Tin sáng 23-2: Sàng lọc ngẫu nhiên phát hiện 76% mắc Omicron, số trẻ mắc COVID-19 tăng cao

Theo dõi VGT trên

Theo kết quả tầm soát ngẫu nhiên biến chủng Omicron bằng xét nghiệm PCR tại TP.HCM từ ngày 10 đến 17-2, có 70/92 mẫu bệnh phẩm cho kết quả dương tính với biến chủng Omicron, chiếm 76%.

Tin sáng 23-2: Sàng lọc ngẫu nhiên phát hiện 76% mắc Omicron, số trẻ mắc COVID-19 tăng cao - Hình 1

Nhân viên y tế làm việc tại Trung tâm hồi sức COVID-19, Bệnh viện dã chiến số 14 (Q.Tân Phú) – Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo thống kê của CDC TP.HCM, ngày 22-2 số ca mắc mới tại TP.HCM được ghi nhận là 1.356 ca. Như vậy tổng số ca COVID-19 cộng dồn tại TP là 521.754 người. Số ca nhập viện trong ngày là 334 người, số ca xuất viện là 140 người, số ca tử vong là 1 người.

CDC TP.HCM cũng cho biết đang triển khai lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên để giám sát sự lưu hành biến chủng Omicron trong cộng đồng. Kết quả ghi nhận từ ngày 10 đến 17-2, trong 92 mẫu bệnh phẩm được chuyển đến OUCRU (Đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford tại TP.HCM) và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thì có 70 mẫu có kết quả PCR sàng lọc dương tính với biến chủng Omicron, chiếm tỉ lệ 76%.

Lấy ngẫu nhiên 26/70 mẫu sàng lọc dương tính này để thực hiện giải trình tự gene thì đã xác định 100% là biến chủng Omicron. Như vậy Omicron đang là biến chủng gây bệnh chủ yếu tại TP. Điều này phù hợp với tình hình dịch bệnh đang gia tăng trong thời gian gần đây.

Trước tình hình biến chủng Omiron lây lan tại cộng đồng, TP.HCM cho biết đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch, trong đó tập trung hoàn thành chiến dịch tiêm chủng mùa xuân giai đoạn 2. Chiến dịch này sẽ kết thúc vào ngày 28-2.

Trong giai đoạn 2 này, TP đã tiêm được mũi 1 thêm cho hơn 6.000 người, mũi 2 cho hơn 26.000 người và mũi bổ sung/nhắc lại cho hơn 85.000 người. Để tăng cường miễn dịch trước biến chủng Omicron thì tiêm chủng là biện pháp cực kỳ quan trọng.

Do đó, các quận huyện, TP Thủ Đức tiếp tục tổ chức, mời gọi người dân ra tiêm chủng. Người dân cần chủ động liên hệ địa phương để được tiêm chủng khi tới lượt.

Tin sáng 23-2: Sàng lọc ngẫu nhiên phát hiện 76% mắc Omicron, số trẻ mắc COVID-19 tăng cao - Hình 2

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Cần chú ý trẻ em thừa cân béo phì

Theo CDC TP.HCM, bên cạnh tiêm chủng, chiến lược bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cũng cần được tiếp tục đẩy mạnh. Trong đó lưu ý, người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm cả trẻ em có tình trạng béo phì và cập nhật quy trình xử lý F0 phù hợp với tình hình mới.

Để làm giảm tốc độ lây lan dịch bệnh thì mỗi người cần lưu ý thực hiện phòng bệnh theo thông điệp 5K. Mỗi người cần lưu ý hạn chế việc tập trung đông người trong những không gian kín.

Khi có triệu chứng bệnh cần tự cách ly ngay. Nếu xét nghiệm dương tính, khai báo cho y tế địa phương để được quản lý, chăm sóc và điều trị cũng như tuân thủ quy định cách ly để hạn chế lây nhiễm cho người khác.

Video đang HOT

Về ứng phó với tình hình COVID-19 ở trẻ em, Sở Y tế TP.HCM cũng đã tổ chức cuộc họp với các chuyên gia chuyên ngành nhi khoa về tổ chức, thu dung điều trị khi số trẻ em mắc COVID-19 gia tăng. Chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra khi số ca mắc gia tăng.

Ngành y tế đang chuẩn bị triển khai các biện pháp ứng phó với tình hình dịch COVID-19 ở trẻ em. Tập huấn cho hệ thống y tế việc thu dung, chăm sóc, điều trị trẻ mắc COVID-19 ở các mức độ từ nhẹ đến nặng.

