Tin sáng 8-10: 157.000 người đã về quê, trong đó hơn 1.000 người có kết quả dương tính
Sáng nay 8-10, thông tin từ Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết trong hôm nay sẽ có phương án đi lại giữa TP.HCM và Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh. Từ ngày 1-10 đã có trên 157.000 người từ 19 tỉnh thành phía Nam về quê.
Người dân đi siêu thị Co.op Mart Rạch Miễu, quận Phú Nhuận, TP.HCM phải có chứng nhận tiêm 1, 2 mũi vắc xin và khai báo y tế – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sáng nay, CDC Hà Nội cho biết ghi nhận thêm 3 ca COVID-19 cộng đồng, sống cùng 1 gia đình tại Hà Đông, Hà Nội.
1 trong 3 bệnh nhân làm quản lý và làm thợ tại cửa hàng nhôm kính, từ ngày 25-9 đến nay có đi lại, tiếp xúc nhiều người. Mẹ bệnh nhân cũng làm việc tại cửa hàng nhôm kính, từ ngày 1-10 có sốt nhẹ, tự mua thuốc điều trị, từ 1 đến 7-10 có đi một số nơi.
Tối 7-10, có 3 người có kết quả dương tính COVID-19.
Hơn 157.000 người đã về quê, hơn 1.000 người dương tính
Theo thống kê từ Bộ Y tế, thu thập thông tin từ 39 tỉnh thành cho biết từ ngày 1-10 đến nay đã có trên 157.000 người ở Đông và Tây Nam Bộ về quê, trong đó ghi nhận hơn 1.000 người có kết quả dương tính.
Tối 7-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành và các bộ trưởng, trưởng cơ quan ngang bộ về vấn đề đưa đón người dân về quê.
Theo Thủ tướng, việc người dân di chuyển về quê là nhu cầu chính đáng, nhưng nếu không tổ chức tốt việc đưa đón, để người dân tự đi sẽ dẫn tới nguy cơ dịch bệnh lây lan.
Các tỉnh thành phải bố trí phương tiện, vận chuyển an toàn với những người không có phương tiện hoặc người già, phụ nữ có thai, trẻ em có nhu cầu. Các tỉnh thành dọc đường đi có trách nhiệm phối hợp đảm bảo giao thông thông suốt, có sự hỗ trợ nếu cần thiết.
Các tỉnh thành nơi đến có trách nhiệm đón, nhận bàn giao và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch theo yêu cầu. Các tỉnh, thành nếu phát hiện người dân tự phát từ vùng có dịch về quê đang đi qua địa phương thì chủ động hỗ trợ cần thiết, thông báo cho các tỉnh, thành phố nơi đến và tổ chức người dân di chuyển an toàn, không để lây lan dịch bệnh.
Video đang HOT
Việt Nam đã tiêm hơn 50 triệu liều vắc xin COVID-19
Tính đến sáng nay 8-10, cả nước đã tiêm chủng trên 51,4 triệu liều, có khoảng 13,5 triệu người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19. Tỉ lệ tiêm ít nhất 1 liều vắc xin khoảng 52% dân số từ 18 tuổi trở lên, tiêm đủ 2 liều đạt 18,5%.
Trong đó, tỉ lệ tiêm ít nhất 1 liều vắc xin trong nhóm 18 tuổi trở lên của miền Bắc là 46,5%, miền Trung là 43,6%, Tây Nguyên 15,5%, miền Nam đạt cao nhất với 59,9%. Có 6/63 tỉnh thành đạt tỉ lệ tiêm ít nhất 1 mũi cho trên 90% dân số từ 18 tuổi gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa, TP.HCM, Bình Dương và Long An.
3/63 tỉnh thành đạt tỉ lệ tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin COVID-19 cho 80-90% người từ 18 tuổi trở lên là Đồng Nai, Đà Nẵng và Lạng Sơn. 1/63 tỉnh thành có tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 mũi vắc xin cho 70-80% dân số 18 tuổi trở lên là Hà Nam. Tỉ lệ của 3 tỉnh Bắc Ninh, Yên Bái, Phú Yên đạt là 50-70%. 16/63 tỉnh thành đạt 30-50%, 34 tỉnh thành còn lại mới đạt 10-30%.
