Tin quốc tế 26.3.2014
Tàu bốc cháy, 6 người chết. Sáng 24.3, một tàu cá bất ngờ phát hỏa ở vùng biển phía nam đảo Jeju, Hàn Quốc khiến 6 người chết và một người mất tích. Số nạn nhân tử vong gồm 1 người Hàn Quốc và 5 người Indonesia, theo Yonhap.
Tàu cá bốc cháy ở phía nam đảo Jeju – Ảnh: Chụp từ clip
Giới chức đã cứu được 2 người và đến hôm qua vẫn chưa có thông tin về nạn nhân mất tích. Cảnh quay trong đoạn clip cho thấy tàu cháy dữ dội, bốc khói đen ngùn ngụt. Nhiều tàu đã được điều đến để dập tắt đám cháy và cứu hộ nhưng tàu cá vẫn chìm sau đó khoảng 6 giờ đồng hồ.
Xe rơi xuống biển khi lên phà. Ngày 24.3, Đài ITN phát đoạn clip quay cảnh một chiếc xe hơi rơi xuống biển khi cố gắng chạy lên chiếc phà chuẩn bị rời bến tại một cảng biển ở TP.Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Hai bánh sau của chiếc xe chở 4 người không leo lên được phà và xe từ từ tuột xuống biển trước sự chứng kiến của nhiều hành khách.
Chỉ có 2 phụ nữ tự bơi được ra ngoài, còn một bà cụ và một bé gái 5 tuổi được thợ lặn vớt lên. Đứa bé không qua khỏi sau khi được đưa đến bệnh viện. Nguyên nhân vụ việc được cho là cửa lên xuống phà đóng không đúng cách.
Thương vong tăng trong vụ lở đất ở Mỹ. Tính đến hôm qua, vụ lở đất ngày 22.3 tại thị trấn Oso, bang Washington (Mỹ), đã làm ít nhất 14 người thiệt mạng và 108 người mất tích, theo AFP. Một vạt đồi ở thị trấn này đã đổ sụp, gây ra trận lũ bùn kinh hoàng chôn vùi 35 căn nhà và nhiều xe cộ.
Công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn do khu vực hiện ngập trong bùn, nền đất lại không vững, gây lo ngại sẽ tiếp tục xảy ra lở đất. Chính quyền địa phương đã tăng cường nhiều trực thăng, một đội cảnh khuyển và nhiều thiết bị hiện đại khác để hỗ trợ.
Thử “cảm giác mạnh” tập thể. Anh Mike Wilson và nhóm bạn ưa mạo hiểm vừa thực hiện pha nhảy với dây bảo hộ xuống vực sâu 183 m ngay cạnh thác nước Magwa ở Nam Phi. Pha “cảm giác mạnh” tập thể này được thực hiện cho chương trình Never Before, Never Again của website Epic TV. Từng người trong nhóm lần lượt nhảy vào khoảng không và bắt đầu “tận hưởng” những giây ngắn ngủi rơi tự do. Xem thì đơn giản nhưng nhóm của anh Wilson đã phải tính toán rất kỹ để tránh va chạm vào các vách đá xung quanh khi rơi.
Theo VNE
Video đang HOT
'Người hùng' vụ cháy tàu cánh ngầm: Sống trên thuyền thì nhớ bờ
Đến bến phà Mỹ Lợi (cũ), chỉ cần nói ông Hồng &'cứu nạn tàu cánh ngầm', hầu như ai cũng biết. Một lát sau ông cùng con trai Ngô Huỳnh Long đi ghe trên con sông Vàm Cỏ hiền hòa để đón chúng tôi vào nhà.
Ông Ngô Văn Hồng
Ông Ngô Văn Hồng - người tham gia cứu người trong vụ cháy tàu cánh ngầm vừa qua ở TP.HCM - ở ấp Bà Nghĩa, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước (Long An).
Như một giấc mơ
"Lúc sự cố cháy tàu xảy ra tôi chỉ biết cứu người thôi chứ không hề nghĩ một ngày mình nổi tiếng thế này. Lại được Chủ tịch nước gửi thư khen, UBND TP.HCM tặng bằng khen. Tôi tự hào và hãnh diện lắm. Tết vừa qua là cái tết ấm cúng và vui nhất trong đời", ông Hồng vẫn còn cảm xúc lâng lâng khi nhắc lại câu chuyện cũ.
Ông Hồng có hơn 40 năm lênh đênh trên sông nước
Sống trên thuyền thì nhớ gia đình ở trên bờ, về chưa lâu lại nhớ sông nước. Về nhà ăn tết được mấy ngày mà đôi chân lại như cuồng. Lâu lâu phải lấy thuyền chạy qua chạy lại bến phà cho đỡ nhớ. Có lẽ cái nghiệp sông nước ngấm vào người không thể dứt được
Ông Ngô Văn Hồng
Ấm cúng nhất trong đời như ông kể là ngày 28 tết ông và vợ đã quyết định dong thuyền về nhà sớm đón tết. Đi qua chợ Phú Xuân ở Nhà Bè (TP.HCM), ông quyết định dừng thuyền ghé chợ hoa mua hai chậu cúc về chưng trong mấy ngày tết.
