Tin nhầm người tình cũ
Jolee Callan phạm phải sai lầm chết người khi đồng ý leo núi cùng bạn trai cũ với tư cách bạn bè.
Ngày 30/8/2015, thi thể Callan, 18 tuổi, được phát hiện dưới chân vực đá cao 12 m dọc một con đường mòn hạt Clay, bang Alabama, trên người vẫn đeo balo. Kết quả giải phẫu cho thấy cô gái trúng hai phát đạn.
Sinh ngày 29/12/1996, Callan là cô gái xinh đẹp và được nhiều người yêu quý dù chỉ cao 1m47. Callan yêu Loren Daniel Bunner, 20 tuổi và bị quản lý mối quan hệ để chỉ “dành thời gian anh ta”. Sự ghen tuông của Bunner càng ngày càng lớn.
Loren Daniel Bunner. Ảnh: Instagram/Lorendaniel.
Callan nhiều lần muốn chia tay nhưng không thành vì Bunner níu kéo và dọa tự tử. Khi sắp bước chân vào ngưỡng cửa đại học, Callan cuối cùng cũng có đủ dũng khí để chấm dứt. Bunner liên tục cầu xin.
Vài tháng sau, khi đang ở bên người mới, Callan nhận cuộc gọi từ Bunner rủ đi leo núi với tư cách “bạn bè”. Callan đồng ý nhưng dường như vẫn có chút bất an. Ngày 29/8/2015, một ngày trước chuyến đi, cô từng nhắn tin đùa với bạn rằng “nếu có chuyện gì xảy ra thì biết tớ đi cùng ai rồi đấy”.
Hôm sau, Callan và Bunner lên đường tới con đường mòn nằm ở một công viên thuộc vùng nông thôn bang Alabama. Hành trình leo núi được Bunner ghi lại bằng bốn bức ảnh trên trang mạng xã hội Instagram cá nhân. Trong bức ảnh cuối, Callan đang giơ máy ảnh và quay lưng về phía người chụp. Chỉ vài phút sau, thiếu nữ 18 tuổi bị Bunner bắn chết.
Dựa trên chứng cứ thu thập được, cảnh sát xác định Bunner bắn Callan, rồi đẩy rơi khỏi vực đá.
Sau gây án, Bunner trở ra ôtô và gọi điện báo cảnh sát vào khoảng 18h hôm đó. “Tôi muốn tự thú vì vừa giết hại bạn gái Jolee Callan vào một lúc trước trong vùng núi Cheaha”, Bunner thừa nhận tội ác qua điện thoại. Hắn ta sau đó đứng bên đường chờ cảnh sát xuất hiện.
Video đang HOT
Cảnh sát mau chóng tìm được thi thể của Callan dưới vách đá. Tại đỉnh núi nơi vụ nổ súng xảy ra và trên vô-lăng ôtô của Bunner có dính máu. Trên người Bunner có khẩu súng dùng đạn cỡ 5,6 mm.
Vụ án tưởng chừng như sẽ mau chóng kết thúc, đặc biệt khi chính Bunner gọi điện tự thú. Nhưng với trái dự liệu của công tố viên, Bunner phủ nhận tội trạng.
Bunner khẳng định mình và Callan nguyện ý cùng chết bên nhau bằng cách cùng nhảy xuống vực. Theo Bunner, khi không thể nhảy xuống, Callan nói hãy dùng súng. Khi đến lượt mình, Bunner không thể bóp cò súng. Hắn ta nói bắn Callan từ phía sau gáy vì cô gái không muốn nhìn thấy. Tuy nhiên, điều này không giải thích được tại sao Bunner lật ngửa thi thể để bắn tiếp.
Cảnh sát cáo buộc Bunner đã dụ Callan tới nơi hoang vắng với ý định giết người sau khi níu kéo tình cảm bất thành. Nhưng tại tòa, luật sư của Bunner lập luận rằng thân chủ bị hội chứng Asperger, một dạng tự kỷ, nên cần được công nhận là “người phạm tội trẻ”.
Theo quy định pháp luật bang Alabama, bị cáo dưới 21 tuổi có thể yêu cầu được xét xử với tư cách “người phạm tội trẻ”. Nếu được công nhận là “người phạm tội trẻ”, bị cáo sẽ chỉ chịu mức phạt tối đa ba năm tù, bất kể mức độ nghiêm trọng của tội phạm.
Tháng 5/2016, Bunner được tòa công nhận là “người phạm tội trẻ”. Mọi hồ sơ tòa án sẽ được giữ bí mật.
Động thái của tòa án khiến gia đình Callan nổi giận và thúc đẩy bố nạn nhân liên hệ báo chí để kêu gọi sự ủng hộ chống lại quyết định của tòa. Tới tháng 12/2016, tư cách “người phạm tội trẻ” của Bunner bị tòa bãi bỏ.
Sau thời gian phủ nhận tội trạng, Bunner chuyển sang thừa nhận trách nhiệm. Tuy vậy, luật sư của Bunner vẫn xin tòa giảm nhẹ hình phạt vì cho rằng thân chủ có dấu hiệu mắc bệnh thần kinh.
Phản đối, công tố viên chỉ ra rằng Bunner đã thuyết phục Callan đi leo núi và mang theo khẩu súng. Những bức ảnh được chụp trước khi Callan chết còn thể hiện Bunner không hối tiếc vì hành động của mình. Ngoài ra, Bunner bị cáo buộc đã khoe khoang với bạn tù rằng không hối hận khi gây án vì nếu “không có được Callan thì người khác cũng đừng hòng có thể yêu cô”.
Do mức độ gây chú ý của vụ án, Bunner được mặc áo chống đạn trên đường ra tòa. Ảnh: Clay Times Journal.
Cuối cùng, ngày 13/7/2017, Bunner bị phạt 52 năm tù về tội Giết người và bị buộc phải trả hơn 9.000 USD tiền khắc phục hậu quả. Tuy Bunner sẽ đủ điều kiện xin ra tù sớm sau 15 năm, bố Callan vẫn thấy công lý đã được thực thi. “Tôi nghĩ con bé đang nở nụ cười vào ngày hôm nay”, người bố nói.
Australia tranh cãi về án tử với 'bồ câu vượt Thái Bình Dương'
Giới chức Australia dự kiến tiêu hủy chú bồ câu tên Joe vì cho rằng nó vượt biển đến từ Mỹ, nhưng nhiều chuyên gia phản đối.
Con bồ câu tên Joe được dư luận Australia chú ý sau khi truyền thông đưa tin nó bị xổng từ một cuộc đua chim bồ câu ở bang Alabama, Mỹ, rồi vượt qua hành trình 14.500 km xuyên Thái Bình Dương để tới thành phố Melbourne, Australia.
Kevin Chelli-Bird, một người dân ở Melbourne, đã phát hiện con chim này trong sân nhà mình vào ngày 26/12/2020. Thấy nó kiệt sức và yếu ớt, ông đã cho nó ăn một ít bánh quy.
Khi kiểm tra thẻ màu xanh gắn ở chân của con chim, Celli-Bird cho rằng nó có liên quan tới hiệp hội đua chim bồ câu của Mỹ và thuộc một chủ nhân ở Montgomery, bang Alabama.
Con chim bồ câu Joe gây tranh cãi được tìm thấy ở Melbourne. Ảnh: News Corp Australia.
Thẻ đeo cho thấy con chim từng tham gia một cuộc đua vào ngày 29/10 nên ông Celli-Bird tin rằng nó đã thoát khỏi trường đua và vượt Thái Bình Dương tới Australia. Ông quyết định đặt tên nó theo Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden.
Khi tin tức lan rộng, các quan chức kiểm dịch đã liên lạc với Celli-Bird hôm 14/1, cho rằng Joe là "mối nguy cơ an toàn sinh học", đề nghị bắt giữ và tiêu hủy để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh đối với các loài chim và gia cầm bản địa.
"Nếu được đặt tên là Trump, nó có thể sẽ được miễn trừ ngoại giao", Celli-Bird nói đùa với tờ Herald Sun.
Tuy nhiên, kế hoạch tiêu hủy con chim đã bị đình chỉ vào hôm nay khi các chuyên gia về chim bồ câu bày tỏ nghi ngờ về nguồn gốc của nó. Họ cho rằng thẻ đeo ở chân của Joe có thể là hàng nhái bán sẵn trên mạng và thường được những người nuôi bồ câu ở địa phương sử dụng. Joe dường như cũng không thuộc giống chim đua của Mỹ mà là một con chim bồ câu giống Thổ Nhĩ Kỳ.
"Chúng không được lai tạo để bay đường dài, chúng được lai tạo để làm trò trên không trung. Vì vậy, chúng thực sự giống như một con chim biểu diễn", Lars Scott thuộc tổ chức Cứu trợ Chim bồ cầu Melbourne, nói.
Quan điểm này được Hiệp hội Bồ câu đua của Mỹ ủng hộ và kêu gọi cứu Joe. Họ cho hay chủ nhân người Mỹ của con chim có tên trên thẻ đeo không sở hữu Joe.
Ông Kevin Celli-Bird, người phát hiện con chim bồ câu. Ảnh: News Corp Australia.
Cơ quan kiểm dịch động vật Australia đang tiếp tục điều tra nguồn gốc của con chim. Trước đó, Phó thủ tướng Australia Michael McCormack đã đưa ra thông điệp nghiêm khắc dành cho Joe.
"Nếu Joe đến đây theo cách không đáp ứng các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt của chúng tôi thì xui xẻo thay, Joe sẽ phải bay về nhà hoặc đối mặt với hậu quả", McCormack nói.
Biểu tình ủng hộ Trump ngày quốc hội định đoạt bầu cử Hàng nghìn người ủng hộ Trump từ khắp nước Mỹ dự kiến tập trung ở Washington vào ngày 6/1 để biểu tình, khi quốc hội xác nhận kết quả bầu cử. Những thành viên của các tổ chức ủng hộ Tổng thống Donald Trump như Women for America First, StoptheSteal, Proud Boys, dự kiến đổ về thủ đô Washington để thúc đẩy cáo...