Tin nóng quân sự: Các ông lớn công nghệ quốc phòng Mỹ hợp sức đè bẹp Nga
Một loạt các “ông lớn” công nghệ quốc phòng Mỹ như Lockheed Martin, Raytheon, Northrop Grumman và Boeing đã ký hợp đồng trị giá hàng triệu USD để chống lại các công nghệ mới nhất mà Nga sở hữu.
Mô hình đầu đạn siêu thanh do Raytheon công bố.
Các công ty quốc phòng lớn nhất của Mỹ đang được đầu tư hàng tỷ USD cho việc nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu thanh trước sự tiến bộ của Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực này, báo cáo của The Washington Post.
Lockheed Martin luôn đi đầu trong lĩnh vực làm ăn béo bở này. Là nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới, theo The Washington Post, Lockheed Martin đã nhận được khoảng 3,5 tỷ USD để phát triển các vũ khí loại siêu thanh và sẽ tập trung vào phát triển chương trình tấn công bằng vũ khí siêu thanh.
Một ứng viên lớn khác là Raytheon, có lẽ là nhà sản xuất hệ thống tên lửa lớn nhất thế giới đã được nhận hoặc sắp được nhận khoảng 1,6 tỷ USD. Raytheon trước đó đã công bố tiến trình của chương trình tên lửa siêu thanh mà họ bắt tay hợp tác với Cơ quan Nghiên cứu các dự án Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.
Video đang HOT
Theo truyền thông Mỹ, Northrop Grumman đang định vị họ là nhà cung cấp động cơ tên lửa siêu thanh hàng đầu và đã ký hợp đồng béo bở với cả Lockheed lẫn Raytheon. Raytheon đang phát triển tên lửa hành trình siêu thanh HAWC, theo một thông báo được đưa ra vào tháng 6.
Cách đây vài ngày, Raytheon đã hoàn thành thiết kế tên lửa siêu thanh có thể được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau và tốc độ bay có thể vượt quá Mach 5. Tên lửa dự kiến được thử nghiệm lần đầu vào năm 2022 và trang bị cho quân đội Mỹ không sớm hơn năm 2025.
Quân đội Mỹ được cho là sẽ sử dụng vũ khí siêu thanh để tấn công ở phạm vi lớn hơn, với thời gian đáp trả nhanh hơn và hiệu quả hơn các hệ thống vũ khí hiện tại.
Nga, Trung Quốc và Pháp cũng đang phát triển các hệ thống như vậy. Theo dữ liệu của chuyên gia, các tên lửa siêu thanh có khả năng cơ động cao, nhanh chóng tấn công kẻ thù và có thể vượt qua mọi hệ thống phòng thủ và tên lửa phòng không.
Theo Danviet
Tên lửa siêu thanh Avangard sắp có đối thủ tại Mỹ
Nhà thầu quốc phòng Raytheon và Bộ Quốc phòng Mỹ đang hợp tác phát triển loại tên lửa có tốc độ tương tự tên lửa siêu thanh Avangard của Nga.
Hiên tại, công tác chế tạo nguyên mẫu phục vụ công việc thử nghiệm đã được Raytheon hoàn tất. Sau khi hoàn tất công tác thử nghiệm trong hầm gió, dòng tên lửa siêu thanh này sẽ chính được phóng thử.
Hiện chưa rõ định danh dòng tên lửa siêu thanh này nhưng theo tiết lộ của nhà sản xuất Raytheon, thế hệ vũ khí mới sẽ có tốc độ trên Mach 10, được thử nghiệm lần đầu vào năm 2022 và trang bị cho quân đội Mỹ không sớm hơn năm 2025.
Mô hình đầu đạn siêu thanh do Raytheon công bố.
Cùng với tiết lộ của Raytheon, Đô đốc Hải quân Mỹ, John Richardson đã công bố kế hoạch mang tên "Thiết kế duy trì ưu thế hàng hải, phiên bản 2.0". Kế hoạch trên được công bố sau khi khi Nga tuyên bố đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Avangard.
Sự ra đời tên lửa siêu thanh vượt trội của Nga cho phép "người đi sau" có sự nghiên cứu hoàn hảo về vũ khí siêu thanh mới có thể đánh chặn được tên lửa Avangard hàng đầu của Nga hoặc vũ khí siêu thanh chế tạo sau có tốc độ cao hơn và sở hữu những tính năng tối tân hơn.
Lầu Năm Góc đã ấp ủ kế hoạch tăng cường khả năng tấn công và răn đe siêu thanh từ lâu song buộc phải thừa nhận "hiện tại chưa có biện pháp nào" đối phó với những loại vũ khí mới nhất của Nga.
Đồng thời với chương trình vũ khí siêu thanh do Raytheon chịu trách nhiệm, Lầu Năm Góc đang triển khai tới 9 dự án vũ khí siêu thanh được cho là khá có triển vọng. Đặc điểm chính xác của các khí tài này đến nay vẫn chưa rõ ràng và các dự án được "đánh dấu" bằng cụm viết tắt HACM và HCCW.
Theo chuyên gia Richard P. Hallion, các vũ khí có cụm HACM có thể là tên lửa hành trình chạy bằng động cơ hoặc các hệ thống tăng tốc khi phóng từ trên không. Trong khi đó, chữ H chắc chắn là viết tắt của từ Hypersonic, nghĩa là siêu thanh.
Vị chuyên gia này dự đoán rằng HCCM có thể là từ viết tắt của "Hypersonic Counter-Cruise Weapon", có nghĩa là vũ khí đánh chặn tên lửa hành trình siêu thanh. Điều này khớp với giả thuyết mà ông đưa ra rằng Mỹ đang phát triển vũ khí có khả năng chặn các tên lửa siêu thanh do Nga và Trung Quốc phát triển.
Và Mỹ có thể phải đổ hàng tỷ USD vào những dự án nói trên nhằm đẩy nhanh tiến độ phát triển nhằm bắt kịp và hy vọng có thể vượt trội hơn các đối thủ.
Thùy Dung
Theo baodatviet
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đối mặt những ván bài hóc búa với Trung Quốc, Iran và Tổng thống Trump Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ phải gồng mình, căng sức trên cương vị mới trong bối cảnh Mỹ phải dàn quân trên nhiều mặt trận đối đầu với Nga, Trung Quốc, Iran. Cựu Bộ trưởng lục quân Mỹ Mark Esper hôm 23/7 tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng tại Phòng Bầu dục sau khi được Thượng viện chấp thuận...