Tin nhắn cuối cùng đau lòng của nạn nhân vụ thảm sát ở Mỹ
Người mẹ nhắn hỏi: “Hắn có ở trong nhà tắm không?”. Câu trả lời ngắn ngủi của người con khiến bất cứ ai cũng phải cảm thấy tan nát.
Bà Mina xem lại bức ảnh con trai quá cố.
Cuộc trò chuyện ngắn ngủi bằng tin nhắn giữa người mẹ ở nhà và con trai đang ở trong hộp đêm Pulse rạng sáng ngày 12.6 khi kẻ thủ ác đang xả súng điên loạn thực sự ám ảnh.
Sau khi thông tin về cái chết của Eddie xuất hiện, bà Mina Justice đã chia sẻ với báo giới câu chuyện xúc động của mình. Bà cho biết tin nhắn đầu tiên bà nhận được từ cậu con trai lúc 2 giờ 6 phút sáng có nội dung: “Mẹ ơi con yêu mẹ!” và “Trong hộp đêm họ đang bắn nhau”.
Bà cố gọi điện cho con trai nhưng không ai nhấc máy.
Bà Mina nhắn lại: “Con ổn chứ?” thì Eddie trả lời: “Con bị kẹt trong nhà vệ sinh”. Eddie viết vội về địa điểm vụ tấn công: “Pulse. Trung tâm. Gọi cảnh sát mau”.
Lúc 2 giờ 8 phút, Eddie nhắn lại với mẹ: “Con chết mất”. Lúc này bà Mina gọi 911 (số cảnh sát của Mỹ) rồi gửi một loạt tin nhắn cho Eddie: “Mẹ gọi rồi. Con vẫn ở đó chứ? Trả lời điện thoại mau. Gọi lại cho mẹ”.
Video đang HOT
Tin nhắn Eddie gửi cho mẹ trước khi bị bắn chết.
Trong khi chờ tin nhắn của con trai, bà Mina bị ám ảnh bởi nỗi sợ cùng cực. Lúc 2 giờ 39 phút, Eddie nhắn: “Gọi cảnh sát mẹ ơi. Nhanh lên”.
Bà Mina hỏi có ai bị thương không và Eddie đang ở nhà vệ sinh nào? Tin nhắn phản hồi ngắn ngủi lúc 2 giờ 42 phút viết: “Rất nhiều người. Vâng”. Mina hỏi con trai có cảnh sát ở đó không nhưng Eddie không trả lời. Trong sự hoảng loạn cực độ, bà nói: “Nhắn lại cho mẹ đi”.
Một lúc sau, Eddie nói: “Không” và “Con vẫn ở trong nhà vệ sinh. Hắn bắt con tin. Cảnh sát cần đến cứu bọn con ngay”. Lúc 2 giờ 49, bà Mina nói rằng cảnh sát đã có mặt ở hiện trường và Eddie hãy nói cho bà khi thấy cơ quan an ninh.
Eddie, 30 tuổi, bị Omar Mateen bắn chết tại hộp đêm Pulse sáng ngày 12.6.
Vài giây sau, Eddie nói: “Nhanh lên mẹ. Hắn đã vào nhà vệ sinh”. Lúc 2 giờ 50, Eddie viết: “Hắn là một tên khủng bố”. Khi Mina hỏi Eddie “Hắn có ở trong nhà tắm không?”, con trai bà trả lời một câu ngắn ngủi: “Có”.
Sau đó, bà Mina không nhận thêm được bất kì tin nhắn nào từ cậu con trai Eddie. Sáng ngày hôm sau, bà biết tin con trai mình cùng với 49 người khác đã bị Omar Mateen xả súng bắn chết.
Thảm sát Orlando đã khiến nước Mỹ chia rẽ, nhất là việc kiểm soát súng đạn.
Vụ việc đang được cảnh sát thành phố Orlando điều tra. Đây là thảm sát bằng súng tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ kể từ vụ bắn giết ở đại học Virginia năm 2007 khiến 32 người chết và vụ tấn công trường tiểu học Sandy Hook năm 2012 làm 27 người thiệt mạng.
Theo Danviet
Tổng thống Obama và những giọt nước mắt bất lực
Tổng thống Mỹ Barack Obama nhiều lần không thể kìm nén cảm xúc khi đề cập tới vấn đề sở hữu súng đạn tại Mỹ và thúc giục thực hiện "những biện pháp thắt chặt quản lý sở hữu súng đạn.
