Tin mới vụ phát hiện tượng gỗ mặc comple, đeo cà vạt
Khi đào đầm tôm, người dân ở Thanh Hóa phát hiện pho tượng lạ bằng gỗ mặc comple, đeo cà vạt.
Sở Văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa thông tin cụ thể về pho tượng lạ mặc comple
Ngày 23/11, Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản gửi UBND TP Thanh Hóa về pho tượng lạ của một hộ dân địa phương tìm được khi đào đầm tôm.
Theo đó, pho tượng gỗ phát hiện tại đầm tôm nhà ông Nguyễn Trọng Thái, thôn 2, xã Quảng Phú, TP. Thanh Hóa không phải là di vật, cổ vật theo quy định của pháp luật hiện hành và không thuộc hệ thống tượng thờ truyền thống của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam. Pho tượng này không có giá trị về mặt lịch sử.
Pho tượng lạ gây xôn xao ở Thanh Hóa vừa qua
Video đang HOT
Sở Văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa đề nghị UBND TP. Thanh Hóa chỉ đạo các phòng, ban, chính quyền địa phương xã Quảng Phú có phương án, biện pháp nhằm đảm bảo an ninh trât tự và tín ngưỡng tôn giáo địa phương. Ngoài ra, thông báo cho nhân dân rõ về giá trị thực của pho tượng, nghiêm cấm các hành vi mê tí dị đoan, tụ tập đông người.
Trước đó, vào ngày 7/10, gia đình ông Nguyễn Trọng Thái – Phó Bí thư Đảng ủy xã Quảng Thái có thuê máy múc bùn để ngăn đầm nuôi tôm thì phát hiện một pho tượng gỗ màu đồng hình phật. Thấy vậy, rất nhiều người dân xung quang đã kéo đến xem và thắp hương cúng bái.
Nhận được thông tin, cơ quan chuyên môn của tỉnh Thanh Hóa đã về kiểm tra. Kết quả cho thấy: tượng gỗ cao 76,5 cm; bề rộng ngang pho tượng 59cm; bề ngoài được phủ lớp sơn màu đồng, qua quá trình trôi dạt lớp sơn đã bị hư hỏng, bong tróc và biến màu. Tượng tạc hình người đàn ông ngồi tư thế xếp bằng, đầu trọc, tai sệ, hai mắt làm bằng chất liệu nhựa màu trắng, trong mắt sơn màu đen, hai tay đặt phía trước. Pho tượng có trang phục là áo sơ mi, cà vạt, bên ngoài khoác áo comple và quần tây. Sau lưng tượng ở 2/3 phá trên có một lỗ tròn, đường kính 4cm.
Theo Phúc Tuấn (Báo Giao thông)
Bí ẩn hang Con Moong
Hang Con Moong (Thanh Hóa) và các hang, di chỉ phụ cận chứa đựng nhiều di vật văn hóa cổ xưa, chứng minh sự hiện diện của con người qua từng giai đoạn lịch sử nên rất cần bảo vệ, công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Dự kiến ngày 23-11 tới đây, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) sẽ trao bằng công nhận hang Con Moong (xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) là di tích khảo cổ quốc gia đặc biệt. Đây là nơi thứ tư ở xứ Thanh được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt sau quần thể di tích lịch sử Lam Kinh, Đền Bà Triệu và Thành nhà Hồ (hiện là di sản văn hóa thế giới).
Thêm hàng loạt hang mới
Hang Con Moong cách trung tâm TP Thanh Hóa 150 km về phía Tây Bắc, nằm trong khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia Cúc Phương, trên dãy núi đá vôi chạy dài từ tỉnh Lai Châu về tỉnh Ninh Bình và cách mặt nước biển hơn 150 m, cửa hang cách mặt đất 33,5 m.
Phía trong hang Con Moong, nơi phát hiện nhiều dấu tích của con người cách nay 40.000-60.000 năm
Theo cách gọi của người Mường, con moong có nghĩa là con thú. Vì ngay cửa hang có một hòn đá lớn nhô ra trông giống mặt một con thú nên họ đặt tên như vậy. Hang được phát hiện vào năm 1974. Qua nhiều lần khai quật, các nhà khoa học đã xác nhận sự phát triển liên tục công cụ đá qua các giai đoạn thời đại đồ đá Việt Nam, góp phần làm sáng rõ thêm cuộc sống con người ở giai đoạn bản lề từ thời đại đồ đá cũ sang thời đại đồ đá mới; từ săn bắn hái lượm sang nông nghiệp sơ khai; từ hồng hoang tiến đến văn minh.
Bà Bùi Thị Tuyết, Trưởng Phòng Quản lý di sản - Sở VH-TT-DL tỉnh Thanh Hóa, cho rằng với những gì mà các nhà khoa học đã tìm thấy tại hang Con Moong thì đây là một địa chỉ khảo cổ rất đặc biệt. Nó đại diện cho nhiều nền văn hóa cổ xưa, chứng minh sự hiện diện của con người qua từng giai đoạn và tiến trình lịch sử. "Với việc trở thành di tích khảo cổ quốc gia đặc biệt, hang Con Moong sẽ là một địa chỉ khảo cổ lý tưởng cho các nhà khoa học trong nước và trên thế giới" - bà Tuyết nhìn nhận.
Trong quá trình khai quật hang Con Moong, các nhà khoa học đã phát hiện thêm hàng loạt hang mới, như: hang Lai, hang Chùn, hang Bố Giáo, hang Diêm, hang Mang Chiêng, hang Mộc Long, hang Mái đá Mộc Long và di tích đất đắp núi Đầu Voi. Đây là những hang có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học, có mối quan hệ với hang Con Moong trong bối cảnh tiền sử Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
"Theo người dân trong khu vực xã Thành Yên, các hang được phát hiện đều do người dân bản địa đặt tên theo làng, xóm và truyền thuyết nên rất gần gũi và dễ nhớ" - bà Tuyết cho biết.
Tư liệu quý cho khảo cổ
Sau 5 mùa điền dã, khai quật khảo cổ (từ năm 2010-2015), mới đây, đoàn khảo cổ học của Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế "Di chỉ hang Con Moong và phức hợp các di chỉ phụ cận", công bố những kết quả bước đầu.
Theo đó, hang Con Moong có địa tầng dày trung bình 9,5 m với 10 lớp có cấu trúc khác nhau. Từ lớp 1 đến lớp 6 (độ sâu 1-6 m), các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều công cụ lao động, xương cốt động vật, vỏ nhuyễn thể. Từ lớp 7 đến 10 không gặp dấu tích động vật nhưng phát hiện nhiều công cụ mảnh tước chế tác bằng đá quartz, tập trung nhiều nhất ở lớp 10 (độ sâu 8,5 -9,5 m).
Hang Con Moong trải qua 4 giai đoạn phát triển về văn hóa, gồm giai đoạn trước Sơn Vi sang Sơn Vi đến văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn và Đa Bút. Kết quả nghiên cứu cacbon và phóng xạ các lớp trên, độ từ cảm, tập trầm tích ở hang Con Moong và so sánh tương thích văn hóa với các di chỉ khảo cổ học khác cho thấy niên đại sớm nhất của hang Con Moong được dự đoán 40.000-60.000 năm trước. Ông Phạm Duy Phương, Giám đốc Sở VH-TT-DL Thanh Hóa, cho rằng hang Con Moong là một trong số ít những di chỉ khảo cổ học có địa tầng dày và được bảo tồn tốt nhất hiện nay ở Việt Nam và cả Đông Nam Á.
Trong số các hang, di chỉ phụ cận được khai quật, đáng chú ý có hang Diêm và Mang Chiêng. Địa tầng hang Diêm dày 1,95 m, gồm 3 lớp văn hóa, có niên đại C14 (do Viện Khảo cổ học - Dân tộc học Novosibirsk phân tích, giám định) là 11.240 năm trước công nguyên. Cấu tạo địa tầng và tầng văn hóa ở hang Diêm thể hiện đây là di chỉ cư trú, mộ táng của cư dân thuộc nhiều thời kỳ. Tại đây, các nhà khảo cổ thu được gần 2.000 hiện vật, gồm các loại công cụ bằng đá, xương và cả mảnh gốm, 3 mộ táng.
Trong khi đó, hang Mang Chiêng có địa tầng văn hóa dày 1,2 m, chia làm 3 lớp. Nơi đây phát hiện có 10 mộ táng và nhiều công cụ bằng đá, xương, dấu tích bếp lửa... Đáng chú ý, các vết tích mộ táng, di cốt người thường không đầy đủ, có hiện tượng xương bị đập vỡ, bị đốt cháy.
"Phát hiện này đã góp nhiều tư liệu mới về táng thức và đời sống tinh thần của người Việt cổ. Đây là đóng góp rất quý giá, góp phần nâng tầm giá trị lịch sử văn hóa của quần thể di tích hang động khu vực hang Con Moong" - bà Tuyết nhận xét.
Đề nghị công nhận di sản văn hóa thế giới Ông Phạm Duy Phương cho biết Sở VH-TT-DL tỉnh Thanh Hóa đã có báo cáo gửi UBND tỉnh để trình Chính phủ lập quy hoạch bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của hang Con Moong và các di tích phụ cận. Sở VH-TT-DL tỉnh Thanh Hóa cũng đang hoàn thiện hồ sơ khoa học để trình UNESCO công nhận hang Con Moong là di sản văn hóa thế giới.
Theo Thanh Tuấn (Người lao động)
Tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới đến Bình Dương Pho tượng Phật khắc từ khối đá ngọc thạch 18 tấn đã đến chùa Hội An (Bình Dương) trong sự cung nghinh của hàng nghìn phật tử. Tượng Phật ngọc hòa bình thế giới được cung nghinh tại chùa Hội An. Ảnh: Nguyệt Triều Sáng 18/11, tại chùa Hội An, TP Mới Bình Dương, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình...