Tin sốc về khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân của Triều Tiên
Triều Tiên có thể có khả năng chế tạo một vũ khí hạt nhân với lượng pluton nhỏ hơn ước tính trước đó. Đó là thông tin vừa được truyền thông Hàn Quốc dẫn một nguồn tin tình báo nước này đưa ra hôm nay (25/12).
Ước tính trước đó của chính phủ Triều Tiên cho biết, thông thường nước này cần khoảng 6 kg pruton để chế tạo một vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, theo hãng thông tấn Yonhap, thành tựu phát triển công nghệ gần đây của Triều Tiên đã giúp nước này có thể sản xuất ra một loại vũ khí hạt nhân mà chỉ cần 5kg pruton.
Một số nguồn tin thì cho rằng, lượng pruton mà Triều Tiên đã sản xuất được có lẽ đã tăng lên trong những tháng gần đây.
Video đang HOT
Triều Tiên đã tự tuyên bố mình là một cường quốc hạt nhân từ năm 2005 và đã tiến hành loạt vụ thử hạt nhân vào những năm 2006, 2009 và 2013. Nước này cũng đã rút khỏi Hiệp ước Phi Phổ biến Hạt nhân mà nước này đã ký kết năm 1985.
Trong khi đó, Seoul tin rằng hiện Bình Nhưỡng đang sở hữu 40 kg pruton, điều này đồng nghĩa với việc nước này có khả năng chế tạo 8 vũ khí hạt nhân.
Theo_VnMedia
Chưa có động cơ thay thế, Mỹ buộc phải quay lại với động cơ tên lửa của Nga
Phát ngôn viên của Công ty United Launch Alliance (ULA) , một liên doanh giữa Lockheed Martin và Boeing cho biết, ULA sẽ mua thêm 20 động cơ tên lửa RD-180 do Nga chế tạo để sử dụng cho tên lửa đẩy của mình.
Động cơ RD-180 của Nga vừa rẻ vừa hiệu quả
Người phát ngôn này tiết lộ, sau khi 29 động cơ tên lửa đã đặt mua trước đây được bàn giao, các động cơ đặt mua mới ngay lập tức sẽ được cung ứng.
Hiện nay, Mỹ chưa chế tạo được động cơ mới để thay thế cho động cơ nhập khẩu của Nga. Tên lửa "Atlas-5" luôn phải sử dụng động cơ RD-180 do nga chế tạo. Động cơ này chuyên lắp đặt ở tầng thứ nhất của tên lửa đẩy này.
Được biết, không quân Mỹ đã có hợp đồng với công ty United Launch Alliance - liên doanh giữa tập đoàn Lockheed Martin và Boeing để phóng vệ tinh quân sự. ULA sử dụng hai dòng tên lửa chính là Delta và Atlas-5, trong đó Atlas-5 sử dụng động cơ diesel RD-180 của Nga.
Do cuộc khủng hoảng ở Ukraine, dẫn đến quan hệ Mỹ - Nga căng thẳng và hai bên đã có những biện pháp đáp trả cấm vận lẫn nhau, trong đó có việc Washington cấm nhập khẩu động cơ tên lửa của Nga.
Động cơ RD-180 sẽ được lắp đặt tầng thứ nhất của tên lửa
Hồi tháng 12-2014, Quốc hội Mỹ đã thông qua quyết định chi 220 triệu USD nhằm phát triển một loại động cơ thay thế động cơ tên lửa RD-180 của Nga. Tuy nhiên, để sản xuất một động cơ tên lửa thay thế cho tên lửa Atlas-5 sớm nhất cũng phải mất trên 10 năm nữa.
Trang DefenseTech dẫn nguồn tin quân sự Mỹ thừa nhận, sẽ mất rất nhiều thời gian nữa để người Mỹ mới có thể giảm lệ thuộc vào động cơ tên lửa đẩy có giá thành rẻ và cực hiệu quả do Nga sản xuất.
Theo nguồn tin, tạm thời Mỹ sẽ xóa bỏ lệnh cấm vận nhập khẩu động cơ tên lửa do Nga chế tạo trong dự toán ngân sách quốc phòng năm 2016. Đây là cơ hội để cho Moscow thu về hàng trăm triệu USD từ những thương vụ này.
Theo_An ninh thủ đô
Nga đã triển khai 2 hệ thống S-400 đến Bắc Cực Theo một nguồn tin quân sự, 2 hệ thống tên lửa phòng không S-400 đã được triển khai đến khu vực Bắc Cực của Nga vào năm 2015. Điều này được thực hiện sau khi Nga tuyên bố xây dựng lại các căn cứ quân sự tại khu vực này, vốn đã bị bỏ hoang từ khi Liên-xô tan rã. Hệ thống tên...