Tin “phép màu” đắp lá, bệnh nhân ung thư thêm nỗi đau
Trốn tránh hiện thực, tìm “phép màu” trong dân gian, không ít bệnh nhân ung thư vú đã tìm đến các lang băm, đắp lá để hy vọng khối u được “hút ra”, bệnh sẽ biến mất.
“Đặt cược” mạng sống
Mới đây, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội tiếp nhận một bệnh nhân nữ với các vết lở loét, sưng phồng, chảy máu mủ ở vùng ngực. Bệnh nhân là bà N.T.C (52 tuổi, Sơn Tây, Hà Nội). Trước đó, bà C đã được chẩn đoán là ung thư vú giai đoạn 2. Dù bác sĩ đã khuyên ung thư vú giai đoạn 2 nếu tuân thủ phác đồ điều trị thì tỷ lệ khỏi bệnh rất cao nhưng bà C không nghe.
TS Lê Hồng Quang khám (xem phim) để tìm phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Ảnh: Diệu Linh
“Chị em nhất là phụ nữ ngoài 40 tuổi nên thường xuyên tự kiểm tra ngực, nhìn, sờ để phát hiện màu sắc, khối u bất thường, tốt nhất là sau sạch kinh 5 ngày. Chị em cũng nên đi khám định kỳ để được các bác sĩ chuyên khoa sản, chuyên khoa ung thư tư vấn, khám lâm sàng và chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú. Với các ca ung thư vú được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ chữa khỏi lên đến 80 – 90%”. PGS – TS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K T.Ư
Bà C cho hay, theo lời mách nước, bà nhờ người làng mua thuốc lá của bà lang trên vùng núi với lời quảng cáo: “Chữa khỏi nhiều ung thư hiểm nghèo như phổi, vú, não…”. Bà C đã dùng lá đắp vào phần vú có khối u. Dù cảm thấy nóng rát, đau tức nhưng bà C lại tin đó là thuốc đang “có tác dụng”. Cho đến khi ngực sưng tấy, lở loét, chảy mủ thì con cái mới ép bà đi khám.
Tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, bà C được chẩn đoán bị nhiễm trùng nặng tuyến vú do đắp lá. Phần hoại tử đã lan rộng sang nách, các bác sĩ đã phải cắt bỏ toàn bộ vú và khoét rộng sang cả nách. Điều đáng tiếc là khối u xâm lấn, di căn sang nhiều bộ phận của cơ thể, chuyển sang ung thư giai đoạn cuối. Dù cắt bỏ toàn bộ vú nhưng tính mạng bà C vẫn khó tiên lượng.
Video đang HOT
TS, bác sĩ Lê Hồng Quang – Trưởng khoa Ngoại vú (Bệnh viện K T.Ư) cũng chia sẻ, ông cũng đã gặp rất nhiều ca ung thư vú nhưng bệnh nhân tự đắp lá linh tinh, dẫn đến viêm nhiễm, lở loét. “Có nhiều trường hợp khiến chúng tôi phát hãi. Khối u hoại tử, lở loét, hôi thối kinh khủng. Lúc đấy việc điều trị vô cùng khó khăn vì da thịt hoại tử, thối rữa. Chúng tôi vừa phải cắt bỏ da thịt hoại tử, vừa phải tìm cách nạo vét hạch cho sạch, không bị bỏ sót vì da thịt ở tuyến vú đã trở thành một mớ hỗn độn” – TS Quang nói.
TS Quang cho biết, không chỉ người bệnh ở vùng sâu vùng xa lạc hậu như vậy mà ngay cả người ở thủ đô, có trình độ văn hoá cũng gặp nhưng sai lầm nghiêm trọng, thiếu hiểu biết như vậy. Theo TS Quang, khi được chẩn đoán ung thư, có nhiều người bệnh có xu hướng buông xuôi “muốn đến đâu thì đến”, nhưng có một số người lại rơi vào “tự kỷ ám thị”, không thừa nhận thực tế bệnh tật, từ chối điều trị bằng các phương pháp khoa học. Họ tìm phép màu, tìm hy vọng ở các bài thuốc lá, các phương pháp chữa ung thư dân gian qua lời mách nước, quảng cáo của bạn bè, dư luận… Các bài thuốc này thường được tuyên truyền, thổi phồng tác dụng như “thuốc tiên”, “thần dược” chữa ung thư khiến nhiều người mê muội nghe theo. Thậm chí, họ còn tin rằng khi đắp thuốc, da thịt loét nhưng khối u sẽ được “hút” ra một cách tự nhiên và bệnh sẽ khỏi.