Tập huấn cho giáo viên quy trình xử trí F0, xử trí các dấu hiệu bệnh COVID-19, nhận biết các dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển nặng. Chuẩn bị sẵn sàng việc tổ chức tiêm chủng cho trẻ 5-12 tuổi khi có hướng dẫn từ Bộ Y tế.

Tin sáng 23-2: Sàng lọc ngẫu nhiên phát hiện 76% mắc Omicron, số trẻ mắc COVID-19 tăng cao - Hình 3

Xét nghiệm COVID-19 ở Hà Nội – Ảnh: NAM TRẦN

Số ca mắc mới tăng cao ở trẻ em TP.HCM

Cũng trong tuần lễ vừa qua, TP đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới ở trẻ em tăng cao, đặc biệt ở các em mới đi học lại.

Cụ thể, tuần lễ từ ngày 7 đến 13-2, TP ghi nhận gần 500 trường hợp học sinh mắc COVID-19 tại 117 trường. Trong tuần gần nhất, TP ghi nhận tổng cộng hơn 6.00 trường hợp tại 201 trường.

Sở Y tế cho biết đơn vị sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch thu dung, điều trị theo từng kịch bản khi trẻ em mắc COVID-19 gia tăng.

Thời điểm hiện tại, 3 bệnh viện nhi của thành phố có sức chứa 450 giường, 150 giường hồi sức hô hấp. Ngành y tế sẽ thực hiện phân tầng điều trị và hướng dẫn cụ thể các trường hợp cần chăm sóc tại nhà.

Sở Y tế TP cùng nhóm chuyên gia cũng cung cấp số điện thoại tư vấn từ xa tại 3 bệnh viện nhi nhằm tư vấn, giải đáp thắc mắc kịp thời cho giáo viên và phụ huynh. Các trung tâm y tế, trạm y tế được hướng dẫn cách chăm sóc, xử trí khi phát hiện ca mắc COVID-19 là trẻ em.

Theo ngành y tế TP, nếu mỗi ngày hơn 100 trẻ em mắc COVID-19 và có triệu chứng nặng, cần phải can thiệp hô hấp thì Sở Y tế sẽ tham mưu UBND TP.HCM xem xét dừng việc dạy học trực tiếp.

Tin sáng 23-2: Sàng lọc ngẫu nhiên phát hiện 76% mắc Omicron, số trẻ mắc COVID-19 tăng cao - Hình 4

Cán bộ y tế hướng dẫn chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà – Ảnh: HÀ QUÂN

Cả nước có 78,86% học sinh đi học trực tiếp

Đây là thống kê từ Bộ Giáo dục và đào tạo, tính đến 17h ngày 22-2.

Cụ thể, bậc mầm non có 50 tỉnh, thành phố đã tổ chức dạy học trực tiếp; 13 tỉnh, thành phố hiện dừng dạy học trực tiếp do dịch bệnh diễn biến phức tạp tại địa phương, gồm Hà Nội, Đà Nẵng (tổ chức cho đi học tại 2 quận Thanh Khê và Sơn Trà), Tiền Giang (trẻ 5 tuổi tổ chức cho đi học từ 21-2, trẻ dưới 5 tuổi tổ chức từ ngày 24-2), Bạc Liêu (trẻ 5 tuổi tổ chức cho đi học từ ngày 21-2, trẻ dưới 5 tuổi tổ chức từ ngày 28-2), An Giang, Phú Yên, Lào Cai, Tuyên Quang, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hưng Yên. Tỉnh Đắk Lắk có thành phố Buôn Ma Thuột dừng dạy học trực tiếp.

Bậc tiểu học có 52 tỉnh, thành phố đã tổ chức dạy học trực tiếp; 11 tỉnh, thành phố dừng dạy học trực tiếp do dịch diễn biến phức tạp: An Giang (khối lớp 1, 2), Tiền Giang (khối lớp 3, 4), Hà Nội (12 quận nội thành), Đắk Lắk (thành phố Buôn Ma Thuột), Lào Cai, Tuyên Quang, Hưng Yên, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Quảng Ninh.

Bậc THCS có 59 tỉnh, thành phố đã tổ chức dạy học trực tiếp; 4 tỉnh, thành phố dừng dạy học trực tiếp do dịch diễn biến phức tạp: Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội (khối lớp 6 của 12 quận nội thành).

Bậc THPT có 62 tỉnh, thành phố đã tổ chức dạy học trực tiếp; 1 tỉnh (Lào Cai) dừng dạy học trực tiếp do dịch diễn biến phức tạp.

