Tin mới vụ 8B Lê Trực: Lập hội đồng kỉ luật xử lý trách nhiệm cán bộ
Thanh tra thành phố Hà Nội xác định liên quan đến vụ việc có trách nhiệm của ông Nguyễn Quốc Tuấn – Phó giám đốc Sở Xây dựng (đã nghỉ hưu), bà Lê Thị Nhung – Trưởng phòng quản lý cấp phép của sở.
Thông tin mới nhất liên quan đến vi phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực (Điện Biên – Ba Đình – Hà Nội), Sở Xây dựng Hà Nội vừa thành lập hội đồng kỷ luật xem xét trách nhiệm và quyết định hình thức kỷ luật đối với cán bộ, thanh tra xây dựng liên quan công trình xây dựng sai phép số 8B Lê Trực.
Theo Thanh tra thành phố Hà Nội, trong quá trình xây dựng công trình 8B Lê Trực ở nhiều giai đoạn khác nhau, những sai phạm tại công trình có liên quan đến trách nhiệm của các ông Trần Mạnh Quân – Chủ tịch UBND phường Điện Biên, ông Nguyễn Cương Quyết – Đội trưởng, Phạm Hùng Phương – Đội phó, Nguyễn Tiến Dũng – cán bộ đội thanh tra xây dựng quận Ba Đình.
Thanh tra thành phố Hà Nội cũng xác định liên quan đến vụ việc còn có trách nhiệm của ông Nguyễn Quốc Tuấn – Phó giám đốc Sở Xây dựng (đã nghỉ hưu), bà Lê Thị Nhung – Trưởng phòng quản lý cấp phép của sở (đã nghỉ hưu) và ông Lê Văn Đức – Chuyên viên phòng quản lý cấp phép Sở Xây dựng.
Tòa nhà 8B Lê Trực.
Trước đó, UBND quận Ba Đình cho biết quận đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 8B Lê Trực.Theo quyết định này, phương án phá dỡ phần sai phạm ở tòa nhà 8B Lê Trực phải đảm bảo đúng chỉ đạo trước đó của UBND TP Hà Nội.
Trước khi ký hợp đồng với đơn vị phá dỡ phải có ý kiến của Phòng Quản lý đô thị và Sở Xây dựng Hà Nội. Chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của lực lượng chức năng. Quyết định cưỡng chế được thực thi sau thời điểm tống đạt quyết định đối với chủ đầu tư.
Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của lực lượng thi hành quyết định cưỡng chế; chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí lập, thẩm định phương án, chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ đối với diện tích xây dựng vi phạm.
Trước đó, Sở Xây dựng cũng đề nghị UBND thành phố chỉ đạo quận Ba Đình ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ.
UBND TP Hà Nội đã chỉ rõ những sai phạm tòa nhà 8B Lê Trực. Cụ thể, về khoảng lùi, từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36 m so với khối đế, song chủ đầu tư không thực hiện (hiện đã xây dựng thẳng đến mái).
Về chiều cao công trình, theo giấy phép xây dựng, công trình cao đến đỉnh tum thang là 53m. Nhưng chủ đầu tư đã tự ý điều chỉnh tăng chiều cao các tầng, xây dựng thêm tầng 19, tổng chiều cao thực tế khoảng 69 m (vượt khoảng 16 m, tương đương với 5 tầng). Về diện tích sàn xây dựng khoảng 36.000 m2 (giấy phép xây dựng là 29.874 m2) tăng khoảng 6.126 m2.
Video đang HOT
Trả lời báo chí, đại diện UBND quận Ba Đình cho biết, theo Quyết định của UBND quận, trong vòng 5 ngày kể từ hôm 9/1, Chủ tịch UBND phường Điện Biên có trách nhiệm giao Quyết định đến ông Trần Đức Minh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần May Lê Trực. Quyết định cưỡng chế được thực thi sau thời điểm tống đạt quyết định đối với chủ đầu tư.
Thu Trần
Theo_Người Đưa Tin
Đi ngược lòng dân, bất chấp Phó chủ tịch chỉ đạo, quận Ba Đình "thúc" xây cống mới
Vụ 146 Quán Thánh đang trở thành tâm điểm của dư luận bởi cách ứng xử của chính quyền với lòng dân. Bất chấp chỉ đạo của Phó chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng, đi ngược với lòng dân, UBND phường Quán Thánh vừa có văn bản cho biết quận Ba Đình đã tiếp tục chốt lịch "thúc" xây bằng được đường cống mới.
"Truy" nguyên nhân nhấn chìm nhà 146 Quán Thánh trong xú uế
Một chiếc cống tắc tại số nhà 146 Quán Thánh đã không chỉ còn là câu chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật của người dân tại đây bởi nó đang nhận được sự quan tâm và theo dõi đặc biệt của cả vạn người dân trên cả nước. Phía sau sự hồ hởi khi Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng quyết liệt chỉ đạo thanh tra sổ đỏ nhà 5 Đặng Dung, yêu cầu quận Ba Đình lên phương án đồng thuận với người dân để xử lý ô nhiễm ở nhà 146 Quán Thánh, thì cả vạn người dân "nín thở" theo dõi động thái chống lệnh bất thường của chính quyền quận Ba Đình.
Các nội dung chỉ đạo của Phó chủ tịch TP. Hà Nội chưa được quận Ba Đình và phường Quán Thánh thực hiện nghiêm túc.
Việc người dân số nhà 146 Quán Thánh căng băng rôn, khẩu hiệu, dàn hàng phản đối dữ dội quận Ba Đình xây cống mới thì đã rõ nhưng để có thông tin tham khảo cho UBND quận Ba Đình về lòng dân, báo Dân trí mở cuộc thăm dò dự luận có hơn 12.000 người dân tham gia, thì tới 92,79% ủng hộ việc khôi phục đường cống cũ bị tắc bởi bê tông, giẻ rách dưới nền nhà số 5 Đặng Dung thay vì xây đường cống mới bằng ngân sách theo chủ trương của Chủ tịch UBND quận Ba Đình.
Lòng dân là như thế. Chỉ đạo quyết liệt của Phó chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng là thuận với lòng dân.
Tuy nhiên, khi người dân chưa thống nhất với phương án xây đường cống mới do quận Ba Đình và phường
Thế nhưng, ngày 4/11/2015, bất chấp lòng dân, UBND phường Quán Thánh vừa tiếp tục ban hành một văn bản gửi các hộ dân 146 Quán Thánh lạnh lùng chốt thông báo: Ngày 10/11/2015 (ngày mai - PV), chính quyền sở tại sẽ tiếp tục thi công giai đoạn 2 hệ thống thoát nước bao gồm các phần nằm trong biển số nhà 146 Quán Thánh.
Việc UBND quận Ba Đình và phường Quán Thánh " nỗ lực" đẩy nhanh tiến độ thi công phần cống trong khuôn viên số nhà 146 Quán Thánh ở thời điểm sắp công cố kết luận thanh tra sổ đỏ nhà số 5 Đặng Dung khiến dư luận đặt dấu hỏi: Vì sao chính quyền địa phương phải cố thi công bất chấp sự phản đối kịch liệt của người dân? Vì lý do gì UBND quận Ba Đình và phường Quán Thánh sốt sắng thi công hoàn thành "kế hoạch"? Và tại sao chính quyền tại đây lại bất chấp chỉ đạo của lãnh đạo thành phố để đi ngược lòng dân?
Người dân số nhà 146 Quán Thánh phản đối kịch liệt việc xây đường cống mới khi chưa công bố kết luận thanh tra sổ đỏ nhà số 5 Đặng Dung.
Bất chấp việc hàng chục người dân "ăn trực nằm chờ" phản đối, UBND quận Ba Đình và phường Quán Thánh vẫn quyết tâm xây dựng đường cống mới khi chưa tìm được sự đồng thuận theo chỉ đạo của Phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng.
Theo người dân sống tại nhà 146 Quán Thánh, sở dĩ họ cực chẳng đã phải kịch liệt phản đối phương án xây đường cống mới của UBND quận Ba Đình bằng ngân sách bởi 3 nguyên nhân. Thứ nhất, thay vì thông đoạn ống cống có từ bao đời nay vốn chỉ tắc có 5m, UBND quận Ba Đình lại muốn nối một đường ống thay thế chạy dài gấp 10 lần đi vòng, làm thế quá tốn kém, phi lý.
Thứ hai, là mặt đường Quán Thánh cao hơn nền nhà số 146 rất nhiều, nên để làm được đường ống thoát nước ra ngoài, phía thi công sẽ phải đào sâu xuống dưới nền đất. có tới 4 hố ga), nên khi đường ống đi lòng vòng, hố ga bị tắc thì người dân lo lắng không biết lại phải cầu cứu đến ai. Hơn nữa, nhà 146 Quán Thánh là một ngôi biệt thự cổ gần 100 năm tuổi, lại nhiều năm bị ngập nước thải. Nếu đưa máy móc vào đào xới rầm rầm để làm đường cống mới sẽ gây nguy cơ đổ sập thì hậu quả khôn lường.
Thứ ba, việc xây dựng đường ống cống thì phải đập miếu thờ và bể nước chung ở sân, đó không chỉ là nếp sinh hoạt hàng ngày, mà còn là đời sống tâm linh của dân bao năm ở đây.
