Tin quân sự nóng: Nhật Bản sẽ có tàu sân bay đầu tiên
Nhật Bản sẽ nâng cấp tàu sân bay trực thăng của mình lên thành tàu sân bay tiêu chuẩn. Động thái này bị nhiều người chỉ trích là vi phạm Hiến pháp Nhật Bản vốn cam kết rằng lực lượng vũ trang của xứ sở hoa anh đào sẽ chỉ đóng vai trò phòng thủ.
Tàu sân bay trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản. Ảnh: Kyodo News.
Theo tờ The Guardian (Anh), lần đầu tiên sau Thế chiến 2, Nhật Bản sẽ sở hữu ít nhất 1 tàu sân bay trong bối cảnh nước này đang cố gắng đối trọng với sự bành trướng của Trung Quốc trên Thái Bình Dương.
Cụ thể, chính phủ Nhật Bản sẽ nâng cấp 2 tàu sân bay trực thăng lớp Izumo có sẵn để các tàu này có khả năng vận chuyển, phóng máy bay chiến đấu. Theo dự kiến, kế hoạch này sẽ được trình bày trong bản hướng dẫn quốc phòng sắp được công bố vào tháng tới.
Được biết, thông qua việc tái trang bị 2 tàu lớp Izumo – vốn dài 248m, có khả năng mang theo 14 trực thăng, Nhật Bản có thể chuyển đổi mục đích sử dụng từ tàu sân bay trực thăng sang tàu sân bay tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, quyết định mới của Tokyo đã gặp không ít chỉ trích. Theo đó, nhiều người cho rằng việc sở hữu tàu sân bay sẽ vi phạm Hiến pháp sau chiến tranh của Nhật Bản, quy định lực lượng vũ trang sẽ chỉ phục vụ mục đích phòng thủ đất nước.
Video đang HOT
Trước đó, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã loại trừ khả năng nước này sở hữu tàu sân bay với lý do những tàu này sẽ mang mục đích tấn công – qua đó vi phạm chủ trương hòa bình của xứ sở hoa anh đào.
Trong một diễn biến liên quan, tạp chí kinh doanh Nikkei mới đây cũng đã đưa tin rằng Tokyo dự định mua 100 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 từ Mỹ với tổng trị giá hơn 8,8 tỷ USD. Động thái này diễn ra chỉ 1 năm sau khi Tổng thống Donald Trump thúc giục đồng minh “ruột” mua thêm nhiều khí tài quân sự Mỹ. Như vậy, tổng số máy bay F-35 mà Nhật Bản mua sẽ là 142 chiếc.
Theo Danviet
Tàu sân bay Trung Quốc tự đóng mới dính "đòn" từ Mỹ
Tàu sân bay này sẽ được tích hợp công nghệ hiện đại nhất như hệ thống phóng điện từ giống tàu sân bay Mỹ.
Tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), tiến độ đóng tàu sân bay mới của Trung Quốc đang bị chậm lại vì căng thẳng với Mỹ và cải cách quân đội đã khiến ngân sách bị ảnh hưởng.
Tân Hoa Xã hôm 25.11 nói tàu sân bay Type 002 thế hệ mới đang được gấp rút hoàn thiện. Giới quan sát dự đoán con tàu sẽ được bàn giao cho hải quân Trung Quốc vào ngày 1.10 năm sau, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tàu sân bay mới sẽ được tích hợp công nghệ hiện đại nhất như hệ thống phóng điện từ giống tàu sân bay Mỹ. Nhưng tiến độ đóng tàu đã chậm lại đáng kể vì chi phí leo thang cũng như căng thẳng với Mỹ.
"Tiến độ đóng tàu Type 002 chậm lại trong khi kế hoạch đóng thêm tàu sân bay cũng bị hoãn... vì căng thẳng trong thương mại với Mỹ", nguồn tin nói trên SCMP. "Bắc Kinh không muốn chọc giận Washington hơn nữa, bởi nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển chậm lại khi hai quốc gia không ngừng tăng thuế các mặt hàng xuất khẩu của nhau".
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng gặp nhiều thách thức trong việc đóng tàu sân bay mới. "Trung Quốc vẫn chưa thể phát triển được mẫu tiêm kích hạm mới phù hợp với tàu sân bay Type 002", nguồn tin quân sự cho biết.
Tiêm kích hạm J-15 được coi là mẫu chiến đấu cơ hoạt động không đáng tin cậy, hay gặp trục trặc kỹ thuật. Toàn bộ phi đội J-15 từng bị cấm bay để điều tra sau tai nạn chết người năm 2016.
Động cơ Trung Quốc hoạt động kém bền bỉ và thiếu tin cậy so với động cơ Mỹ hay Nga.
"Một vấn đề khác là tuổi thọ động cơ J-15 khá ngắn, dù đã sử dụng động cơ WS-10H Taihang, mạnh mẽ và hiện đại hơn", nguồn tin am hiểu về dự án đóng tàu sân bay cho biết.
Động cơ mới giúp tăng giờ bay từ 800 lên 1.500, nhưng vẫn khá lép vế so với động cơ F414 của General Electric, sử dụng trên tiêm kích hạm F-18 Super Hornets. Động cơ này giúp máy bay Mỹ hoạt động tới 4.000 giờ mới phải thay thế.
"Động cơ Trung Quốc hoạt động kém bền bỉ, phải thay thế nhiều hơn, tiêu tốn nhiều tiền của hơn", nguồn tin nói.
Trung Quốc dự tính đóng 4 tàu sân bay nội địa cho đến năm 2030, nhưng kế hoạch này có thể phãi trì hoãn vì những khó khăn liên quan đến kinh tế và chính trị.
Do đó, hải quân Trung Quốc vẫn còn kém xa Mỹ trong thời gian dài. Hải quân Mỹ hiện có 11 nhóm tác chiến tàu sân bay và có thể huy động 8 tàu chiến đấu vào bất cứ thời điểm nào.
Theo Danviet
Nóng: Tên lửa Iran có thể chọc thủng các căn cứ quân sự Mỹ Các căn cứ quân sự và tàu sân bay của Mỹ nằm trong tầm phóng của các tên lửa Iran, hãng tin Tasnim cho biết, dẫn nguồn là Tướng Amir Ali Hajizade, lãnh đạo Quân đoàn Cách mạng Hồi giáo (IRGC, một phần của lực lượng vũ trang Iran). Như tuyên bố của vị tướng, các căn cứ không quân Mỹ "El Udeid"...