Hôm nay có hướng dẫn đi lại từ TP.HCM và 4 tỉnh
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có văn bản hướng dẫn đăng ký hỗ trợ di chuyển trong trường hợp cấp thiết kể từ ngày 7-10.
Theo đó, người dân có nhu cầu hỗ trợ di chuyển, cần điền đơn đăng ký hỗ trợ di chuyển trong trường hợp cấp thiết trên cổng thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải tại địa chỉ LINK.
Đơn đăng ký di chuyển phải được nộp trước thời gian dự kiến di chuyển ít nhất 48 giờ. Kết quả giải quyết sẽ được Sở Giao thông vận tải phản hồi thông qua địa chỉ mail của người gửi đơn. Trường hợp đơn không được chấp thuận sẽ nhận được phản hồi nguyên nhân không được chấp thuận đơn.
Do yêu cầu của các tỉnh khác nhau về điều kiện vắc xin, xét nghiệm, nên TP.HCM đang hoàn chỉnh phương án theo hướng xây dựng hướng dẫn đi lại giữa TP.HCM với từng tỉnh cụ thể, dự kiến ban hành vào hôm nay ngày 8-10.
Từ vùng dịch đến Cần Thơ: Đã tiêm đủ vắc xin không phải cách ly tập trung
Cần Thơ vừa có hướng dẫn tiếp nhận người từ vùng dịch (TP.HCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương) về. Theo đó, Cần Thơ áp dụng hướng dẫn của Bộ Y tế, người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng tự theo dõi sức khỏe tại nhà.
Người đã tiêm 1 mũi cách ly tại nhà trong 7 ngày và theo dõi sức khỏe 7 ngày kế tiếp. Người chưa tiêm vắc xin cách ly tập trung 14 ngày, quỹ của Mặt trận Tổ quốc Cần Thơ sẽ hỗ trợ tiền ăn cho người cách ly tập trung mức 80.000 đồng/ngày, người cách ly tại nhà được hỗ trợ 15kg gạo/người.
Người dân thiếu đói do dịch COVID-19 trên toàn thành phố Cần Thơ được hỗ trợ 500.000 đồng/người.
Hiện Cần Thơ đã có 37 khu cách ly tập trung, có khả năng đón tiếp trên 6.350 người, 15 đơn vị điều trị trong “tháp 3 tầng” tiếp nhận 3.220 người, đang thành lập thêm khu cách ly tiếp nhận người về từ vùng dịch theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Bộ Y tế yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng
Tại cuộc họp đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 với 4 địa phương gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Long An và Bình Dương sáng 6-9, Cục Y tế dự phòng cho biết đến nay Bộ Y tế đã phân bổ 30 đợt vắc xin COVID-19 với tổng số 32,8 triệu liều.
Chị Đồng Thị Thảo (27 tuổi) tiêm vắc xin AstraZeneca (mũi 2) tại Viện Y dược học dân tộc, quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐịNH
Riêng TP.HCM, Đồng Nai, Long An và Bình Dương được phân bổ gần 15 triệu liều, chiếm 45% vắc xin cả nước.
Trong đó, TP.HCM, Bình Dương và Long An đã được cấp số lượng vắc xin đủ bao phủ 100% mũi 1 cho những người từ 18 tuổi trở lên. Riêng Đồng Nai đã cấp đủ 80% để tiêm cho mũi 1.
4 địa phương đã tiêm được khoảng 65%
Đến ngày 5-9, 4 địa phương trên đã tiếp nhận gần 13,8 triệu liều và đã tiêm hơn 9 triệu liều (đạt khoảng 65%).
Hà Nội cũng đã được phân bổ khoảng 5,3 triệu liều vắc xin, đến 5-9 tiêm được trên 2,3 triệu mũi, trong đó có gần 2,1 triệu người được tiêm 1 mũi và gần 230.000 người được tiêm đủ 2 mũi, tổng số đã được tiêm bằng gần 34% dân số trong độ tuổi tiêm chủng (từ 18 tuổi trở lên).
Cục Y tế dự phòng cho biết TP.HCM đã tiêm được hơn 6,1 triệu liều vắc xin (trong đó 5,8 triệu người đã tiêm mũi 1, số còn lại tiêm đủ 2 mũi). Tỉ lệ sử dụng vắc xin đạt 69,1% so với số đã tiếp nhận và đạt 67,2% so với số được phân bổ.