Tết Giáp Ngọ 2014 hơn cả sự tưởng tượng của ông khi người thân, bạn bè nghe chuyện ông dũng cảm cứu người đã kéo đến rần rần trong ba ngày tết. Suốt cái tết năm rồi, ở nhà hay đi đâu, cứ có khách là ông Hồng phải kể lại câu chuyện cứu người.
"Có lẽ tết vừa rồi tôi xỉn nhiều nhất. Cuộc nhậu nào trong xóm mọi người cũng hỏi thăm, ai cũng mời riêng một ly. Họ mời riêng mình không thể từ chối được. Mà chúc nhiều quá rồi ngồi một hồi xỉn lúc nào không hay", ông Hồng cười cười, nói.
Rồi ngày 5.2 mới đây, gia đình ông lại thêm một lần hãnh diện khi được đích thân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi thư khen.
Ông Hồng kể, trước đó ngày 4.2, khi chính quyền địa phương thông báo sẽ có thư khen từ Chủ tịch nước, tối hôm đó ông và vợ không chợp mắt được. Và ông không thể ngờ rằng hành động cứu người của mình lại được nhiều người quan tâm đến vậy. Bao nhiêu ký ức sông nước như ùa về với người đàn ông ngót ngét tuổi 60.
Một đời sông nước
Gia đình ông có thâm niên nghề sông nước từ đời ông cố. Hơn 13 tuổi, ông Hồng được cha cho xuống thuyền để tập tành với sông nước; 18 tuổi có chứng chỉ đường sông; 25 tuổi có bằng thuyền trưởng hạng 2 có khả năng lái những tàu thuyền trọng tải 500 - 1.000 tấn.
Ông Hồng với đưa cháu nội của mình
Nghề sông nước của ông Hồng cũng thăng trầm như "con nước lớn, nước ròng" của dòng sông Vàm Cỏ bên nhà. Có những lúc ông đã làm chủ thuyền trọng tải lớn, chuyên chở vật liệu xây dựng, hàng hóa chinh chiến trên những con sông khắp các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Thế rồi ngày tháng hưng thịnh không được dài lâu. Việc làm ăn ngày càng kém khiến ông phải liên tục bán thuyền lớn để sang thuyền nhỏ. Khoảng 3 năm gần đây, ông mới chuyển sang nghề bán đồ tạp hóa như đồ khô, mì, nước... trên sông ở khu vực Tân Thuận, quận 7, TP.HCM. Khách mua hàng chủ yếu là những người đi trên các sà lan, ghe thuyền qua lại.
Bốn người con của ông, ngoài một người đã mất, một người ở nhà, hiện có hai người con trai "nối nghiệp" sông nước của ông, cũng lênh đênh trên thuyền bán hàng tạp hóa. Buổi sáng, thuyền của ba cha con tỏa đi ba hướng, tối về chụm lại để nương tựa nhau khi tắt lửa tối đèn.
Vì hành động dũng cảm cứu người, ông Hồng được UBND TP.HCM tặng bằng khen
Cuộc sống hiện tại còn vất vả nhưng niềm an ủi lớn nhất với ông là cha mẹ già dù năm nay đã ngoài 90 tuổi nhưng vẫn còn khá khỏe và minh mẫn. Mấy đứa cháu nội ngoại ở với ông đều ngoan, vâng lời ông bà, cha mẹ và học khá giỏi. Vui nhất là mỗi lần lên bờ về đến nhà là mấy đứa cháu nhỏ chạy lăng xăng, vây quanh mình.
Ba thế hệ trong gia đình ông Hồng đều mưu sinh trên sông nước
"Sống trên thuyền thì nhớ gia đình ở trên bờ, về chưa lâu lại nhớ sông nước. Về nhà ăn tết được mấy ngày mà đôi chân lại như cuồng. Lâu lâu phải lấy thuyền chạy qua chạy lại bến phà cho đỡ nhớ. Có lẽ cái nghiệp sông nước ngấm vào người không thể dứt được", ông Hồng nói.
Khoảng 13 giờ ngày 20.1, tàu cánh ngầm VinaExpress 1 chạy tuyến TP.HCM đi Vũng Tàu đã bốc cháy trên sông Sài Gòn. Lúc đó, 92 hành khách đã nhảy xuống sông và được những người dân mưu sinh trên sông cùng lực lượng chức năng cứu vớt đưa vào bờ an toàn. Trong đó, gia đình ông Ngô Văn Hồng cùng gia đình con trai Ngô Huỳnh Long và gia đình vợ chồng chị Nguyễn Thị Thu Thủy - Nguyễn Văn Có (ngụ xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, Tiền Giang) cứu được nhiều người nhất. Với hành động dũng cảm này, các gia đình cứu người đã được UBND TP.HCM tặng bằng khen. Vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng trao thư khen ngợi những gia đình có hành động nghĩa hiệp này.
Theo TNO
Vụ tàu cánh ngầm mới đăng kiểm đã bốc cháy: Đình chỉ hai đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm số 6 phải tổ chức soát xét hồ sơ có liên quan và quá trình kiểm tra chiếc tàu cánh ngầm bị cháy hôm 20/1. Chiếc tàu chở 92 người cháy rụi trên sông, may mắn không ai thiệt mạng Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa yêu cầu Chi cục Đăng kiểm số 6 tạm đình chỉ hai đăng...