Tin “sốc”, siêu tiêm kích F-35 không mang được bom thông minh
Tiêm kích tàng hình tối tân, đắt tiền F-35 tiếp tục mắc lỗi mới, đó là không có khả năng mang bom thông minh đường kính nhỏ.
Tiêm kích tàng hình tối tân, đắt tiền F-35 tiếp tục mắc lỗi mới, đó là không có khả năng mang bom thông minh đường kính nhỏ.
Sputnik News đưa tin cho hay, không giống như các loại bom thông minh khác, bom đường kính nhỏ SDB II là một trong những vũ khí quan trọng của tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ, nó có thể theo dõi và tấn công chính xác mục tiêu từ khoảng cách hơn 64km. Quân đội Mỹ dự định sẽ đưa loại bom này vào biên chế từ năm 2017.
Tuy nhiên, có một vấn đề nghiêm trọng là F-35 lại không có các chương trình phần mềm quản lý hệ thống vũ khí cần thiết để có thể sử dụng SDB II hay các loại vũ khí tương tự trong khoảng thời gian từ nay cho đến năm 2022.
Có lẽ Quốc hội Mỹ đã quá chán nản với chương trình F-35 nhưng Không quân Mỹ lại không nghĩ như vậy.
Việc chậm trễ này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất của F-35, vốn là điều kiện tiên quyết mà Không quân Mỹ đưa ra để quốc hội nước này thông qua việc cho phép các phi đội máy bay cường kích A-10 nghỉ hưu.
Các tướng lĩnh của Không quân Mỹ muốn toàn bộ các phi đội cường kích A-10 của nước này nghỉ hưu sớm vào năm 2019 để chuyển toàn bộ nguồn lực hổ trợ quachương trình phát triển tiêm kích tàng hình F-35, với hy vọng máy chiến đấu thế hệ thứ 5 này sẽ thay thế được A-10 đã lỗi thời.
Trong khi đó, việc trang bị vũ khí cho các biến thể của F-35 lại gặp khá nhiều rắc rối. Điển hình là với biến thể F-35B dành cho lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ lại không mang được bom đường kính nhỏ SDB II. Mặt khác Bộ quốc phòng Mỹ lại tỏ ra không quá mấy vội vàng để khắc phục vấn đề này cho đến khi việc cập nhật các phần mềm hệ thống mới được hoàn tất.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Tướng Herbert J. “Hawk” Carlisle – Tư lệnh Không quân Mỹ ở Châu Á -Thái Bình Dương lại cho rằng, sau khi được nâng cấp các chương trình phần mềm cần thiết F-35 sẽ là dòng máy bay hỗ trợ đường không tốt nhất mà Không quân Mỹ từng được trang bị. Do đó Không quân Mỹ vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 này.
Video đang HOT
Bom đường kính nhỏ SDB II do hãng Raytheon chế tạo.
SDB II là loại bom liệng thông minh có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu từ trên không nhưng lại có giá thành khá thấp. Nó được trang bị các hệ thống dẫn đường bằng sóng radar, thiết bị dẫn đường bằng hồng ngoại hay thiết bị dẫn đường bằng laser bán chủ động. Xét về khả năng mà SDB II mang lại thì đây là một loại vũ khí nguy hiểm khi chính thức được Quân đội Mỹ đưa vào trang bị, cùng với đó là việc lực lượng bộ binh Mỹ sẽ được hỗ trợ hỏa lực tốt hơn từ trên không.
Nhưng với lộ trình phát triển ì ạch, nhất là với các gói nâng cấp phần mềm thì loại máy bay chiến đấu này khó có thể hoàn thiện để sớm đưa vào trang bị. Hoặc Không quân Mỹ có thể sẽ buộc phải đưa vào sử dụng trước những chiếc F-35 đầu tiên mà không có các chương trình phần mềm nâng cấp điều này đồng nghĩa với việc SDB II sẽ không được trang bị trên F-35 cho đến năm 2022.
Bên cạnh đó, biển thể tiêm kích tàng hình F-35B sẽ được Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ đưa vào hoạt động vào cuối năm nay sau khi đã hoàn tất việc nâng cấp phần mềm, còn lộ trình này với Không quân Mỹ vào năm 2016 bằng cách sử dụng một phần mềm hỗ trợ tạm thời.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Giải mã hộp đen QZ8501: không có dấu hiệu máy bay bị khủng bố
Các bằng chứng từ hộp đen máy bay cũng cho thấy không có khả năng máy bay bị nổ trong không trung trước khi rơi xuống biển.
Reuters dẫn lời ông Andreas Hananto ngày 19/1 cho biết, nhóm 10 nhân viên điều tra của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia (NTSC) đã không nghe thấy một lời đe dọa nào trong toàn bộ băng ghi âm trong buồng lái chiếc máy bay của hãng AirAsia.
Ông Hananto khẳng định, không có bằng chứng gì cho thấy những tên khủng bố có dính líu gì trong vụ này bởi "nếu máy bay bị tấn công khủng bố thì sẽ có những lời đe dọa trong buồng lái".
Các nhân viên điều tra xem xét hộp đen ghi âm buồng lái máy bay QZ8501 (Ảnh Reuters)
"Thay vì thế, chúng tôi nhận thấy mọi chuyện trong khoang lái diễn ra rất nhanh và cơ trưởng quá bận rộn với việc điều khiển máy bay", ông Hananto nói.
Các nhân viên điều tra cũng cho biết, họ đã nghe toàn bộ đoạn ghi âm trong buồng lái máy bay nhưng mới chỉ chuyển được một nửa số này sang văn bản.
"Chúng tôi không nghe thấy giọng của ai khác ngoài các phi công", ông Nurcahyo Utomo, một nhân viên điều tra khác nói, "chúng tôi không nghe thấy tiếng súng nổ hay tiếng bom. Từ những gì chúng tôi nghe được, chúng tôi có thể loại trừ khả năng máy bay bị tấn công khủng bố".
Ông Utomo cũng cho biết, các nhân viên điều tra gần như nghe được toàn bộ nội dung ghi âm trong chiếc hộp đen nói trên.
Tuy nhiên, ông Utomo từ chối tiết lộ những lời cuối cùng của các phi công trên máy bay bởi luật Indonesia cấm việc này.
Trước đó, các quan chức Indonesia cho rằng, thời tiết xấu có thể là nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn máy bay QZ8501.
Theo ông Hananto, các bằng chứng từ hộp đen máy bay cũng cho thấy không có khả năng máy bay bị nổ trong không trung trước khi rơi xuống biển.
"Từ những dữ liệu thu được từ thiết bị ghi lại dữ liệu chuyến bay, rất ít khả năng máy bay bị nổ trong không trung. Nếu có xảy ra nổ, chúng tôi chắc chắn phải biết vì sẽ có những thông số trong hộp đen cho thấy điều này", ông Hananto nói.
Cũng theo ông Hananto, những phút cuối cùng trong buồng lái máy bay QZ8501 "đầy tiếng máy móc và những tiếng cảnh báo", và các nhân viên điều tra sẽ phải lọc những tiếng ồn này để có thể hoàn tất việc ghi thành văn bản toàn bộ nội dung đoạn ghi âm trong buồng lái máy bay.
Ông Hananto cho biết, nhóm của ông đã ghi thành văn bản được nửa đầu trong tổng số 2,5 giờ ghi âm trong buồng lái, bao gồm những đoạn ghi âm của chuyến bay trước và một đoạn đầu của chuyến bay khi máy bay gặp nạn và rơi xuống biển chỉ 40 phút sau khi cất cánh.
Nhóm của ông Hananto, cùng với các nhân viên điều tra của Pháp, Singapore và Trung Quốc hy vọng sẽ hoàn tất việc chuyển thành văn bản toàn bộ đoạn ghi âm trong chiếc hộp đen nói trên trong tuần này.
Với khoảng 7 máy tính và hàng chục thiết bị làm âm thanh, căn phòng nhỏ của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia được chia làm hai phòng, một phòng để giải mã âm thanh hộp đen ghi âm buồng lái máy bay và phòng còn lại để giải mã hộp đen chứa dữ liệu chuyến bay.
Ông Hananto cho biết,việc phân tích dữ liệu chuyến bay sẽ mất thời gian hơn bởi các nhà điều tra sẽ phải xem xét toàn bộ 27 chuyến bay trước của chiếc máy bay này.
Các nhà điều tra cũng hy vọng sẽ hoàn tất bản báo cáo sơ bộ về nguyên nhân vụ rơi máy bay vào đầu tuần tới. Tuy nhiên, bản báo cáo đầy đủ sẽ phải mất khoảng một năm để hoàn tất mà không bao gồm văn bản ghi đầy đủ toàn bộ âm thanh trong buồng lái.
"Indonesia không cho phép làm điều này. Chỉ có những đoạn quan trọng trong buồng lái mới được đưa vào trong báo cáo", ông Tatang Kurniadi, quan chức Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia, cho biết./.
Trần Khánh
Theo_VOV
Nhà ở xã hội: Không bán, chỉ cho thuê Đại biểu Quốc hội cho rằng, nhà ở xã hội với các chính sách ưu đãi chỉ nên xây để cho những đối tượng không có khả năng mua nhà thuê để ở. Còn lại, tất cả những nhà ở có thể mua bán đều là nhà thương mại và để cho thị trường quyết định chứ nhà nước không nên can thiệp.......