Tin nóng nghi án bán trẻ em,triệu tập sư chùa Bồ Đề
Cánh cổng nhà mở nuôi dưỡng trẻ em trong tình trạng khóa kín, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Trụ trì Thích Đàm Lan cũng được triệu tập phục vụ điều tra
Khóa cổng ngôi nhà mở
Theo quan sát của phóng viên báo Đất Việt chiều ngày 4/8/2014, cánh cổng nhà mở – nơi nuôi dưỡng những trẻ bị bỏ rơi và những người già không nơi nương tựa của chùa Bồ Đề thường xuyên đóng kín.
Chỉ có những người làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mới được ra vào, người lạ muốn vào phải được sự cho phép của các ni cô trong chùa. Thậm chí những người thường xuyên đến chăm sóc trẻ, những người bán hàng rong, quà bánh quen thân cũng không được vào chùa.
Một người chăm sóc trẻ cho biết tình trạng an ninh cao độ này mới chỉ được áp dụng vài ngày nay. Đặc biệt, khi nhà chùa nhận được sự chú ý của dư luận và phóng viên báo chí sau vụ việc nghi bán trẻ em trong chùa.
Người nuôi dạy trẻ này nhanh chóng đóng sập cánh cửa sau khi đi từ ngoài vào và khóa trái lại
Cũng trong chiều ngày 4/8, hai chiến sĩ công an của quận Long Biên cũng đã đến chùa làm việc với tổ bảo vệ. Tại đây, sỹ quan công an tên Hiếu cũng đã nêu rõ nhiệm vụ của tổ bảo vệ không chỉ là trông mấy cái xe của khách hay tài sản của chùa, mà còn phải có trách nhiệm cảnh giác, để ý, bảo vệ những vấn đề liên quan tới con người. Nếu có khó khăn hay nghi vấn gì cần phải trao đổi trực tiếp và lập tức cho cơ quan công an.
Khởi tố vụ án buôn bán trẻ em
Trong buổi gặp gỡ báo chí chiều ngày 4/8/2014, Trung tá Nguyễn Cao Khải, Đội phó Đội điều tra mua bán trẻ em thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an thành phố Hà Nội) đã công bố những thông tin xác thực nhất về vụ án này.
Theo Trung tá Khải, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án buôn bán trẻ em tại chùa Bồ Đề theo điều 120 Bộ luật hình sự, đã bắt hai đối tượng là Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1979, Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, Ninh Bình, hiện trú tại Giáp Nhị, Hoàng Mai, Hà Nội).
Phòng cảnh sát hình sự công an Hà Nội cũng đã triệu tập sư trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan và những người có liên quan để phục vụ công tác điều tra.
Diễn biến của vụ án như sau. Vào đầu tháng 1/2014, anh Nguyễn Thành Long (thường trú tại Long Biên, Hà Nội) đã trình báo lên công an quận về việc cháu Cù Nguyên Công đang được nuôi dưỡng ở chùa Bồ Đề mất tích một cách bí ẩn.
Gia đình anh Long đã nhận đỡ đầu và thường xuyên lui tới chùa để chăm sóc cháu Công và làm những công việc thiện nguyện từ khi cháu bé được chùa nhận nuôi hồi tháng 10/2013. Tới tháng 1/2014, Công biến mất khỏi nhà ở mà không ai rõ lý do.
Video đang HOT
Trung tá Nguyễn Cao Khải, Đội phó Đội điều tra mua bán trẻ em thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an thành phố Hà Nội) trao đổi với báo chí
Qua đấu tranh khai thác các đối tượng bị bắt giữ, công an xác định vào thời điểm cháu Công mất tích, Phạm Thị Nguyệt đã liên hệ với Nguyễn Thị Trang – quản lý nhà mở và được chùa trả lương 2 triệu đồng/tháng để tìm cách đưa cháu Công ra ngoài cho người khác nuôi. Nếu làm được việc đó hai người sẽ nhận được tiền hoa hồng từ gia đình kia. Cơ quan công an xác định thực chất đây là hành động buôn bán trẻ em.
Số tiền hoa hồng đó là 35 triệu đồng. Trang nhận 30 triệu, Nguyệt 5 triệu, Trang lo mọi thủ tục và biện pháp để đưa cháu công ra ngoài. Để đáp ứng những yêu cầu mà gia đình mua trẻ đưa ra, hai đối tượng trên đã câu kết với mẹ đẻ của cháu Công là Trần Thị Thu Hà (SN1989, trú tại huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) để làm các giấy tờ sau:
Chứng minh thư công chứng, giấy tường trình đã quan hệ bất chính với chồng của Nguyệt và sinh được cháu Công. Sau khi sinh phải giao lại cháu Công cho gia đình chị Nguyệt nuôi dưỡng chăm sóc. Việc mua cháu Công được thỏa thuận với giá 35 triệu đồng…
Cơ quan điều tra cũng đã xác minh, tháng 10/2013,chị Hà sinh cháu Công nhưng không có khả năng nuôi dưỡng nên gửi vào chùa Bồ Đề. Trung tá Khải cũng khẳng định chùa Bồ Đề không có chức năng nhận nuôi trẻ em, các cơ quan chức năng đã nhiều lần nhắc nhở.
Cũng trong buổi họp này, Trung tá Khải cho biết cơ quan công an có nhận được thông tin cháu Công đã qua đời vào ngày 27/6 vừa qua do bệnh sởi. “Cơ quan công an sẽ khẩn trương xác minh, nếu cần thiết sẽ tiến hành sử dụng các biện pháp pháp y”, Trung tá Khải nói.
Về vấn đề có tồn tại một đường dây mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề hay không, Trung tá Khải cho biết hiện đang mở rộng điều tra, sẽ thông tin sau.
Thêm hình ảnh về hiện trạng của hoạt động trong nhà mở của chùa Bồ Đề
Cánh cổng nhà mở bị khóa trái, nội bất xuất, ngoại bất nhập
Em bé được nhận nuôi trong chùa
Mọi sinh hoạt đằng sau cánh cổng vẫn được duy trì bình thường
Bà bán hàng ngô luộc quen thuộc tại khu nhà mở
Những công an của quận Long Biên tới làm việc với tổ bảo vệ chùa Bồ Đề
Hi vọng quản lý nhà mở mà không phải là một đường dây buôn bán trẻ em khốn khổ
Minh Tuệ
Theo_Báo Đất Việt
Trụ trì chùa Bồ Đề: 'Cháu bé bị bán không do chùa quản lý'
Sáng 4/8, Ni sư Thích Đàm Lan (trụ trì chùa Bồ Đề) cho biết, thấy Trang bế đứa trẻ lạ, bà hỏi thì được trả lời là cháu ở quê lên chơi, do đó, chùa không yêu cầu trình báo.
Xin trụ trì cho biết ý kiến về việc chị Nguyễn Thị Thanh Trang, người làm trong chùa Bồ Đề đã bị Cơ quan công an bắt để điều tra hành vi mua bán trẻ em?
- Tôi rất bất ngờ trước việc Trang bị công an bắt giữ. Tôi thấy đau lòng. Tôi thương các vị nhưng các vị làm những việc mà tôi không nắm được. Tôi chỉ nghĩ mình là người tu hành, thấy đói khát thì thương chứ không biết được họ làm gì đằng sau.
Khi nghe thông tin việc chùa Bồ Đề mua bán trẻ em, chính tôi đã làm đơn gửi các cơ quan có trách nhiệm, đề nghị điều tra cho rõ trắng đen. Việc buôn bán trẻ em là tối kỵ với giáo lý nhà Phật, là việc làm rất vô lương tâm, đạo đức.
Sư trụ trì chùa Bồ Đề
- Chị Nguyễn Thị Thanh Trang làm công việc gì trong chùa Bồ Đề?
- Cô Trang không phải là bảo mẫu mà chỉ là người làm trong tổ quét dọn của nhà chùa. Thời gian ở chùa, thấy Trang còn trẻ, xốc vác với công việc, chữ viết lại đẹp nên tôi giao Trang làm sổ sách ghi lại những trường hợp trẻ em ra vào chùa để báo cáo với chính quyền.
- Chị Trang vào chùa trong hoàn cảnh nào thưa Trụ trì?
- Năm 2010, Trang dắt theo ba đứa trẻ, nói đó là con mình. Sau khi kể về gia cảnh bản thân, Trang xin ở lại và được tôi chấp thuận. Nhà chùa sau đó đã báo với chính quyền về mẹ con Trang, chính quyền tiến hành xác minh hai chiều và đều tốt đẹp cả.
Hơn ba năm ở chùa, Trang làm việc rất tốt, không có biểu hiện gì bất thường. Tuy nhiên, thời gian gần đây Trang hay ra ngoài, khi được hỏi Trang nói có bà ốm nên về chăm bà. Nhà chùa không nắm được mối quan hệ bên ngoài và cũng không thể kiểm soát được toàn bộ hành vi của Trang.
- Nhà chùa quản lý các cháu bé thế nào?
- Hàng tháng, nhà chùa và chính quyền sở tại đều có buổi làm việc để khớp số trẻ ra vào chùa cũng như bàn về công tác quản lý, chăm sóc những đứa trẻ. Cháu bé bị cô Trang mua, bán, không nằm trong danh sách quản lý của chùa và cũng không được đăng ký khai báo với chính quyền.
- Đứa bé được cho là đã sống trong chùa một thời gian trước khi bị bán?
- Đúng là đứa bé đã sống ở chùa một thời gian. Trước đó, khi thấy Trang bế đứa bé, tôi có hỏi và được Trang trả lời là cháu của Trang ở quê lên chơi. Tôi nghĩ mấy mẹ con cô ấy nhà chùa còn nuôi được thì cháu cô ấy cớ gì lại khắt khe. Do đó, tôi không yêu cầu trình báo hay có ý kiến gì nữa. Khi đọc báo, thấy tên đứa bé là Cù Nguyên Công, tôi không biết tên đó ai đặt, nhà chùa không đặt tên cho bé ấy.
- Nhà chùa nghĩ sao về những lỗ hổng trong quản lý các bé?
- Tôi nghĩ là mình mất cảnh giác. Qua sự việc này, tôi cũng rút kinh nghiệm để quản lý chắc chắn hơn.
Theo Tin nhanh VN
Sư thầy chùa Bồ Đề nói gì về nghi án mua bán trẻ em? Sư thầy Thích Đàm Lan, trụ trì Chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội) khẳng định: "Nhà chùa không hề biết việc đứa bé bị bán" và cho biết nhà chùa đã làm đơn gửi cơ quan chức năng để điều tra làm rõ vụ việc. Liên quan đến vụ việc Công an Hà Nội bắt Nguyễn Thị Thanh Trang (36 tuổi), người...