Tin mới về sức khỏe của bệnh nhân 21 mắc Covid-19
Trưa 24/3, về tình hình bệnh nhân Covid-19, Bộ Y tế cho biết, hiện có 3 bệnh nhân nguy kịch, phải lọc máu bằng phương pháp ECMO (tim phổi nhân tạo) và 2 bệnh nhân nặng phải thở oxy.
Theo Bộ Y tế, tính đến 11h ngày 24/3, Việt Nam có 123 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó 17 bệnh nhân đã khỏi bệnh, xuất viện.
Hiện 106 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 15 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó có cả bệnh nhân đang điều trị tại trung tâm y tế huyện (bệnh nhân số 73 người Anh hiện điều trị tại Trung tâm y tế huyện Thanh Miện- tỉnh Hải Dương và bệnh nhân số 123 đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre).
Ảnh minh hoạ.
Theo bản tổng hợp về tình hình chung của các bệnh nhân đang điều trị ở các cơ sở y tế, đa số tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân ổn định, không sốt, không ho hoặc ho ít, không khó thở, XQ phổi bình thường; có một vài bệnh nhân có dấu hiệu viêm phổi (dấu hiệu trên phim XQ) và viêm phổi tiến triển đã được điều trị theo phác đồ điều trị viêm phổi.
Video đang HOT
Trong số các bệnh nhân đang điều trị, hiện có 14 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-3 lần. Cụ thể như bệnh nhân 17 đã cho kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân 21 đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 vào ngày 22/3. Bệnh nhân 17 (26 tuổi, tại Hà Nội đi thăm chị gái tại Anh và qua Italy, Pháp và trở về Hà Nội ngày 2/3, được phát hiện bệnh ngày 6/3 là trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên tại Hà Nội). Còn bệnh nhân 21 (nam giới, 61 tuổi ở Hà Nội, là người ngồi gần hàng ghế trên chuyến bay với bệnh nhân 17).
Riêng tại điểm nóng Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội), nơi đang điều trị nhiều bệnh nhân Covid-19 nhất cả nước, đang có 46 bệnh nhân (trong đó 34 bệnh nhân là người Việt, 12 bệnh nhân người nước ngoài). Trong số đó có 3 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng, đang được điều trị tích cực; cả 3 bệnh nhân này đều đang thở máy, lọc máu, ECMO. Bộ Y tế đã liên tục tổ chức hội chẩn chuyên môn gồm các chuyên gia hàng đầu về hồi sức, hô hấp, tim mạch… đối với các trường hợp này.
Ngoài ra, hiện có hai trường hợp bệnh nhân Covid-19 có tiến triển nặng đang được hỗ trợ thở oxy. Những trường hợp bệnh nhân khác đều có sức khỏe ổn định, nhiều bệnh nhân đã cho kết quả âm tính.
Chủ tịch Hà Nội: Hàng xóm giám sát người cách ly Covid-19 là tốt nhất
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, chỉ khi có cơ chế, dùng các chế tài văn hóa tại cơ sở để người dân giám sát, cụ thể là để hàng xóm của chính các hộ gia đình trong diện cách ly cùng giám sát với cơ quan chức năng thì mới đạt hiệu quả cao nhất.
Ngày 10/3, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Quận ủy Ba Đình, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, quận Ba Đình đã và đang triển khai nghiêm túc các chỉ đạo về phòng chống dịch Covid-19 của Trung ương, thành phố.
Đồng thời, quận đã có những giải pháp vào cuộc quyết liệt sau khi ghi nhận bệnh nhân mắc Covid-19 đầu tiên. Đặc biệt, quận đã khẩn trương làm rõ được những trường hợp F1, F2, F3 và tổ chức cách ly theo quy định; tổ chức cách ly khu vực tại phố Trúc Bạch và các địa điểm theo chỉ đạo của thành phố; tổ chức phun khử khuẩn ở tất cả các vị trí khoanh vùng.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện cả 4 bệnh nhân nhiễm Covid-19 của Hà Nội đều ở phường Trúc Bạch (quận Ba Đình). Tuy nhiên, "bệnh nhân 21" có quá trình đi lại tiếp xúc lớn hơn nhiều so với "bệnh nhân 17", các trường hợp mà bệnh nhân này tiếp xúc lại nằm rải rác trên khắp các quận của TP nên đây là một khó khăn trong công tác phòng chống dịch.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc. (ảnh: HNM)
Khẳng định, qua phản ánh có một số trường hợp trong diện phải cách ly tại nhà nhưng không chấp hành nghiêm, vẫn đi ra ngoài trong thời gian bị cách ly, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu phải tăng cường giám sát chặt hơn, đồng thời có cơ chế thông báo để nhân dân trên địa bàn cùng giám sát.
"Kinh nghiệm cho thấy chỉ khi có cơ chế, dùng các chế tài văn hóa tại cơ sở để người dân giám sát, cụ thể là để hàng xóm của chính các hộ gia đình trong diện cách ly cùng giám sát với cơ quan chức năng thì mới đạt hiệu quả cao nhất" - ông Chung nhấn mạnh.
Đặc biệt, ông Nguyễn Đức Chung lưu ý, thời điểm này, việc xét nghiệm Covid-19 chỉ là một trong những yếu tố ban đầu để căn cứ triển khai các biện pháp phòng dịch.
Thực tế cho thấy, với những trường hợp nguy cơ cao thì ngay cả khi xét nghiệm lần 1 âm tính rồi cũng chưa thể yên tâm hoàn toàn, bởi có những trường hợp 10, 12, thậm chí có người nhiễm virus dài nhất tới 27 ngày sau mới phát bệnh.
Cũng tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, để tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19, Thường trực Thành ủy đã quyết định thành lập 5 đoàn kiểm tra.
Trưởng các đoàn kiểm tra là bốn đồng chí trong Thường trực Thành ủy và một Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, gồm: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc; Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn; Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết, các đoàn sẽ kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện những cách làm hay, mô hình hiệu quả để kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng; đồng thời chấn chỉnh, xử lý kịp thời những tập thể, cá nhân có biểu hiện lơ là, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Theo danviet.vn
Hội chứng bệnh nhân thứ 17 Tôi nghĩ, các nhà nghiên cứu tâm lý Việt Nam nên đưa hiện tượng tâm lý này vào làm đối tượng nghiên cứu. Vì nó, hội chứng này, thực sự đã làm thay đổi cả Hà Nội trong suốt tuần qua. Cách ly phố Trúc Bạch (Hà Nội) - nơi bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 17 sinh sống. Ảnh: Đoàn Bổng 22h ngày...