Tín ngưỡng phồn thực ở di sản Mỹ Sơn
Được ví như cội nguồn sáng tạo, linga – yoni trở thành biểu tượng sống động về tín ngưỡng phồn thực, thể hiện sự hòa hợp âm dương cùng khát vọng vạn vật luân hoàn của người Chăm.
Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng có núi non hùng vĩ ở huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Nơi đây còn tồn tại hơn 70 công trình kiến trúc do người Chămpa xây dựng từ thế kỷ thứ 7.
Được xem như là cội nguồn của sự sáng tạo và không thể thiếu trong mỗi đền tháp Champa, linga – yoni (bộ phận sinh dục của nam, nữ) là biểu tượng sống động thể hiện tín ngưỡng phồn thực của người Chăm xưa, nhằm cầu mong vạn vật sinh sôi nảy nở sung túc.
Trải qua gần 7 thế kỷ hình thành, phát triển (cuối thế kỷ thứ 7 – đầu thế kỷ 14) với nhiều biến động, đến nay số lượng các linga – yoni tại khu đền tháp Mỹ Sơn còn lại không nhiều. Những biểu tượng này vẫn phản ánh đầy đủ và sinh động các kiểu dáng và quan niệm thẩm mỹ của người Chăm.
Trong quan niệm tôn giáo Chămpa, linga và yoni là thế giới linh vật tượng trưng cho dương và âm. Linga là bộ sinh thực khí nam, tượng trưng cho thần Siva – một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo – biểu tượng cho dương tính và năng lực sáng tạo.
Ban quản lý Di tích và du lịch Mỹ Sơn cho biết, ở đây còn khoảng 13 linga. Trong đó, có 8 linga rời, 4 linga gắn liền với yoni và 1 linga đôi nằm trên bệ.
Các linga còn lại ở đây chủ yếu được chế tác theo 3 nhóm chính là linga có kiểu dáng một tầng, 2 tầng hoặc 3 tầng và chất liệu chính là sa thạch.
Video đang HOT
Còn yoni là bộ sinh thực khí nữ, tượng trưng cho thần Uma – vợ của thần Siva – biểu tượng cho âm tính. Cũng giống như linga, tùy quan niệm thẩm mỹ từng giai đoạn lịch sử và mỗi vùng, yoni có nhiều kiểu dáng khác nhau. Nhưng nhìn chung 2 môtíp chủ đạo là bệ vuông và bệ tròn vẫn chiếm số lượng lớn, thỉnh thoảng xuất hiện môtip yoni bệ hình chữ nhật với 2 lỗ mộng vuông, nhưng số này không nhiều.
Mỹ Sơn hiện còn khoảng 18 yoni thuộc 2 loại bệ vuông và tròn.
Những kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc tinh xảo còn in dấu đậm nét tại di sản văn hóa thế giới này.
Đến Mỹ Sơn, du khách cũng không nên bỏ qua các bức tượng thần Shiva – đấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Tuy nhiên, hiện ở đây chỉ còn khoảng gần 10 bức tượng này.
Sẽ là thiếu sót nếu khi đến thăm Mỹ Sơn mà không thưởng thức điệu múa Siva kỳ bí. Trong điệu múa này, âm nhạc Chăm là một yếu tố đặc biệt. Đó là sản phẩm tinh thần được kết tinh từ một đế chế hùng mạnh, một nền văn hoá phát triển rực rỡ hàng trăm năm trước.
Theo Zing News
Thánh địa Mỹ Sơn nhìn từ bầu trời
Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, xung quanh là đồi núi. Nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1999.
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú (Duy Xuyên, Quảng Nam), cách Đà Nẵng khoảng 70 km.
Khu đền tháp nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, xung quanh là đồi, núi. Trong mạch núi cao khoảng 100 m đến 400 m từ Đông Trường Sơn qua Mỹ Sơn đến kinh đô Trà Kiệu.
Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chăm Pa. Mỗi vị vua sau khi lên ngôi đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ.
Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên tục từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13. Vào những năm 700, vua Sambhuvarman xây dựng ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững, còn tồn tại đến ngày nay.
Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần.
Những kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc tinh xảo còn in dấu đậm nét tại Mỹ Sơn.
Vào năm 1885, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một toán lính Pháp. Năm 1898-1899, hai nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến đây nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm.
Những năm 1903-1904, những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn được L.Finot công bố.
Những đền chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva - đấng bảo hộ của các dòng vua Chăm Pa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara - người sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần - vua và tổ tiên hoàng tộc.
Đền tháp ở Mỹ Sơn được chia thành nhiều cụm, xây dựng theo cùng một nguyên tắc. Kết cấu mỗi cụm gồm có một ngôi đền thờ chính (Kalan), bao quanh bằng những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính tượng trưng cho núi Meru - trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva
Các đền phụ (miếu phụ) thờ các vị thần trông coi hướng trời. Ngoài ra còn có những công trình phụ là những ngôi tháp thường có mái lợp ngói, là nơi khách hành hương sửa lễ, cất giữ đồ tế lễ. Đền thờ của người Chăm không dùng cửa sổ, chỉ các công trình tháp phụ mới có.
Trải qua biến cố, chiến tranh nhiều công trình kiến trúc cổ bị hư hỏng.
Hiện tại thánh địa Mỹ Sơn thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá.
Nhiều cây cầu mới xây tại Mỹ Sơn cũng mang dáng dấp văn hóa Chăm Pa.
Theo Zing
Báo Anh bình chọn Ninh Bình là 'đặc biệt nhưng chưa nổi tiếng' Núi non hùng vĩ, đáy nước in trời là những lời ca mà tờ Telegraph dành tặng cho Ninh Bình trong danh sách các điểm đến ngoạn mục nhưng chưa được du khách biết nhiều. Ninh Bình, Việt Nam Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 95 km về hướng nam, Ninh Bình là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tìm...