Tin sáng 23-2: Sàng lọc ngẫu nhiên phát hiện 76% mắc Omicron, số trẻ mắc COVID-19 tăng cao - Hình 5

Tiêm vắc xin COVID-19 cho học sinh Thanh Hóa – Ảnh: HÀ ĐỒNG

Tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành

- Hà Nội, ngày 22-2 ghi nhận thêm 6.860 ca COVID-19, trong đó có 1.977 ca tại cộng đồng và 4.883 ca đã cách ly. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh có 435 ca; Hoàng Mai 423 ca; Nam Từ Liêm 393 ca; Sóc Sơn 377 ca; Bắc Từ Liêm 329 ca. Cộng dồn số mắc COVID-19 tại Hà Nội đến nay là 213.855 ca.

Hà Nội đang quản lý, điều trị hơn 78.000 ca F0, trong đó chủ yếu bệnh nhân ở thể nhẹ hoặc không triệu chứng được điều trị ở tầng 1 (hơn 95%), 3,37% đang điều trị ở tầng 2 và chỉ có 0,79% đang điều trị ở tầng 3. Thành phố đã thực hiện chiến dịch tiêm vét vắc xin cho hơn 115.000 người có nguy cơ cao không thể tới các điểm tiêm chủng, hiện chỉ còn 121 người chưa được tiêm.

- Đến hết ngày 22-2, Đắk Lắk vẫn là tỉnh có số F0 được phát hiện nhiều nhất ở khu vực Tây Nguyên. Từ chiều 21 đến hết ngày 22-2 ghi nhận số ca COVID-19 mới kỷ lục kể từ đầu mùa dịch đến nay với 1.264 ca. Trong đó có 961 ca cộng đồng, 294 ca cách ly tại nhà, 1 ca cách ly tập trung, 8 ca sàng lọc. Đến nay toàn tỉnh ghi nhận tổng cộng 24.469 ca COVID-19. Hiện đang điều trị 6.779 ca, đã khỏi bệnh, xuất viện 17.584, đang cách ly tại nhà.

- Kon Tum, ca COVID-19 mới được công bố ngày 22-2 là 189 ca. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã phát hiện ở tỉnh này là 5.828 bệnh nhân. Trong đó, đang điều trị 2.433 ca, đã khỏi, xuất viện 3.395 ca. Sở Y tế Kon Tum đã ban hành sổ tay hướng dẫn điều trị F0 tại nhà đến tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn.

- Lâm Đồng yêu cầu phải tiêm vắc xin COVID-19 cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên đạt 100% ngay trong tháng 2-2022. Ai không đồng ý tiêm yêu cầu ký bản cam kết chịu trách nhiệm khi mắc bệnh COVID-19. Tính từ ngày 21 đến 22-2, tỉnh ghi nhận số ca COVID-19 kỷ lục kể từ đầu mùa dịch đến nay khi chỉ trong 24 giờ đã phát hiện 629 ca COVID-19 mới, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 đã phát hiện tại Lâm Đồng là 24.368 ca.

- Thái Nguyên xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới năm 2022 với các mục tiêu: Đến hết quý 1 cơ bản hoàn thành bao phủ vắc xin mũi 3 cho người đủ điều kiện, tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

100% các huyện thị có cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 tối thiểu 50 giường, bố trí các cơ sở lưu trú để sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nhưng không đủ điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện cách ly, điều trị tại nhà.

100% bệnh viện đa khoa/trung tâm y tế tuyến huyện có hệ thống oxy hoặc bình oxy đáp ứng đủ yêu cầu điều trị và máy thở oxy thông thường; 100% các xã, phường, thị trấn có các trạm y tế lưu động với đầy đủ trang thiết bị theo quy định.

- Tỉnh Bắc Ninh đã triển khai tiêm trên 3,16 triệu liều vắc xin, bao gồm gần 1,25 triệu mũi 1, trên 1,19 triệu mũi 2 và mũi 3 là 716.800 mũi. Hiện Bắc Ninh có 24 xã phường ở cấp độ 1 của dịch; 24 xã phường ở cấp độ 2; 74 xã phường cấp độ 3; 4 xã phường ở cấp độ 4.

- Tỉnh Phú Thọ cho biết trong chiến dịch tiêm chủng mùa xuân từ ngày 29-1 đến 20-2, tỉnh đã tổ chức tiêm chủng cho trên 421.670 người từ 18 tuổi, tiêm mũi bổ sung/nhắc lại vắc xin COVID-19 (mũi 3). Đến nay có 123.397 (96,7%) trẻ từ 12 – 17 tuổi được tiêm đủ hai mũi vắc xin.

- Tại Bắc Giang, ngày 22-2 có 733 ca mắc điều trị khỏi. Hiện có 23.960 ca đang điều trị, trong đó có 22.295 cách ly, điều trị tại nhà (chiếm 93,1%), 12 ca nặng, 68 ca mức độ vừa, 6.717 ca mức độ nhẹ và 17.256 ca mắc không triệu chứng.

Về tiêm vắc xin COVID-19: tỉnh Bắc Giang đã tiêm 3,98 triệu mũi (gần 1,44 triệu mũi 1, mũi 2 cũng gần 1,44 triệu và mũi 3 trên 1,1 triệu, đạt tỉ lệ 86,5% người dân từ 18 tuổi trở lên đang cư trú trên địa bàn tỉnh).

Chuyên gia: có thể buộc phải đặt lại tên cho biến thể phụ của Omicron

Biến thể phụ BA.2 của Omicron không những lây lan với tốc độ nhanh hơn các biến thể trước đó, mà còn có thể gây bệnh nặng hơn, cũng như chặn đứng được một số vũ khí chủ lực hiện có trong điều trị Covid-19.

Chuyên gia: có thể buộc phải đặt lại tên cho biến thể phụ của Omicron - Hình 1

Không thể phát hiện BA.2 bằng phương pháp xét nghiệm PCR hiện có. Ảnh REUTERS

Đài CNN hôm 18.2 dẫn kết quả thu được từ phòng thí nghiệm ở Nhật Bản cho thấy BA.2 sở hữu những đặc điểm có thể cho phép nó gây bệnh nặng hơn các biến thể trước đó, bao gồm Delta.

Và như phiên bản gốc của Omicron, BA.2 chứng tỏ năng lực vượt qua phần lớn hàng rào miễn dịch đến từ vắc xin phòng Covid-19. Tin vui là mũi nhắc khôi phục được sự bảo vệ, giảm đến 74% nguy cơ mắc bệnh nặng nếu không may nhiễm biến thể phụ.

BA.2 cũng chống được một số liệu pháp điều trị bệnh Covid-19, bao gồm sotrovimab, loại kháng thể đơn dòng hiện được dùng cho các bệnh nhân mắc Omicron.

Báo cáo được đăng trên cổng thông tin bioRxiv trong lúc chờ được bình duyệt.

"BA.2 dường như nguy hiểm hơn BA.1 (Omicron) và có lẽ lây lan mạnh hơn, gây bệnh nặng hơn", Đài CNN dẫn lời tiến sĩ Daniel Rhoads của Trung tâm Y khoa Cleveland ở bang Ohio. Ông Rhoads là một trong những chuyên gia đã nghiên cứu báo cáo nhưng không tham gia trực tiếp.

BA.2 có nhiều đột biến so với chủng xuất hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc). Biến thể phụ này sở hữu hàng chục điểm khác nhau về di truyền so với Omicron, biến nó thành dòng riêng biệt so với Alpha, Beta, Gamma và Delta.

Nhà nghiên cứu Kei Sato của Đại học Tokyo, nhóm thực hiện báo cáo, cho rằng dựa trên những phát hiện mới, có lẽ đã đến lúc không nên xem BA.2 là biến thể phụ của Omicron. Đồng thời, thế giới cần theo dõi sát sao diễn biến của nó.

"Như có lẽ các bạn cũng biết, BA.2 được gọi là phiên bản tàng hình của Omicron", chuyên gia Sato lưu ý. Đó là do nó không lộ diện trong các kết quả xét nghiệm PCR. Vì thế, các phòng thí nghiệm cần phải thực hiện thêm một bước nữa để giải trình tự gien nếu muốn xác định một người mắc BA.2 hay không.

"Điều đầu tiên nhiều nước cần làm là nghĩ ra phương pháp mới để phát hiện BA.2", chuyên gia Nhật cho biết. Theo ông, có lẽ chúng ta đang đối mặt một biến thể mới, cần một cái tên mới từ bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho nó.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc
05:39:56 16/11/2024
3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột
05:35:02 16/11/2024
Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai
05:45:07 16/11/2024
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch
05:21:55 16/11/2024
Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp
05:25:24 16/11/2024

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
17:03:02 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Cụ bà U90 vẫn nhớ người yêu cũ của chồng, dân mạng khen 'quá dễ thương'
15:08:09 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024

Tin mới nhất

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'

18:58:14 15/11/2024
Trứng chứa nhiều protein nhưng ít calorie và carbohydrate. Dùng trứng cho bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân. Một quả trứng lớn chỉ chứa khoảng 78 calorie.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Thuốc điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt

08:32:13 15/11/2024
Thuốc chống co giật có ít tác dụng phụ khi so sánh với các loại thuốc giảm đau dài hạn khác. Các tác dụng phụ thường gặp như: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, khó tập trung, mất thăng bằng hoặc khó phối hợp...