Ngay sau khi xảy ra vụ xả súng tại Đại học cộng đồng Umpqua ở bang Oregon ngày 1/10/2015 khiến 10 người chết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thể hiện sự giận dữ và nỗi thất vọng về tình trạng bạo lực súng đạn tại Mỹ, đồng thời bày tỏ khao khát muốn Quốc hội thông qua dự luật kiểm soát súng đạn. "Bài phát biểu của tôi sau mỗi khi có thảm kịch cũng đã trở thành thông lệ. Chúng ta trở nên chai sạn trước vấn đề này. Chúng ta đã nói về việc này sau các sự kiện ở Columbine và Blacksburg, Tucson, Newtown, Aurora và Charleston. Không thể để một người có ý định hãm hại người khác có thể sở hữu một khẩu súng một cách dễ dàng đến vậy được", ông nói. Ảnh: Huffington Post
Tổng thống Mỹ Obama ngày 18.6.2015 bày tỏ "đau buồn và giận dữ" khi phát biểu về vụ xả súng tại nhà thờ tại thành phố Charleston, bang South Carolina, khiến 9 người da đen thiệt mạng vài ngày trước đó. "Tôi đã phải đưa ra những tuyên bố như thế này quá nhiều lần rồi. Người Mỹ đã phải chịu thảm kịch như vậy cũng rất nhiều lần rồi. Chúng ta chưa có số liệu cụ thể, nhưng chúng ta biết rằng, một lần nữa những người vô tội bị sát hại vì những kẻ xấu không gặp khó khăn gì để mua được súng". Obama tiếp lời: "Giờ là lúc chúng ta bày tỏ lòng thương tiếc và hàn gắn nỗi đau. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận, hành động thảm sát như thế này không thường xảy ra ở các nước phát triển khác và cũng không diễn ra với tần suất thường xuyên như vậy". Ảnh: Getty
Ngày 3.12.2015, phát biểu tại phòng Bầu dục về vụ xả súng ở San Bernardino, bang California, khiến 14 người chết và 17 người bị thương, vài ngày trước đó, Tổng thống Obama lặp lại lời kêu gọi toàn quốc cùng thực hiện "những biện pháp cơ bản" để thắt chặt quản lý sở hữu súng. Ông Obama nhấn mạnh: "Mọi người không thể chỉ giao hết việc cho các đơn vị hành pháp xử lý những vụ thảm sát kinh hoàng như thế này. Tất cả chúng ta đều có vai trò trong việc này". Mắt ông cũng đỏ hoe khi nhắc tới những người dân vô tội thiệt mạng trong vụ việc. Ảnh: Getty
Tổng thống Obama phát biểu về vụ xả súng tại trường tiểu học Sandy Hook bang Connecticut tháng 12/2012 khiến 26 người chết trong đó có 20 trẻ em. Người đứng đầu nước Mỹ đã gạt nước mắt trên truyền hình quốc gia khi ông gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình nạn nhân. Ông tiếp tục nhấn mạnh sự cấp thiết của việc kiểm soát súng. "Suy nghĩ và những lời cầu nguyện của chúng ta là không đủ. Không hề đủ. Nó không nắm bắt được nỗi đau khổ và giận dữ mà chúng ta cảm thấy, và nó không có tác dụng gì trong việc ngăn chặn cuộc tàn sát ở những nơi khác của nước Mỹ, tuần tới hay vài tháng nữa", Obama nói. Ảnh: White House
Giây phút Tổng thống Mỹ Obama nghẹn ngào khi nhắc đến vụ thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook bang Connecticut trong bài phát biểu về súng đạn ngày 5/1. Theo ông chủ Nhà Trắng, việc tới thành phố Newtown để tưởng niệm các nạn nhân là "ngày tồi tệ nhất từ khi ông đặt chân vào Nhà Trắng". "Mỗi khi nghĩ về những đứa trẻ đó, tôi luôn cảm thấy giận dữ", ông nghẹn ngào nói. Tổng thống cho biết, bạo lực súng đạn khiến khoảng 30.000 người Mỹ thiệt mạng mỗi năm. "Chúng ta không cần coi những cuộc tàn sát này là cái giá của tự do", Obama nhấn mạnh. Ảnh: IBTimes
Phút trầm tư của ông Obama khi phát biểu ngày 5/1. Nhiều ý kiến cho rằng văn hóa súng đạn của Mỹ đã kéo theo những hệ lụy, lấy dẫn chứng là hàng loạt con số thống kê về những rủi ro có thể xảy ra khi quyền sở hữu súng trở nên phổ biến. Theo thống kê của chiến dịch Brady, trung bình 89 người chết mỗi ngày và 32.514 người chết mỗi năm vì bạo lực súng đạn ở Mỹ. Nếu năm 1990, khoảng 19% dân Mỹ phản đối việc kiểm soát súng chặt chẽ hơn, hiện nay, khoảng 55% người Mỹ ủng hộ luật kiểm soát súng. Vấn đề ủng hộ hay phản đối kiểm soát súng trong Quốc hội Mỹ có sự phân hóa rõ rệt. Ảnh: Reuters
Trong vụ xả súng mới nhất tại hộp đêm dành cho người đồng tính tại thành phố Orlando, bang Florida ngày 12/6 khiến ít nhất 50 người thiệt mạng, Tổng thống Obama gọi đây là "hành động khủng bố". "Hôm nay, là người Mỹ, chúng ta đau buồn trước vụ giết người tàn bạo, vụ thảm sát kinh hoàng với hàng chục người vô tội. Chúng ta sẽ không sợ hãi hay chống lại nhau. Thay vào đó, chúng ta sẽ là một nước Mỹ thống nhất trong việc bảo vệ người dân và đất nước cũng như làm những việc cần thiết để chống lại những kẻ đe dọa chúng ta", ông Obama một lần nữa đau buồn khi nói về vụ xả súng tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Reuters
Theo Hải Anh (Zing)
'Yêu' xong rồi giết 4 thanh niên tại Anh Tòa án Anh ngày 19.10 bắt đầu xét xử Stephen Port với cáo buộc đã làm quen 4 thanh niên trên mạng, dụ dỗ về nhà, thuốc họ bằng ma túy lỏng, quan hệ tình dục rồi giết chết. Cả 4 nạn nhân đều bị Stephen Port dụ dỗ thông qua trang web hẹn hò cho người đồng tính nam - Ảnh minh...