Tin tặc rao bán thông tin mật đánh cắp của Bộ Quốc phòng Nga
Bộ Quốc phòng Nga đang đối mặt với một vụ xì căng đan tin tặc được cho là chưa từng xảy ra đối với cơ quan phụ trách an ninh quốc phòng này.
Bộ Quốc phòng Nga đối mặt xì căng đan về tin tặc – Ảnh minh họa Reuters
Hôm 7.8, RT cho hay một nhóm tin tặc có tên là Shaltay Boltay tuyên bố đánh cắp nhiều thông tin, dữ liệu từ Bộ Quốc phòng Nga và đang rao bán chúng. Những thông tin này được cho là thuộc dạng mật của quốc gia.
Nhóm Shaltay Boltay nói rằng họ đang nắm trong tay thông tin về những đơn vị chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung Iskander của Nga. Đặc biệt thông tin tuyệt mật mà nhóm này đang nắm giữ là vị trí của những chiếc tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 của Moscow.
Không rõ tính xác thực của những thông tin do Shaltay Boltay tuyên bố, nhưng các thông tin này đang được rao bán cùng với nhiều dữ liệu khác liên quan đến an ninh, quốc phòng của Nga. Nhóm này còn nói rằng sẵn sàng bán lại cho Moscow với giá “hữu nghị” chỉ bằng nửa giá bán cho những khách hàng khác, theo RT.
Làm thế nào tin tặc có thể lấy được dữ liệu của cơ quan quốc phòng hàng đầu của Nga? Theo RT, tin tặc đã tiếp cận với các nhân viên làm việc cho các cơ quan an ninh, trong đó có cơ quan phản gián quân sự.
Video đang HOT
Tin tặc rêu rao đang nắm trong tay thông tin về những đơn vị chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung Iskander của Nga – Ảnh: Reuters
Đặc biệt trong nhóm nhân viên an ninh trên, nhóm Shaltay Boltay thâm nhập được vào email và thiết bị di động của một nhân viên tên Ksenia Bolshakova là trợ lý của một cựu trưởng phòng phụ trách xây dựng của Bộ Quốc phòng Nga.
Các nhân viên của Bộ Quốc phòng Nga đã gởi những tài liệu chính thức chưa được mã hóa nhưng có kèm những dữ liệu nhạy cảm liên quan đến quốc phòng Nga, nhóm tin tặc viết trong một bức thư. Bức thư này được họ gửi cho cơ quan phản gián Nga để phản ánh sự tắc trách của nhân viên Bộ Quốc phòng.
Bức thư còn cho biết những tài liệu nhạy cảm được gửi thông qua email như Gmail, Yandex và Mail.ru, những hệ thống thư điện tử không an toàn được sử dụng phổ biến trên thế giới.
Thư ký phụ trách báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov chỉ trích sự tắc trách của nhân viên Bộ Quốc phòng đối với thông tin an ninh, bí mật. Ông ta cho rằng không thể chấp nhận và thật điên rồ khi sử dụng thư điện tử cá nhân cho công việc, theo RT.
Chưa có nhiều thông tin về nhóm Shaltay Boltay.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Iran kêu gọi IAEA không tiết lộ dữ liệu mật cho Thượng viện Mỹ
Quan chức ngoại giao Iran ngày 1/8 kêu gọi Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) không tiết lộ những thông tin mật về thỏa thuận mới giữa 2 bên.
Lời kêu gọi của Đại sứ Iran tại Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế Reza Najafi đưa ra chỉ ít ngày trước chuyến thăm Washington của Tổng Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế Yukiya Amano.
Trước đó, tại Vienna, Áo, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế và Iran đã ký một lộ trình nhằm minh bạch hóa những vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này trong hiện tại cũng như quá khứ.
Đại sứ Iran tại Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế Reza Najafi (ảnh: Reuters)
Lộ trình này sẽ làm sáng tỏ các hoạt động hạt nhân của Iran và cho phép Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đưa ra một báo cáo cuối cùng đánh giá về chiều hướng có thể quân sự hóa của chương trình hạt nhân Iran vào ngày 15/9 tới.
Trả lời truyền hình Press TV của Iran ngày 1/8, Đại sứ Reza nêu rõ, thỏa thuận giữa một nước với cơ quan của Liên hợp quốc được phép bảo mật và không thể tiết lộ cho bất cứ nước nào khác, vì thế, việc tiết lộ thông tin trong thỏa thuận mới đây giữa Iran và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế cho Thượng viện Mỹ sẽ "phản tác dụng".
Cảnh báo đưa ra sau khi Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ mời Tổng Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế Yukiya Amano thăm Washington vào tuần sau để thảo luận về vai trò của cơ quan này trong việc xác minh và giám sát chương trình hạt nhân của Iran.
Quốc hội Mỹ muốn có ý kiến tham chiếu của người đứng đầu Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế trước khi bỏ phiếu thông qua thỏa thuận hạt nhân tổng thể và lâu dài mà Iran và nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) vừa đạt được hơn 2 tuần trước. Các nhà lập pháp Mỹ có 60 ngày để xem xét thỏa thuận này./.
Diệu Hương Theo Tân Hoa xã
Theo_VOV
Tin tặc nghi từ Trung Quốc đánh cắp thông tin của 21,5 triệu người Mỹ Khoảng 21,5 triệu người Mỹ, tương đương 7% dân số nước này, bị các tin tặc được cho là từ Trung Quốc đánh cắp thông tin cá nhân. Chính phủ Mỹ cáo buộc tin tặc Trung Quốc đứng sau vụ tấn công quy mô lớn này - Ảnh: Reuters Tờ The New York Times (Mỹ) dẫn báo cáo ngày 10.7 của Cơ quan...