Tin quân sự: Nga có hệ thống S-700, đủ khả năng “khóa” cả Trái Đất?
Tiết lộ chấn động được đưa ra khi vị chính trị gia 72 tuổi bình luận về việc Nga chuyển các hệ thống S-300 cho Syria.
Một hệ thống S-300 được Nga chuyển cho Syria. Ảnh: Sputnik.
Theo RT, nghị sĩ Nga Vladimir Zhirinovsky – người lãnh đạo Đảng Tự do Dân chủ (LDPR) theo chủ nghĩa dân tộc từ những năm 90 của thế kỷ trước cho tới này – đã vô tình hé lộ rằng Nga đã sở hữu các hệ thống phòng không “S-600″ và “S-700″. Tiết lộ chấn động này được đưa ra khi vị chính trị gia 72 tuổi bình luận về việc Nga chuyển các hệ thống S-300 cho Syria.
“Nước Mỹ đã có hứng thú với S-300″, ông Zhirinovsky nói trong một chương trình đối thoại vào hôm thứ Năm (11.10) vừa rồi.
“Trước đó, họ không chú ý gì tới các hệ thống S-300. Thế nhưng bây giờ, người Israel – đồng minh thân cận của Mỹ – sợ hệ thống S-300 của Syria, dẫn đến Washington cũng bắt đầu sợ S-300. Không chỉ máy bay của Israel, mọi chiến đấu cơ khác (xâm phạm không phận Syria – PV) đều sẽ bị tiêu diệt”.
Video đang HOT
“Người Mỹ đang rất lo sợ, họ thấy ‘ngại’ hệ thống phòng không tốt nhất thế giới là S-300 của Nga. Chúng ta còn có cả S-400, S-500, S-600 và S-700. Chúng ta có thể phong tỏa cả hành tinh và không một máy bay nào có thể cất cánh”, RT dẫn lời đùa của ông Zhirinovsky.
Cũng theo RT, sau phát ngôn của ông Zhirinovsky, cả khán phòng cũng như các khách mời khác trong chương trình đối thoại đã bật cười và vỗ tay. Thậm chí, người dẫn chương trình còn hưởng ứng câu chuyện đùa của ông Zhirinovsky khi cảnh báo vị nghị sĩ không nên tiết lộ thêm các bí mật về “ hệ thống S-1500″ của quân đội.
Tuy nhiên, ông Zhirinovsky đã vui vẻ bỏ qua lời cảnh báo bông đùa, đồng thời tuyên bố hệ thống S-700 – vốn chưa hề tồn tại – sẽ “chặn tất cả các mối đe dọa khi còn trên bệ phóng và sẽ là đòn kết liễu cuối cùng của hệ thống phòng không Nga”.
Được biết, hệ thống phòng không tối tân nhất hiện đang trong biên chế của quân đội Nga là S-400 Triumf. Hệ thống này ra đời vào năm 2007, được thiết kế dựa trên hệ thống S-300 nhưng có nhiều cải tiến lớn về tính hiệu quả, khu vực bao trùm cũng như khả năng chặn nhiều loại mục tiêu khác nhau. Ban đầu, Moscow định đặt tên hệ thống này là S-300PM3 và cho thiết kế với hình dáng giống với hệ thống S-300. Theo RT, việc này là để đối thủ không thể nắm rõ được thông tin về hệ thống phòng thủ phải đối phó.
Theo Danviet
F-35I không dám cất cánh thử độ nhạy của S-300
Dù nhiều lần tuyên bố dùng F-35I phá hủy S-300 của Syria nhưng hiện tại, tiêm kích tàng hình này của Israel không thể cất cánh.
Thông tin bất ngờ này được tờ Times of Israel dẫn nguồn tin quân sự từ Tel Aviv cho biết, toàn bộ tiêm kích F-35I của Không quân Israel tạm thời dừng mọi hoạt động, kể cả những chuyến bay gần Syria.
Mệnh lệnh được thực hiện sau thông cáo của Lầu Năm Góc đưa ra hôm 11.10.
Thông cáo nêu rõ, Mỹ đã quyết định ngừng bay toàn bộ phi đội máy bay tiêm kích đa năng tối tân F-35 của Mỹ và khuyên khách hàng trên toàn cầu cũng làm như vậy sau vụ tai nạn của chiếc F-35B ở bang Nam Carolina hồi tháng trước.
Tiêm kích F-35 phô diễn khả năng bay tầm thấp.
Giới chức Lầu Năm Góc cho biết các cuộc kiểm sẽ được tiến hành liên quan tới lỗi đường ống dẫn nhiên liệu trên F-35. Quyết định trên có hiệu lực đối với tất cả các biến thể của máy bay F-35, bao gồm cả F-35A của Không quân và F-35C của Hải quân.
Động thái trên diễn ra sau khi ngày 28.9 lần đầu tiên một chiến đấu cơ F-35 của Mỹ bị rơi tại bang Nam Carolina. Chiếc F-35 tàng hình đã bị rơi và bị phá hủy hoàn toàn trong lúc đang tham gia huấn luyện.
Cùng với thông tin trên, tờ Times of Israel cũng thừa nhận rằng, dù không có lệnh cấm bay thì F-35I cũng không dám mạo hiểm điều chiến đấu cơ đắt đỏ này xâm nhập không phận Syria khi biết chắc hệ thống S-300 ở đó đang sẵn sàng nhả đạn.
Nguyên nhân khiến Israel không dám liều lĩnh với số phận của F-35I được đánh giá có liên quan đến vụ việc chiến đấu cơ này bị lộ mật trên trang theo dõi máy bay FlightRadar24 (vốn không có khả năng phát hiện được máy bay tàng hình).
Dữ liệu trên FlightRadar24 hôm 23.7 cho thấy một tiêm kích tàng hình F-35I hoạt động trên không phận miền bắc Israel. Giới quân sự Israel đã đưa ra nhiều giả thuyết về việc chiếc F-35I này bị lộ dữ liệu hành trình bay, trong đó có thể có cả phần lỗi của viên phi công đã quên tắt bộ định vị của chiến đấu cơ tàng hình.
Số liệu trên trang FlightRadar24 cho thấy, chiếc tiêm kích F-35I sử dụng mã hiệu AF351F của Mỹ, cất cánh từ căn cứ không quân Nevatim, bay qua Dải Gaza rồi hướng ra biển.
Chiếc F-35I này đã bay dọc bờ biển với tốc độ tối đa 1.175 km/h, trước khi quần đảo trên bầu trời khu vực Haifa, gần biên giới Israel - Lebanon. Toàn bộ hành trình bay này kéo dài trong khoảng một giờ và đã được FlightRadar24 nắm rõ.
Dù nhiều lý do được Israel đưa ra để giải thích cho việc chiếc tiêm kích này bị lộ mật nhưng chúng không đủ xóa tan sự nghi ngờ về tính năng tàng hình thực của máy bay này. Chính vì vậy, việc cho F-35I đối mặt với S-300 tại Syria là một thách thức mà Israel khó có thể dám vượt qua.
Theo Hòa Bình (Báo Đất Việt)
Tiêm kích Israel áp sát không phận Syria để thử S-300 Biên đội F-16 Israel xuất hiện trên bầu trời Lebanon sau khi phòng không Syria tiếp nhận hệ thống tên lửa S-300 của Nga. Các tiêm kích F-16 của Israel. Ảnh: JNS. 4 tiêm kích F-16 Israel ngày 8.10 hoạt động trong thời gian ngắn trên vùng trời gần thành phố Tripoli của Lebanon, quốc gia có chung biên giới với Syria, trước...