Tin tặc bị kết án ở Mỹ trở về Trung Quốc dạy học
(Một công dân Trung Quốc, người từng bị kết án tù ở Mỹ với cáo buộc tấn công mạng, đã trở về quê nhà và giảng dạy tin học tại trường học cũ, theo Reuters ngày 24-12.
Người đàn ông nói trên là Yu Pingan, 39 tuổi. Trước đó, sau khi thừa nhận tấn công mạng, Yu bị tòa án liên bang Mỹ kết tội và phải ngồi tù 18 tháng tại một nhà tù liên bang ở TP San Diego, California.
Yu bị bắt giữ tại sân bay quốc tế Los Angeles hồi tháng 8-2017 ngay khi đến Mỹ cùng các giáo viên khác để tham quan một trường đại học ở Mỹ. Theo Reuters, sau khi được trả tự do, Yu trở về Trung Quốc và giảng dạy tin học tại trường học cũ ở TP Thượng Hải.
Theo cáo trạng, các nạn nhân bị Yu tấn công mạng có Công ty sản xuất vi mạch Qualcomm Inc, Công ty hàng không vũ trụ và quốc phòng Pacific Scientific Energetic Materials và Công ty phát hành trò chơi điện tử Riot Games. Chi tiết về dữ liệu bị đánh cắp không được công bố.
Video đang HOT
Yu Pingan bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ vì liên quan đến hoạt động tấn công mạng.
Theo hồ sơ tố tụng, Yu là một chuyên gia về bảo mật máy tính và lập trình. Phần mềm độc hại mà Yu cung cấp trong vụ tấn công mạng nêu trên bao gồm Sakula – công cụ phần mềm cho phép tin tặc giành quyền kiểm soát máy tính từ xa. Hiện vẫn chưa rõ ai là người viết ra phần mềm độc hại này và bằng cách nào Yu có nó.
Yu là một trong số ít tin tặc Trung Quốc bị bắt giữ và kết án trong các chiến dịch truy quét của Mỹ, theo Reuters.
Ngoài án tù giam, Yu còn bị yêu cầu bồi thường gần 1,1 triệu USD thiệt hại cho 5 công ty bị tấn công mạng. Số tiền này sẽ được “trả góp” với mức gần 100 USD/tháng, không lãi suất. Điều này đồng nghĩa với việc Yu phải mất hơn 900 năm để thanh toán hết khoản tiền phạt nêu trên.
“Với một công dân Trung Quốc, một giáo viên, không có bất cứ sự kỳ vọng nào cho việc thanh toán hết khoản tiền phạt này” – luật sư Jeremy Warren, người đại diện cho Yu, khẳng định.
Theo Người Lao Động
FBI đánh lừa tin tặc bằng 'dữ liệu giải mã'
FBI đã nghĩ ra một cách để các công ty hạn chế thiệt hại từ các vi phạm dữ liệu, đó là dụ dỗ kẻ trộm lấy không đúng dữ liệu.
Chương trình IDLE của FBI có thể giúp thực hiện các bảo mật dữ liệu cơ bản
Theo Engadget, chương trình của FBI mang tên IDLE (tạm dịch "Khai thác mất dữ liệu bất hợp pháp") cho phép các công ty sản xuất "dữ liệu giải mã" để gây nhầm lẫn cho những kẻ xâm nhập đang tìm cách đánh cắp thông tin có giá trị. Hãy nghĩ nó như một honeypot (hệ thống tài nguyên thông tin được xây dựng với mục đích giả dạng, đánh lừa những kẻ sử dụng và xâm nhập không hợp pháp, thu hút sự chú ý, ngăn không cho chúng tiếp xúc với hệ thống thật) cho những kẻ lừa đảo và gián điệp của công ty.
Mặc dù FBI không chia sẻ các chi tiết về cách thức hoạt động của IDLE nhưng một quan chức nói rằng họ trộn dữ liệu trong các cấu trúc dữ liệu hiện có để làm cho nó có vẻ chính xác. Một tin tặc không thể lấy dữ liệu hàng loạt và hy vọng tất cả đều hữu ích. FBI giúp tạo dữ liệu không có thật bằng cách sử dụng thông tin thực, nhưng một quan chức nói rằng văn phòng không lưu giữ thông tin và chỉ có được thông qua sự chấp thuận.
Không có gì đảm bảo điều này sẽ có hiệu quả khi những kẻ xâm nhập thông minh có thể phân tích dữ liệu và nó chỉ hiệu quả như hệ thống bảo mật cơ bản của công ty. Tuy nhiên, đối với FBI, điều này không giống như việc cung cấp sự bảo vệ kín mà là cách tiếp cận chủ động giúp các công ty chuẩn bị phòng thủ thay vì chỉ phản ứng với các vi phạm khi chúng xảy ra. Về vấn đề đó, nó có thể là một phần hữu ích của một câu đố bảo mật lớn hơn.
Theo Thanh Niên
Apple xóa ứng dụng ToTok khỏi Apple Store vì nghi ngờ là công cụ gián điệp của chính phủ Apple đã gỡ bỏ ứng dụng ToTok khỏi App Store sau khi nó bị chính phủ UAE phát hiện sử dụng làm công cụ gián điệp. Ra mắt chỉ vài tháng trước, ứng dụng đã được hàng triệu người dùng ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Bắc Mỹ và Trung Đông tải xuống. Trên thực tế, ứng dụng này là ứng dụng...