Tin tặc Nga lấy trộm thông tin mật về Donald Trump?
Ủy ban Đảng Dân chủ Toàn quốc Mỹ (DNC) hôm 14-6 cáo buộc các tin tặc nghi có liên quan tới chính phủ Nga xâm nhập và truy cập máy tính họ chứa những thông tin về ứng cử viên tổng thống Donald Trump.
Theo Independent, CrowdStrike – một hãng an ninh mạng mà DNC nhờ điều tra vụ xâm nhập máy tính bất hợp pháp này cho biết hai nhóm tin tặc đã tìm cách xâm nhập vào hệ thống máy chủ của DNC và truy cập được tất cả những email và những cuộc trò chuyện trong suốt khoảng một năm trước khi bị phát hiện vào tuần qua.
Chủ tịch của DNC là Debbie Wasserman Schultz đã gọi vụ việc là “nghiêm trọng” và xác nhận: “Khi phát hiện ra vụ xâm nhập, chúng tôi đã xử lý như đối với một vụ việc nghiêm trọng. Nhóm chuyên gia của chúng tôi đã nhanh chóng loại bỏ đối tượng xâm nhập và đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng.”
Ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump. Nguồn: Sky News
Đảng Dân chủ đã phát hiện ra việc các nhóm tin tặc tìm cách lấy cắp dữ liệu về Trump trong thời gian cuối tháng 4 năm nay. Và các cơ quan tình báo Mỹ đã nhập cuộc để điều tra ai đứng đằng sau những nỗ lực này.
CrowdStrike nói với hãng Fox News rằng sau khi điều tra, họ xác định đây là một vụ tấn công mạng tinh vi, do những kẻ tin tặc có liên quan tới chính phủ Nga thực hiện với mục đích thu thập thông tin tình báo.
Cũng theo hãng an ninh mạng này, những kẻ tin tặc đã sử dụng công nghệ xâm nhập máy tính tiên tiến để tránh bị phát hiện và đã tìm kiếm các thông tin như chính sách, chiến dịch và chiến lược tranh cử cũng như chính sách ngoại giao.
Video đang HOT
Đứng trước cáo buộc trên, ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên Điện Kremlin, đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc trên. “Tôi bác bỏ hoàn toàn cáo buộc cho rằng chính phủ hay các cơ quan chính phủ của Nga tham gia vào vụ việc này” – ông nói.
NGỌC NHƯ
Theo PLO
Vì sao Triều Tiên chủ ý để lộ thông tin mật về vũ khí?
Hơn một tháng qua, Triều Tiên liên tục đăng tải ảnh màu về những vụ thử tên lửa, hạt nhân, động cơ, đầu đạn - điều khác thường so với chính sách giữ bí mật tuyệt đối trước đây.
Tên lửa tầm ngắn Triều Tiên diễn tập hồi tháng 3.
Trước Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên vào tháng sau, quốc gia bí ẩn nhất hành tinh đã tiết lộ thông tin về chương trình phát triển vũ khí. Đây là lần đầu tiên những thông tin mật về hoạt động gây tranh cãi được phía Bình Nhưỡng công bố về quá trình phát triển tên lửa tầm xa, bất chấp lệnh cấm từ quốc tế.
Thông tin về chương trình phát triển vũ khí của Triều Tiên nhìn chung là khó tiếp cận, chủ yếu qua ảnh chụp vệ tinh, mẫu vật từ các vụ phóng thu lượm được sau quá trình thử và các vật liệu từ tên lửa còn sót lại.
Trong hơn một tháng qua, Triều Tiên đã công bố nhiều bài báo với ảnh minh họa màu các vụ thử tên lửa và các hoạt động trong nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Theo các chuyên gia quân sự, lí do của sự tiết lộ thông tin mật này là Bình Nhưỡng muốn người dân và thế giới tin vào năng lực quốc phòng của mình. Tuy nhiên, khả năng thực sự của Triều Tiên vẫn là một ẩn số.
Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn đang được thử nghiệm.
"Những bức ảnh chụp gần vụ thử tên lửa là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Triều Tiên", John Schilling, kĩ sư hàng không chuyên nghiên cứu vệ tinh và bệ phóng trả lời Reuters. Triều Tiên trong 10 năm qua đã thử hạt nhân tổng cộng 4 lần.
"Việc cởi mở thông tin cho thấy đây là chiến lược về ngoại giao hơn là quân sự: Bình Nhưỡng muốn chứng minh nước mình không chỉ có khả năng mà còn muốn quốc gia khác tin rằng họ thực sự có năng lực", Schilling nói.
Trong lần tiết lộ mới đây nhất, kênh thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA khẳng định nước này đã thử thành công động cơ tên lửa đạn đạo liên lục địa hoàn toàn mới. Những hình ảnh công bố cho thấy đó có thể là mẫu động cơ của tên lửa R-27 do Liên Xô thiết kế.
Việc công bố cũng ám chỉ Triều Tiên không hề có ý định dừng lại trong việc nghiên cứu, chế tạo vũ khí của mình, bất chấp lệnh cấm vận mà LHQ trừng phạt và lời cảnh báo từ phía Washington, theo Michael Elleman, chuyên gia tên lửa thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc tế.
"Công bố tin mật về các vụ thử là một phần trong chiến dịch của Triều Tiên nhằm đe dọa nước Mỹ rằng chẳng sớm thì muộn, tên lửa Triều Tiên sẽ đủ sức tấn công Washington", Michael khẳng định. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là tính xác thực của những thông tin được tiết lộ.
Kim Jong-un quan sát đầu đạn tên lửa có thể gắn đầu đạn hạt nhân.
Nhiều chuyên gia lo ngại khả năng thực sự của Triều Tiên tốt hơn so với tính toán. Tình báo quân sự Mỹ cho rằng năm 2020, tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên sẽ hoàn chỉnh và đủ sức tấn công tới Mỹ.
Ngoài ra, tiết lộ chương trình phát triển vũ khí là một lời cảnh báo nhằm vào quốc gia láng giềng như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mỹ, đồng thời tăng thêm giá trị tuyên truyền cho Đại hội sắp tới diễn ra vào tháng 5 này, theo giáo sư Yang Moo-jin từ Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul.
"Đối với mỗi quốc gia, chương trình phát triển vũ khí là tuyệt mật", giáo sư Yang chia sẻ. "Tuy nhiên, trong nhiều năm qua Mỹ và Hàn Quốc thường coi nhẹ năng lực Triều Tiên nên lãnh đạo Kim Jong-un muốn thể hiện mối đe dọa thực sự mà nước này sở hữu".
Vụ thử động cơ tên lửa đạn đạo hồi tháng 3 diễn ra sau vụ thử động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và diễn tập mô phỏng quay trở lại khí quyển của đầu đạn tên lửa đạn đạo.
Lãnh đạo tối cao Triều Tiên thăm một nhà máy quốc phòng hôm 12.4.
Theo Danviet
Chiến binh IS đào ngũ, đánh cắp thẻ nhớ làm lộ diện 22.000 phần tử khủng bố Nhận thấy dấu hiệu tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang sụp đổ dần từ bên trong, một chiến binh đã đào ngũ và mang theo một thẻ nhớ chứa thông tin mật về lý lịch của 22.000 chiến binh IS. Theo Sky News (Anh), chiếc thẻ nhớ này do một chiến binh IS đánh cắp từ hang ổ của...