Vì vậy, người dân chỉ muốn thông đoạn ống cống vốn chỉ tắc có 5m nhưng họ không hiểu tại sao UBND quận Ba Đình lại cứ khăng khăng muốn xây đường cống mới để "né" một hộ dân nhà số 5 là hộ nhà ông Nguyễn Xuân Minh ở khu này vốn đã bị tố bịt đường ống cống chung, dẫn tới việc nước cống không thể thoát đi đâu và gây ô nhiễm nặng nề.
Trong khi đó, nhà ông Minh vẫn bình chân như vại vì nhà ông ta có cửa thông ra sân chung nhưng luôn đóng chặt và không bị ảnh hưởng vì đã trổ cửa ra mặt phố Đặng Dung. Vì muốn "né" hộ này mà chính quyền quận sở tại chấp nhận tốn kém và không quan tâm đến phương án họ đưa ra ảnh hưởng tới chục hộ khác.
Trong câu chuyện 146 Quán Thánh này, lòng dân chẳng hợp lý và đáng được trân trọng hay sao?
Thông báo sẽ tiếp tục thi công đường cống mới vào ngày 10/11/2015 của UBND phường Quán Thánh đang vấp phải sự phản đối kịch liệt của các hộ dân.
Nguy cơ nhãn tiền vẫn còn trước đó khi ngày 6/10/2015, nhiều công nhân cùng máy móc đã tập trung khoanh vùng khu vực ngay trước lối dẫn vào khu nhà 146 Quán Thánh, tiến hành đào xới thẳng đến trước cổng vào khu nhà. Hàng chục người dân tại đây đã tập trung, chắn kín lối vào để phản đối cùng với tâm băng rôn: "Nhân dân 146 Quán Thánh phản đối việc cưỡng ép đào cống mới, yêu cầu khôi phục trả lại đường cống cũ bị bịt phá".
Đón nhận thông báo của UBND phường Quán Thánh về việc ngày 10/11/2015, tiếp tục thi công phần cống trong khuôn viên nhà 146 Quán Thánh, bà Lê Tuyết Băng đại diện cho số nhà 146 Quán Thánh không giấu nổi bức xúc, bà Băng cho biết: "Phó chủ tịch Thành phố Nguyễn Quốc Hùng đã chỉ đạo quận Ba Đình họp bàn thống nhất với người dân, nhưng UBND quận Ba Đình và phường Quán Thánh vẫn "bỏ ngoài tai" và tổ chức đưa người, máy vào thi công rầm rộ bất chấp sự phản đối của người dân. Nhà 146 là biệt thự cổ có tuổi thọ hàng trăm năm đã xuống cấp, nếu việc thi công đường cống trong khuôn viên biển số nhà dẫn đến việc sập nhà như đã xảy ra ở biệt thự 107 Trần Hưng Đạo thì ai là người đứng ra chịu trách nhiệm?.
Vụ sập biệt thự 107 Trần Hưng Đạo là nỗi ám ảnh với người dân nhà 146 Quán Thánh, ngôi biệt thự cũng đã có tuổi thọ trên 100 năm.
Những sai phạm trong việc cấp sổ đỏ cho nhà số 5 Đặng Dung cần phải được làm rõ và xử lý nghiêm, cống tắc ở đâu phải thông ở đó mới đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật. Người dân 146 Quán Thánh luôn tin tưởng Phó chủ tịch Thành phố Nguyễn Quốc Hùng sẽ giám sát chặt chẽ những chỉ đạo đã đưa ra đối với Thanh tra Thành phố, cũng như UBND quận Ba Đình. Người dân mong chờ TP. Hà Nội sẽ sớm công bố kết luận thanh tra và có biện pháp xử nghiêm sai phạm, chừng nào kết luận thanh tra chưa được công bố người dân số nhà 146 Quán Thánh sẽ phản đối đến cùng việc xây đường cống mới trong khuôn viên số nhà...".
Thêm một câu chuyện để thử thách lòng dân ngay tại quận trung tâm của cả nước. Nếu ngày mai, quận Ba Đình quyết ra quân xây bằng được đường cống mới thì quả thực họ đã thắng hơn 10 hộ dân 146 quán Thánh nhưng đó lại là một bàn thua trước lòng dân.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế - Ngọc Cương
Theo Dantri
Hà Nội yêu cầu phá dỡ phần xây dựng sai phép ở tòa nhà 8B Lê Trực Chiều ngày 6/10, UBND TP Hà Nội ban hành văn bản số 6992 chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với quận Ba Đình yêu cầu chủ đầu tư xây dựng tòa nhà 8B Lê Trực khẩn trương tự phá dỡ phần công trình xây dựng sai phép. Theo đó, UBND thành phố Hà Nội giao Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì...