Tin sáng 16-10: Cung, cầu thị trường bất động sản đều giảm sâu, tại sao?
Khoảng 130.000 người đi làm việc ở nước ngoài năm 2022; Thanh khoản thị trường bất động sản giảm sâu; Miền Bắc đón không khí lạnh 14 độ C… là những tin đáng chú ý sáng nay.
Khoảng 130.000 người đi làm việc ở nước ngoài
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Gia Liêm – phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) – cho biết trong 9 tháng đầu năm 2022, có 105.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Số này chủ yếu tập trung ở 3 thị trường chính là Nhật Bản với 52.000 người, Đài Loan khoảng 45.000 người và Hàn Quốc khoảng 5.000 người.
Theo ông Liêm, với sự tiếp nhận lao động các nước cũng như các giải pháp khác trong nước, số lao động Việt Nam làm việc nước ngoài năm 2022 có thể đạt con số 120.000 – 130.000 (theo kế hoạch, con số này chỉ ở mức 90.000). Hiện các doanh nghiệp đang triển khai rất tích cực nhiều giải pháp để đưa thêm người lao động đi làm việc ở Singapore, các nước châu Âu…
Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã báo cáo trình Chính phủ tiếp tục triển khai các chương trình đưa lao động thời vụ sang Hàn Quốc làm nông nghiệp, đồng thời trao đổi, đàm phán với Israel để ký hiệp định về hợp tác đưa lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Gặp khó về dòng vốn, thanh khoản thị trường bất động sản giảm sâu
Việc khách hàng khó tiếp cận nguồn vốn vay đã tác động mạnh mẽ đến sức cầu, khiến thanh khoản thị trường bất động sản giảm – Ảnh: NGỌC HIỂN
Theo DKRA Việt Nam, nguồn cung căn hộ mới ở TP.HCM và các tỉnh giáp ranh trong quý 3-2022 ghi nhận 4.873 căn, giảm 64% so với quý trước nhưng tăng 39% so với cùng kỳ 2021. Sức cầu chung cũng ở mức thấp ở cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp, phần lớn do tâm lý e ngại vay mua bất động sản, lãi suất tăng cao.
Video đang HOT
Đối với thị trường nhà phố, biệt thự tại TP.HCM và vùng phụ cận cũng ghi nhận tình trạng khách hàng khó tiếp cận nguồn vốn vay đã tác động mạnh mẽ đến sức cầu khiến thanh khoản thị trường giảm. Lượng tiêu thụ ghi nhận ở mức thấp, chỉ đạt 47%, giảm so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cũng cho biết nguồn cung bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt. Nguồn cung trên thị trường chủ yếu thuộc phân khúc trung, cao cấp với mức giá không phù hợp với đa số người dân có nhu cầu ở thực. Trong khi đó, tỉ lệ hấp thụ trong quý 3 chỉ đạt 33,5%, giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm và lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Dòng vốn bất động sản gặp khó và lãi suất tăng khiến nhà đầu tư do dự trong các quyết định đầu tư. Giá bất động sản có dấu hiệu chững lại, một số dự án đã phải sử dụng chính sách bán hàng linh hoạt, chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết vay hay mua lại…”, đại diện VARS cho biết.
Số việc làm mới trong năm 2022 ở Hà Nội có thể cán mốc 190.000
Người lao động nghe tư vấn yêu cầu việc làm và mức đãi ngộ của doanh nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội – Ảnh: HÀ QUÂN
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm, thành phố tạo cơ hội có việc cho khoảng 500.000 người, giảm tình trạng thiếu việc của khoảng 90.000 lao động. Doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 17,58% so với cùng kỳ 2021 cũng tạo nhiều việc làm chính thức.
Nhu cầu tuyển dụng 3 tháng cuối năm 2022 ở Hà Nội khoảng 100.000 – 120.000 lao động. Trong đó, ngành thương mại, dịch vụ tăng 20% chỉ tiêu tuyển dụng để chuẩn bị cho dịp cao điểm lễ Tết sắp tới.
TP.HCM: Thi đua bàn giao mặt bằng đường vành đai 3 sớm hơn dự kiến
Một khu vực cắm cọc ranh giải phóng mặt bằng dự án vành đai 3 TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ngày 16-10, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cùng UBND TP Thủ Đức, các huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh sẽ ký kết giao ước thi đua hoàn thành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dự án vành đai 3 TP.HCM đoạn đi qua địa bàn thành phố.
