Tin mới nhất vụ hỗn chiến ở bệnh viện khiến 4 người thương vong
Vụ hỗn chiến ở bệnh viện khiến 1 người tử vong và 3 người bị thương. Trong số 3 người bị thương nhập viện điều trị có 1 người đã trốn viện, 1 người xuất viện và 1 người đang nằm khoa Hồi sức.
Chiều 28.10, thông tin từ Bệnh viện Nhân Dân Gia định, TP.HCM cho biết, từ 2h30 đến 2h45 ngày 28.10 bệnh viện tiếp nhận 3 trường hợp liên quan đế vụ côn đồ tấn công vào bệnh viện truy sát khiến 4 người thương vong ở Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ. Nạn nhân tử vong là anh T.N.T (32 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận). 3 người bị thương là anh H.Đ.L (23 tuổi), anh N.T.L (23 tuổi) và anh T.Q.T (25 tuổi).
Nhiều hung khí vết máu tại hiện trường. Ảnh: C.T
Theo đó, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đã tiếp nhận 3 nạn nhân bị thương. Trong đó, anh H.Đ.L (23 tuổi) bị 3 vết thương nhưng không nghiêm trọng nên sau đó bệnh nhân này đã trốn viện về. Trường hợp thứ hai là N.T.L (23 tuổi) nhập viện trong tình trạng có vết thương trên đầu. Sau khi được cầm máu, xử lý vết thương, sức khoẻ ổn định thì bệnh nhân này đã xuất viện vào sáng 28.10. Bệnh nhân thứ ba là anh T.Q.T (25 tuổi) hiện đang nằm trong khoa Hồi sức trong tình trạng bị một vết thương ở đầu.
Chúng tôi tìm tới Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ, tuy nhiên lãnh đạo bệnh viện cho biết vụ việc đang trong quá trình điều tra nên chưa thể cung cấp thông tin.
Như đã thông tin, rạng sáng cùng ngày, anh T.N.T – chủ tiệm game nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, phường 5, quận Phú Nhuận xảy ra mâu thuẫn với một nhóm khách đến chơi game. Sau đó, hai bên xảy ra đánh nhau khiến người chủ tiệm game bị nhóm đối thủ dùng hung khí đâm trọng thương.
Video đang HOT
Công an phong tỏa khám nghiệm hiện trường. Ảnh: C.T
Gây án xong, nhóm đối thủ rời khỏi hiện trường. Nạn nhân được đưa đi cấp tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ. Khi nạn nhân đang được chăm sóc ở phòng cấp cứu thì nhóm khách chơi game trước đó cũng kéo đến. Vừa phát hiện anh T nhóm xông vào chém tới tấp. Nhóm của anh T cũng tấn công lại. Hậu quả vụ hỗn chiến khiến anh T bị đâm trúng ngực tử vong, 3 người khác bị chém trọng thương.
Công an quận Phú Nhuận phối hợp cùng các đơn vị Công an TP.HCM có mặt phong tỏa, khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ vụ án. Công an thu giữ nhiều hung khí, nhiều đối tượng có liên quan được cơ quan công an tạm giữ để phục vụ công tác điều tra.
Vụ việc đang được công an điều tra làm rõ.
Theo Danviet
Trị bướu giáp không vái tứ phương được
Ngày 13.10.2017, tại khoa ngoại lồng ngực - mạch máu - bướu cổ bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM, ông Bích, 67 tuổi, ngụ tại Tân Biên, Tây Ninh, thừa nhận ông sai lầm khi đi thầy lang trị bướu giáp cho mình mà không đến bệnh viện chữa trị đàng hoàng.
Đủ kiểu chữa dân gian
Nằm trên giường với miếng băng lớn che trước cổ, ông Bích cho biết vài năm trước bướu cổ to ra nhưng không hề quan tâm. Cách đây nửa tháng, bướu to nhanh hơn và nghe người quen mách bảo ông tìm đến một thầy lang để chữa bệnh.
BS Trần Như Hưng Việt khám cho một bệnh nhân bị bướu giáp to, chần chừ không chịu mổ sớm.