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt, biết mà tránh kẻo hại vô cùng

08:29:44 15/11/2024
Cổ vịt được nhiều người yêu thích nhưng bộ phận này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho...

Hội chứng buồn sau sinh có phải là dấu hiệu trầm cảm?

08:28:34 15/11/2024
Đặc biệt, nếu sản phụ là người có tiền sử trầm cảm hoặc đang dùng thuốc chống trầm cảm, cần thông báo với bác sĩ sản phụ khoa ngay từ đầu khi chăm sóc trước khi sinh. Bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị để ngăn ngừa trầm cảm sau sin...

Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?

08:20:15 15/11/2024
Cynthia Sass cho biết thêm, nghiên cứu cho thấy nước có khả năng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất và mặc dù tác động có thể nhẹ nhưng nó có thể tạo ra tác động lớn hơn theo thời gian.

Có thể bạn quan tâm

Văn Quyết, Duy Mạnh tự "hủy hoại hình tượng" khiến dân tình ngã ngửa, hoá ra người đứng sau lại là ái nữ cựu chủ tịch CLB Sài Gòn

Sao thể thao

20:46:19 17/11/2024
Nàng WAG Nguyễn Quỳnh Anh - vợ của trung vệ Đỗ Duy Mạnh vừa đăng tải video về tiền đạo Văn Quyết và Duy Mạnh. Hai cầu thủ khiến dân tình không thể nhận ra khi diện đồ độc lạ khác hẳn ngày thường.

Khách gọi 11 món nhưng chỉ ăn hết 2, nhà hàng bị cảnh cáo: Cư dân mạng phản bác "không hợp lý"

Netizen

20:41:45 17/11/2024
Một nhà hàng tại Hồ Nam (Trung Quốc) bị cảnh cáo vì khách hàng gọi quá nhiều món nhưng không ăn hết, gây lãng phí thực phẩm. Sự việc này dấy lên tranh luận về trách nhiệm của nhà hàng trong việc ngăn chặn lãng phí thức ăn.

Kỳ Duyên có chia sẻ đầu tiên sau Chung kết Miss Universe, 1 chi tiết nhầm lẫn gây chú ý

Sao việt

20:21:20 17/11/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên đăng ảnh cận chiếc váy dạ hội bị bỏ lỡ ở Chung kết, đồng thời chia sẻ cảm xúc về hành trình Miss Universe vừa qua.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu

Thế giới

20:08:05 17/11/2024
Tại Hội nghị lần này, Brazil đã đề xuất ba trụ cột thảo luận chính bao gồm, hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách thể chế và quản trị toàn cầu.

Tự do sải bước, phong cách ngút ngàn với quần ống rộng

Thời trang

19:52:24 17/11/2024
Trong thế giới thời trang đầy biến hóa, quần ống rộng luôn khẳng định vị thế vững chắc như một biểu tượng của sự thoải mái và phong cách đỉnh cao.

Những màn đụng hàng váy áo đầy 'duyên nợ' giữa Thanh Thủy và Thùy Tiên

Phong cách sao

19:30:49 17/11/2024
Sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024, cộng đồng mạng soi ra cô nàng nhiều lần mặc đụng hàng với Hoa hậu Thùy Tiên. Hai nàng hậu một chín một mười khi diện trang phục đồng điệu.

Những mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng tạo

18:30:02 17/11/2024
Những tấm thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không quá cầu kỳ nhưng thể hiện rõ tình cảm chân thành và lòng biết ơn mà học trò muốn gửi đến thầy cô.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

Tin nổi bật

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

4 món canh bổ dưỡng nấu siêu dễ, nước dùng ngon đậm đà lại phù hợp cho chị em giữ dáng

Ẩm thực

16:08:24 17/11/2024
Tiết trời se lạnh rất thích hợp để có một bát canh ấm áp. Hãy cùng xem công thức nấu 4 món canh có tác dụng làm ấm dạ dày, giàu dinh dưỡng, ít calo thích hợp cho chị em giữ dáng.

Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch, động thổ, sửa chữa nhà, xuất hành

Trắc nghiệm

15:29:45 17/11/2024
Xem ngày 18/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch,