Tin mừng: Đã tìm được giống sắn kháng bệnh khảm lá, đạt năng suất cao
Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam đã thu được 8 dòng/giống sắn (khoai mì) có sức kháng bệnh khá, có năng suất và tinh bột vượt trội so với các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh.
Tin mừng cho nông dân: Đã tìm được 8 giống sắn kháng bệnh khảm lá, 1 giống đặc biệt đạt cả 3 chỉ tiêu
Đây là thông tin được Cục BVTV thông báo tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống bệnh khảm lá sắn tổ chức tại Tây Ninh ngày 24/11.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh – Trưởng ban chỉ đạo phòng chống bệnh khảm lá sắn kiểm tra thực tế tình hình trồng mì (sắn) tại Tây Ninh.
GS Lê Huy Hà, nguyên Viện trưởng Viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Viện đã phối hợp triển khai đánh giá tập đoàn các giống sắn trong nước và nhập nội dưới áp lực bệnh tự nhiên trên đồng ruộng, từ tháng 10/2018 đến nay tại huyện Tân Biên và Tân Châu của tỉnh Tây Ninh
Kết quả đánh giá khảo nghiệm trên tổng số 157 dòng giống sắn nhập nội và hơn 250 dòng giống sắn trong nước đã thu được 8 dòng/ giống kháng bệnh khá, có năng suất và tinh bột vượt trội (trên 50 tấn/ha) so với các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh: KM419 và KM140 (44-48 tấn/ha).
Đau đầu với dịch khảm lá trên cây khoai mì
Đặc biệt trong đó có 1 dòng (C97) đạt cao ở cả 3 chỉ tiêu: năng suất (54 tấn/ha), tinh bột (27,5%), kháng bệnh (100%).
Video đang HOT
Viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết đã thu được 8 dòng/giống kháng bệnh khá, có năng suất và tinh bột vượt trội.
Trong số các dòng giống đã đánh giá, có 8 dòng giống kháng hoàn toàn với bệnh khảm lá, gồm giống: C4, C9, C36, C48, C97, HN3, HN4, HN5; năng suất khá (38-64 tấn/ha), tinh bột cao (26-30%).
Trước đó, giữa tháng 10, Cục BVTV đã tổ chức đoàn công tác đánh giá giống kháng bệnh khảm lá sắn nêu trên. Nhìn chung ruộng sắn tại 3 điểm thí nghiệm đều phát triển rất tốt.
Giống HN5 có tính kháng bệnh cao hơn các giống đối chứng
Cụ thể, chiều cao, thân lá sắn của các giống khảo nghiệm đều tốt hơn so với giống đối chứng và các ruộng chung quanh.
Bệnh khảm lá chỉ mới bắt đầu xuất hiện trên giống HN5 giai đoạn 4,5 tháng. Trong khi đó, giống đối chứng và ruộng chung quanh bệnh khảm xuất hiện ở giai đoạn sắn 2 – 2,5 tháng.
Bệnh khảm lá xuất hiện rất ít ở một số giống khảo nghiệm; mức độ biểu hiện cao nhất ở cấp 2 (lá chỉ bị biến dạng nhẹ ở mép thùy lá, phần còn lại vẫn bình thường). Trong khi đó các giống đối chứng và ruộng sắn trồng chung quanh đều bị nhiễm bệnh khảm ở cấp 5, tỷ lệ nhiễm 100%.
Sau khi đánh giá và tham khảo kết quả ghi nhận của Viện Di truyền Nông nghiệp xác định, HN3 và HN5 là 2 giống triển vọng.
Theo GS Hà, hai giống này cũng có nhược điểm là tính phân cành cao, nên mật độ trồng sẽ không cao và lượng tinh bột thấp.
“Tuy nhiên, trong bối cảnh các giống đều bị nhiễm khảm lá thì đây là giải pháp hiệu quả, tạo thêm lựa chọn cho người dân Tây Ninh và các nơi khác. Viện sẽ tiêp tục phối hợp trong việc nghiên cứu chuyển gen kháng bệnh, tạo ra giống sạch bệnh đưa vào sản xuất”, GS Hà cho biết.
Giống khoai mì HN5 có nhược điểm là có tính phân nhánh cao và tinh bột thấp
Ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh cho biết, với Tây Ninh, khoai mì là cây cực kỳ quan trọng. Sau nhiều nỗ lực khống chế và triển khai các mô hình phòng chống, nhưng kết quả là không thể kiểm soát được sự lây lan của virus khảm lá.
“Việc tìm ra được các dòng giống kháng bệnh mà vẫn cho năng suất cao là thông tin rất mừng với bà con Tây Ninh, cũng như nhiều tỉnh thành khác. Mong các viện, ngành chức năng sớm nhân giống, lai tạo ra giống kháng bệnh phục vụ sản xuất”, ông Xuân nói.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh – Trưởng ban chỉ đạo phòng chống bệnh khảm lá sắn cho biết, từ trung ương đến địa phương nỗ lực rất nhiều từ nghiên cứu, lai tạo tới cắt vụ luân canh trên đồng.