“Hậu quả là khối u to còn hoại tử nên các bác sĩ phải cắt bỏ phần ngực rộng hơn, sâu hơn. Nghiêm trọng nhất là bệnh nhân đã bị chậm điều trị, dẫn đến ung thư đã chuyển sang giai đoạn muộn hơn khiến việc điều trị khó khăn, thậm chí đã quá muộn, không thể cứu được tính mạng bệnh nhân” – TS Quang nhấn mạnh.
Vừa thẩm mỹ ngực đã bị ung thư vú
TS Quang còn chia sẻ, gần đây, ông gặp ít nhất 5 ca bệnh nhân nữ ung thư vú mà trước đó đã đi phẫu thuật nâng ngực. Có bệnh nhân mới nâng ngực được 1 năm rưỡi, nhưng cũng có người đã phẫu thuật 10 năm.
“Việc nâng ngực không tác động gì đến việc ung thư vú. Việc đặt túi ngực cũng thường dưới cơ ngực, trong khi u vú thường nằm trên mô mềm phía trên cơ ngực, do đó không cản trở gì đến việc phát hiện khối u nếu nó xuất hiện” – TS Quang nói thêm.
Theo TS Quang, hiện nay nhu cầu phẫu thuật nâng ngực của phụ nữ rất lớn. Khi thực hiện nâng ngực, các chị em cần phải đi khám tầm soát ung thư vú sớm để biết mình có bị ung thư hay không rồi mới nâng ngực. Nếu vừa nâng mà đã bị ung thư vú thì sẽ lãng phí số tiền lớn mà tâm lý cũng sẽ bị ảnh hưởng khi mà đang đẹp bỗng dưng “một mất một còn” hoặc “xẹp lép” cả hai.
TS Quang cho biết, số ca mắc ung thư vú hiện nay khá nhiều. Mỗi năm, khoa Ngoại vú điều trị cho khoảng 1.800-2.000 bệnh nhân, bệnh nhân nội trú cũng thường có từ 60-70 người. Độ tuổi trung bình mắc ung thư vú ở Việt Nam là 45-55, thấp hơn 10 – 15 năm so với phụ nữ Âu Mỹ (55-70 tuổi). Hơn 80% số ca ung thư vú phải cắt bỏ một hoặc cả hai bên ngực.
Theo Danviet
Kháng thuốc - nguy hiểm hơn cả ung thư!
Kháng thuốc (trong đó có kháng kháng sinh) có thể khiến thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị lớn, thậm chí nhiều người bỏ mạng vì không thuốc nào cứu được.
Chi phí gấp hàng chục lần
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư từng tiếp nhận bệnh nhân 20 tuổi (quê Hà Nam) bị uốn ván. Đây là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu điều trị sớm thì bệnh nhân được cứu sống mà chỉ mất 12-15 triệu đồng. Tuy nhiên, bệnh nhân này kháng các kháng sinh thông thường nên các bác sĩ đã phải dùng nhiều kháng sinh liều cao, thế hệ mới, mới cứu được. Tuy tính mạng được cứu sống nhưng chi phí điều trị lên đến gần 100 triệu đồng, nhà nghèo nên người thân của bệnh nhân đã phải bán hết các tài sản có giá trị nhất.
Các bệnh nhân kháng kháng sinh sẽ có nguy cơ tử vong và chi phí cao từ hàng chục đến hàng trăm lần (chụp tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai). Ảnh: Diệu Linh
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới được tổng hợp từ 114 quốc gia, người bệnh kháng thuốc phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng lên ở tất cả các nhóm tuổi. Tại châu Âu: Số ngày nằm viện tăng 2,5 triệu ngày, số người tử vong do kháng thuốc là 25.000 người/năm. Ở Thái Lan: Tăng 3,2 triệu ngày nằm viện và 38.000 người tử vong do kháng thuốc. Ở Mỹ là 2 triệu ngày và 23.000 người...
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - phụ trách khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư), đây chỉ là một ca bệnh thông thường, chi phí thấp nhưng khi kháng thuốc đã đội chi phí lên gần một chục lần. Đối với các ca bệnh biến chứng nhiễm trùng máu mà bệnh nhân kháng kháng sinh thì có thể lên đến vài trăm triệu đồng, thậm chí đội lên cả tỷ đồng mà chưa chắc đã cứu được tính mạng bệnh nhân.
PGS-TS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cho biết, Việt Nam đã phát hiện nhiều vi khuẩn bệnh viện đa kháng thuốc. Ngoài ra, trong bệnh viện cũng đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị các bệnh do vi khuẩn phế cầu, tụ cầu vàng đều kháng lại nhiều loại kháng sinh. Có những bệnh nhân mắc vi khuẩn kháng kháng sinh và khi bác sĩ cộng nhiều kháng sinh thế hệ mới (3-4 loại) để cùng tấn công con vi khuẩn nhưng vẫn thất bại. Khi đó, dù bác sĩ có cố gắng thế nào cũng không cứu được.
Theo PGS Kính, hậu quả của kháng kháng sinh chính là tính mạng của người bệnh, hoặc khiến bệnh nặng, thời gian điều trị kéo dài và chi phí cao gấp vài lần đến vài chục lần người không kháng kháng sinh. PGS Kính nhấn mạnh, bệnh nhân kháng kháng sinh thì nguy cơ đối mặt với các bệnh hiểm nghèo không có thuốc chữa cao hơn và nguy hiểm hơn cả bệnh ung thư.
PGS - TS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh Phổi T.Ư cho biết, ở Việt Nam ước tính có khoảng 6.000 bệnh nhân lao đa kháng thuốc. "Nếu bệnh nhân lao bình thường một liệu trình chữa trị mất khoảng 100-150USD (2,2-3,3 triệu đồng), còn bệnh nhân lao đa kháng thuốc điều trị mất 9 tháng (trước là 2 năm) và tốn khoảng 4.000 USD (90 triệu đồng), chưa kể sự "mất mát" khi phải nghỉ việc điều trị, phải đi lại khám chữa bệnh, phải làm các xét nghiệm đánh giá... Chúng tôi tính toán chi phí điều trị cho bệnh nhân lao đa kháng thuốc cao gấp 50-100 lần bệnh nhân lao bình thường" - PGS Nhung nói.
Bán kháng sinh vô tội vạ
PGS Kính phân tích, nguyên nhân kháng kháng kháng sinh có nhiều như: Mua thuốc, dùng thuốc kháng sinh vô tội vạ, không theo kê đơn của người dân; việc khuyến khích người dân dùng kháng sinh của không ít cửa hàng bán thuốc. "Cứ thấy người dân "kể bệnh" là người bán thuốc (không hẳn là dược sĩ) đã khuyến khích người dân dùng kháng sinh dù bệnh không cần hoặc chưa đến mức dùng kháng sinh. Thậm chí, họ còn khuyến khích người dân dùng các kháng sinh thế hệ mới, thế hệ cao. Lâu dần, người dân sẽ cần kháng sinh nặng hơn mới khỏi bệnh hoặc kháng kháng sinh" - ông Kính nói.
Còn tại bệnh viện, theo PGS Kính, khó khăn lớn nhất hiện nay là các trang thiết bị y tế cũng chưa đáp ứng nhu cầu giúp bác sĩ phát hiện được bệnh nhân kháng kháng sinh nào. Khi có ca bệnh bác sĩ thường dùng kháng sinh theo kinh nghiệm, thường dùng "chiến thuật" bao vây bệnh để "tiêu diệt" bệnh thật nhanh. Do đó thường dẫn đến việc dùng kháng sinh thế hệ cao, dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định, cần phải kiểm soát và xử phạt cao đối với các cơ sở bán thuốc kháng sinh không kê đơn hoặc khuyến khích người dân dùng kháng sinh khi chưa đi khám, chưa được bác sĩ kê đơn: "Hành vi này không khác gì tội làm chết người. Vì nếu người dân dùng kháng sinh lung tung dẫn đến kháng kháng sinh thì khi bị bệnh không thuốc nào chữa được, chỉ chịu chết".
Theo Danviet
Thiếu nữ cắt bỏ "núi đôi" vì sợ ung thư di căn Dù tuổi xuân phơi phới, nhưng không ít cô gái trẻ mới 20, 21 tuổi đã "nằng nặc" đòi cắt bỏ "núi đôi" vì sợ ung thư di căn. Tuy nhiên, theo chuyên gia y tế, các kỹ thuật hiện đại ngày nay có thể giúp cắt bỏ khối u triệt để mà vẫn bảo tồn được vẻ đẹp nữ tính cho chị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Các thuốc gây phù chân, xử trí như thế nào?

Sởi lan rộng tại Hà Nội, nhóm trên 10 tuổi chiếm tỷ lệ mắc cao nhất

TPHCM: Cấp cứu hai cháu bé gặp tai nạn nguy hiểm khi ăn

90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen này

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

Lỵ trực trùng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Top 5 thực phẩm giúp cơ thể không mất nước trong mùa nắng nóng

10 gợi ý bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng Goodpasture

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Chế độ ăn cho người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Người lớn mắc sởi dễ gặp biến chứng nặng
Có thể bạn quan tâm

Microsoft bổ sung khả năng tự động hóa quy trình cho AI trên Copilot Studio
Thế giới số
16:55:18 19/04/2025
Phát hiện thi thể nghi phạm sát hại 2 cô cháu ở Bình Dương
Pháp luật
16:51:35 19/04/2025
Switch 2 có thể sẽ mất tính năng đồng bộ hình ảnh khi chơi trên TV
Thế giới
16:51:12 19/04/2025
Quốc tịch Mỹ khiến Lưu Diệc Phi lao đao khi hoạt động tại Trung Quốc
Hậu trường phim
16:39:36 19/04/2025
HÓNG: Thuý Ngân đang mang thai?
Sao việt
16:26:30 19/04/2025
Double2T sau "Rap Việt": Mang nhiều tiền về cho mẹ, đắt show vẫn ở nhà thuê
Nhạc việt
15:11:03 19/04/2025
Thêm một bệnh viện thu hồi sữa của công ty sản xuất sữa giả
Tin nổi bật
15:01:53 19/04/2025
100 năm nữa, đây vẫn là bức ảnh "chuẩn mực" về cách dạy con: Cần gì báo đáp của ngon vật lạ, thế này là đủ rồi
Netizen
15:01:26 19/04/2025
Cặp vợ chồng trẻ bỏ 1,75 tỷ đồng về quê xây ngôi nhà sân vườn rộng 370m: Dân thành phố nhìn mà mê mẩn
Sáng tạo
14:58:46 19/04/2025
Bị 'rụng đầu khỏi cổ', người phụ nữ trải qua 37 ca phẫu thuật để giữ tính mạng
Lạ vui
14:54:53 19/04/2025