặc Trung Quốc đã nhiều lần mưu toan xâm nhập vào các máy tính của chính quyền Mỹ, nhưng không thành công. Đây là lần đầu tiên, các tin tặc đã mở được một cánh cửa, truy cập được các tập tin do cơ quan quản lý nhân sự Mỹ (The Office of Personnel Management) lưu trữ. Tờ New York Times cho biết rõ các tập tin nói trên có chứa nhiều thông tin cá nhân và riêng tư của các viên chức, như công việc làm trước đây, các tiếp xúc với nước ngoài, thông tin về sử dụng ma túy... Theo một viên chức xin ẩn danh, cuộc thâm nhập này được xác định là có thể đến từ Trung Quốc, nhưng hiện tại không làm rõ được các gián điệp mạng này có làm việc cho chính quyền Bắc Kinh hay không.
Hoa Kỳ hồi thúc Bắc Kinh nhanh chóng giảm can thiệp vào kinh doanh
Thúc đẩy các hợp tác kinh tế là một trọng tâm khác trong cuộc đối thoại chiến lược giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong cuộc đối thoại lần này, hàng loạt các chủ doanh nghiệp lớn của Mỹ (như General Electric, Boeing, Fedex, Goldman Sachs và Silicon Valley Bank) và Trung Quốc (China State Construction Engineering Corporation, Wanxiang Group, Dalian Wanda Group và Shuanghui Group) đã có buổi ăn sáng làm việc, với sự có mặt của giới chức lãnh đạo hai nước.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew ghi nhận đã có những tiến bộ trong hai ngày làm việc này trong việc thúc đẩy tinh thần cạnh tranh trong kinh doanh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng nhấn mạnh đến việc Trung Quốc cần nhanh chóng, một khi các điều kiện cho phép, thực thi một sự minh bạch lớn hơn trong các biện pháp điều hành kinh tế, cụ thể là việc để giá đồng nhân dân tệ biến đổi theo thị trường. Trung Quốc phải minh bạch hơn trong các chính sách kinh tế cũng là đòi hỏi của Tổ chức Thương mại Thế giới đầu tháng này.
Trọng Thành (Theo RFI)
Theo NTD
Tin tặc Trung Quốc tấn công hệ thống máy tính của chính phủ Mỹ Tờ "The New York Times" (Thời báo New York) số ra ngày 9-7 đưa tin, các tin tặc Trung Quốc hồi tháng 3 vừa qua đã xâm nhập mạng lưới máy tính của cơ quan chính phủ Mỹ và tấn công kho lưu trữ thông tin cá nhân của toàn bộ nhân viên liên bang. Tờ báo dẫn lời giới chức cấp cao...