Theo mốc kế hoạch, tháng 6-2023, các địa phương phải bàn giao 70% mặt bằng cho chủ đầu tư để khởi công dự án và đến cuối năm 2023 sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng. Tuy nhiên, các đơn vị sẽ cố gắng, nỗ lực hoàn thành công tác bàn giao mặt bằng sớm hơn so với các mốc thời điểm nêu trên.
Ngay sau khi UBND TP phê duyệt ranh dự án ngày 30-9, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (chủ đầu tư) đã phối hợp với các sở ngành và TP Thủ Đức, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh triển khai cắm 1.802/1.901 cọc mốc (đạt 95% tổng khối lượng công việc).
Toàn bộ công tác cắm cọc và bàn giao ranh mốc cho UBND TP Thủ Đức, các huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh trên 45km đường vành đai 3 TP.HCM sẽ hoàn thành trước ngày 20-10.
Miền Bắc đón không khí lạnh 14 độ C
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm nay 16-10, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục lạnh về đêm và sáng sớm, vùng núi trời rét. Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng ở vùng núi Bắc Bộ phổ biến 14-17 độ; khu vực trung du, vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ 17-20 độ.
Từ gần sáng ngày 17-10, ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9; khu vực vịnh Bắc Bộ sóng biển cao 2,5-3,5m; khu vực Bắc Biển Đông sóng biển cao 4-6m; biển động mạnh.
Ca COVID-19 cả nước lại tăng; hàng loạt tỉnh thành chậm tiêm vắc xin cho trẻ 5-12 tuổi
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 15-10 của Bộ Y tế cho biết có 732 ca mắc mới, tăng gần 250 ca so với ngày trước đó. Trong ngày có gần 300 bệnh nhân ra viện, tiếp tục không có trường hợp tử vong.
Siết chặt thuế chuyển nhượng bất động sản
Khai giá giao dịch thấp hơn thực tế trong chuyển nhượng BĐS để gian lận, trốn thuế là tình trạng diễn ra khá phổ biến thời gian qua gây thất thu ngân sách nhà nước.
Ngành Thuế TP Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm siết chặt quản lý thuế trong lĩnh vực trên. Kết quả quý I năm nay đã điều chỉnh giá giao dịch trên 10.800 hồ sơ, thu thêm cho ngân sách 380 tỷ đồng. Tuy nhiên, để xử lý triệt để vẫn cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Để tránh tình trạng kê khai giá chuyển nhượng thấp hơn so với thực tế, theo các chuyên gia giải pháp căn cơ đầu tiên chính là phải xây dựng khung giá đất từ cơ quan thuế. Bởi hiện bảng giá đất có nơi chỉ bằng 10 - 15% giá thị trường, thậm chí còn thấp hơn.
Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN.
Ngoài ra, để đồng bộ các giải pháp trong việc siết chặt thuế chuyển nhượng còn cần xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp với ngành thuế, các giao dịch mua bán bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng.
Đồng thời, cơ quan công chứng cũng phải thực hiện công chứng hợp đồng mua bán bất động sản chuẩn xác với giá thị trường, không chỉ đơn thuần xác nhận chữ ký thảo thuận của hai bên như hiện nay.
Theo cơ quan thuế TP Hồ Chí Minh, trong quý I năm nay đã có nhiều sự chuyển biến tích cực việc người dân kê khai giá tương đối sát với thực tế. Bởi Tổng Cục thuế đã có chỉ thị yêu cầu kiểm tra lịch sử các lần giao dịch, so sánh và chấn chỉnh nếu phát hiện người nộp kê khai thấp hơn giá thực tế.
Về góc độ người mua - bán, nếu kê khai đúng giá thị trường sẽ không phải chịu mức thuế cao cho lần chuyển nhượng tiếp theo.
Mega Royal City đón đầu nhịp phát triển của TP.Đồng Xoài Song hành cùng Bình Phước đang phát triển là sự xuất hiện của đô thị xanh Mega Royal City - biểu tượng ngay trái tim thành phố Đồng Xoài. Nổi bật với vị trí đắt giá trên mặt tiền QL14, dự án mang đến nhịp sống năng động cùng tiềm năng tăng giá bền vững trong tương lai. Vị trí tạo giá trị...