Đồng Nai đã tiêm gần 826.000 liều trên tổng số gần 1,8 triệu liều được phân bổ (thực nhận gần 1,5 triệu liều), tỉ lệ sử dụng đạt 56,5% so với số đã tiếp nhận và 45,9% so với số được phân bổ.
Long An đã tiêm 917.000 liều trong tổng số hơn 1,6 triệu liều được phân bổ (thực nhận hơn 1,3 triệu). Tỉ lệ sử dụng đạt 69% so với số đã tiếp nhận và 55,5% so với số được phân bổ, trong đó 100% người dân thuộc vùng đỏ đã được tiêm.
Bình Dương đã tiêm hơn 1 triệu liều, tỉ lệ sử dụng đạt 52,3% so với số đã tiếp nhận và 45,6% so với số được phân bổ.
Vì sao tỉ lệ sử dụng vắc xin còn thấp?
Theo đại diện Cục Y tế dự phòng, điều này một phần do lượng vắc xin của các địa phương tiếp nhận lớn. Quyết định phân bổ vắc xin gần đây nhất mới được ban hành hôm 30-8. Trong một tuần qua, các địa phương đã tăng tốc tiếp nhận và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng.
Tại Bình Dương, giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết 2 ngày tới đây sẽ hoàn tất tiêm số 750.000 liều vắc xin Sinopharm mới tiếp nhận. Sau đó, tỉnh sẽ tiêm hết 300.000 liều AstraZeneca và Pfizer.
Bình Dương ưu tiên tiêm mũi 1 cho người dân, phấn đấu đến ngày 10-9, 100% dân số trên 18 tuổi ở tỉnh được tiêm vắc xin.
Lý do thứ 2, theo Cục Y tế dự phòng, là để đảm bảo vắc xin đủ để tiêm mũi 2 cho người dân, các tỉnh, thành cũng lưu kho hoặc chưa tiếp nhận hết lượng vắc xin phân bổ. Do đó, tỉ lệ vắc xin đã được sử dụng trên tổng vắc xin tiếp nhận/phân bổ bị kéo giảm.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết các địa phương có kế hoạch tổng thể nhưng lại chưa có kế hoạch chi tiết theo từng quận, huyện. Vấn đề báo cáo, nhập dữ liệu chưa kịp thời, chưa tính toán đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế nên số liệu thực tế đã tiêm và số cập nhật lên hệ thống bị chênh.
Đây là nguyên nhân khiến việc đánh giá kết quả sử dụng vắc xin ở những địa phương này còn thấp so với yêu cầu.
Thực tế, qua quá trình báo cáo, kiểm điểm, tổng số vắc xin đã tiêm ở 4 địa phương này nâng lên hơn 9,8 triệu liều, cao hơn gần 1 triệu liều so với con số cập nhật dữ liệu lên Bộ Y tế, đạt 72% số vắc xin đã tiếp nhận.
Bộ Y tế cũng yêu cầu đến 15-9, 5 tỉnh thành Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai sẽ phải hoàn tất tiêm mũi 1 cho toàn bộ người từ 18 tuổi trở lên.
Đây là yêu cầu khó thực hiện với một số tỉnh thành trong số này, bởi thời gian chỉ còn hơn một tuần nhưng số lượng mũi tiêm (như ở Hà Nội) lên đến hàng triệu mũi, trong khi ngày 5-9 Hà Nội chỉ tiêm được chưa đầy 100.000 mũi.
Địa phương tổ chức tiếp nhận vắc xin trong vòng 24 giờ
Đối với việc tiếp nhận vắc xin, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu Viện Pasteur TP.HCM chủ động thông báo cho các địa phương trong vòng 24 giờ từ khi có quyết định phân bổ của Bộ Y tế. Ngay khi nhận thông báo này, các địa phương phải chủ động liên hệ, tổ chức tiếp nhận trong 24 giờ kế tiếp.
Công dân An Giang hồi hương, âm tính virus SARS-CoV-2 được về nhà cách ly Để giảm tải cho khu cách ly tập trung, đồng thời giúp người dân thoải mái hơn trong sinh hoạt, An Giang cho người dân về nhà cách ly khi có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh An Giang cho biết, tính từ ngày 1/10 đến chiều ngày 7/10, An Giang đón...