Lúc đầu, giống KM94 tưởng là tốt nhưng đến nay vẫn bị nhiễm. Rõ ràng áp lực phòng chống dịch bệnh chịu sức ép quá lớn và vẫn còn nan giải.
C.P. Việt Nam nhận danh hiệu "Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông"
Tối 13/10, tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2020, do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công thương, Bộ NNPTNT tổ chức ở Hà Nội, C.P. Việt Nam đã vinh dự nhận danh hiệu "Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông".
Đây là lễ tôn vinh 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2020 cùng với trao danh hiệu "Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông" cho 27 doanh nghiệp xuất sắc trong lĩnh vực nông nghiệp, có nhiều đóng góp, hỗ trợ cho nông dân Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Tổng Giám đốc, thay mặt C.P. Việt Nam nhận danh hiệu "Doanh nghiệp vì nhà nông"
Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Tổng giám đốc công ty C.P. Việt Nam đã đến tham dự và thay mặt công ty nhận giải thưởng. Ông cho biết "Danh hiệu này là một sự ghi nhận lớn lao đối với sứ mệnh của chúng tôi, là một doanh nghiệp về ngành nông công nghiệp thực phẩm, chúng tôi luôn đồng hành và sát cánh cùng nông dân Việt Nam vì mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp hiện đại và bền vững".
Trong 28 năm xây dựng và trưởng thành cùng ngành nông nghiệp Việt Nam, C.P. Việt Nam đã kết hợp với nông dân thiết lập hơn 3.000 trang trại trên toàn quốc theo hình thức liên kết chăn nuôi, qua đó tạo công ăn việc làm cho trên 400.000 lao động. Mô hình chăn nuôi hiện đại, liên kết cùng C.P đã dần dần thay đổi thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, cùng nông dân cả nước hướng đến ngành nông nghiệp hiện đại.
Các doanh nghiệp nhận kỷ niệm chương "Doanh nghiệp đồng hành cùng nông dân Việt Nam năm 2020" (Đại diện C.P đứng thứ 4 bên phải qua)
Nông nghiệp là ngành nhiều rủi ro và thách thức vì dịch bệnh cũng như thiên tai địch họa. Những năm qua, sự cạnh tranh quyết liệt trong thương mại toàn cầu ngày càng tăng, dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi kéo dài và phức tạp. Trong bối cảnh đó, C.P. Việt Nam đã cùng hỗ trợ, sát cánh với người nông dân vượt qua "bão bệnh, bão giá", giúp người nông dân phát huy trí lực và tài lực để đạt được thành công. C.P. Việt Nam chuyển giao công nghệ chăn nuôi khép kín, năng suất cao cho người chăn nuôi Việt Nam thông qua hình thức chăn nuôi hợp tác, khuyến khích, hỗ trợ nông dân để họ tự chủ trong hoạt động chăn nuôi, giúp họ trở thành "mắt xích" trong chuỗi khép kín "Feed - Farm - Food" của công ty.
Cùng với những thành quả to lớn trong cải tạo giống vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm để cung cấp cho nông dân cả nước, C.P. Việt Nam cũng đã tổ chức các khóa đào tạo cho kỹ sư ở các trang trại khách hàng, mở các lớp trao đổi kỹ thuật, hướng dẫn chăn nuôi cho bà con nông dân. "Ở nơi đâu bà con nông dân cần, C.P sẵn sàng có mặt để thúc đẩy, phát triển và hướng dẫn cho bà con".
Khai giảng lớp đào tạo kỹ thuật heo nái khóa 1 tại trung tâm đào tạo kỹ thuật heo C.P. Việt Nam (Hải Dương)
Với nhịp độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế trong hơn ba thập kỷ đổi mới, C.P. Việt Nam cùng các doanh nghiệp được vinh danh đồng hành cùng người nông dân và 63 nông dân Việt Nam tiêu biểu được tôn vinh và trao danh hiệu trong chương trình "Tự hào nông dân Việt Nam" là những nhân tố đi đầu, góp phần trong công cuộc xây dựng đất nước ngày càng hiện đại, đưa nền nông nghiệp Việt Nam sánh vai quốc tế. Đây chính là "90 bông hoa đẹp" chào mừng kỉ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam (14/10/2020).
Long An: Trồng thứ cây quen nhẵn mặt, hái trên, nhổ dưới, kiểu gì nông dân cũng có lãi Là một trong những địa phương thuộc vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An, ngoài trồng lúa chất lượng cao, người dân huyện Tân Thạnh còn duy trì nghề trồng sen lấy ngó và lấy gương. Đây là cây trồng có nhiều ưu điểm, phù hợp với vùng đất trũng, bị ngập nước, không thể canh tác lúa. Toàn huyện Tân Thạnh...