Ông kể lại: "Thầy nói bướu nhỏ có thể làm cho hết ngay, nhưng nay bướu quá to, thầy chỉ đắp lá cho mở miệng để bướu từ từ xẹp. Thầy khoán lên cổ vài chữ rồi đắp một loại lá lên đó. Vài ngày sau, cổ của tôi loét ra. Hoảng hồn, tôi phải xuống bệnh viện này điều trị".
Nằm đối diện với ông Bích, ông Bay, 68 tuổi, tươi tỉnh sau hai tuần được phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp và nạo hạch do ung thư di căn. Khác với ông Bích, ông Bay nhập viện với khối u lớn trước cổ.
Ông cho biết từng bị ung thư phổi và điều trị ổn định, nhưng cách đây năm năm bướu cổ to ra. Đi khám, bác sĩ khuyên mổ vì nghi ung thư di căn, nhưng ông từ chối. Ban đầu bướu chỉ bằng ngón tay, sau đó ngày càng to dần. Lúc này, nghe lời bạn bè ông uống cây cỏ, đắp rượu lên bướu với hy vọng tự tiêu. Tuy nhiên, bướu không tiêu mà ngày to dần và gây biến dạng vùng cổ. Ông Bay nhập viện cuối tháng qua, kết quả chụp CT cho thấy tuyến giáp của ông to đến 95 x 99 x 113mm, gây chèn ép khí quản (đường thở) với chỗ hẹp nhất có đường kính trước sau chỉ còn 7mm. Đặc biệt, bác sĩ ghi nhận có mặt của nhiều hạch cổ. Từ đây, bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ hai bên.
BS.CK2 Trần Như Hưng Việt, phó trưởng khoa ngoại lồng ngực - mạch máu - bướu cổ bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM, nói: "Nếu bệnh nhân chần chừ không chịu mổ, ung thư sẽ xâm lấn đến mức gây hẹp khí quản hoàn toàn, khi đó cơ hội để cứu bệnh nhân rất thấp. Bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng thiếu oxy, suy hô hấp do bướu chèn ép khí quản và bác sĩ sẽ không thể đặt được ống nội khí quản hay mở khí quản cho bệnh nhân". Ca mổ cho ông Bay diễn ra đầu tháng này, bác sĩ lấy trọn tuyến giáp và nạo hạch cổ, làm giảm nguy cơ chèn ép khí quản và hạn chế nguy cơ ung thư xâm lấn khí quản. Tiên lượng sống của bệnh nhân tốt hơn.
Biện pháp dân gian không đáng tin
Phần lớn bệnh nhân bướu cổ tìm đến biện pháp dân gian là do tâm lý sợ mổ đau đớn, nhưng theo BS Nguyễn Tuấn Anh, bác sĩ điều trị của bệnh viện Nhân dân Gia Định, không phải trường hợp nào bướu cổ cũng phải phẫu thuật.
Ông nói: "Khi bệnh nhân có bướu tuyến giáp, khối u ở cổ hoặc có triệu chứng khó nói, khó thở, nuốt vướng nên tìm đến bệnh viện để điều trị. Tuỳ trường hợp, bác sĩ có các biện pháp điều trị khác nhau, như với bướu lành hay bướu nhỏ, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc kết hợp theo dõi; còn bướu lớn, bướu độc, bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật".
Cũng theo BS Tuấn Anh, bệnh viện đã gặp nhiều trường hợp người dân tự ý điều trị bằng biện pháp dân gian như đắp lá, chích rạch để làm tiêu bướu cổ. Thế nhưng không có trường hợp nào hết bệnh, trái lại bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, đe doạ tính mạng.
Tâm lý sợ mổ khá phổ biến. Tại khoa ngoại lồng ngực - mạch máu - bướu cổ, bà L., 72 tuổi, ngụ tại TP.HCM là một trường hợp như thế. Mang khối bướu tuyến giáp gần 50 năm nhưng do sợ mổ ảnh hưởng đến việc mưu sinh bà cứ chần chờ mãi, nay khối u đã to lên gần 200mm, gây khàn tiếng, khó thở bà mới nhập viện điều trị.
Sợ mổ còn xuất phát từ lo lắng nếu đụng đến dao kéo khối u ác tính không những không hết, mà còn "nhảy" sang vùng khác, khiến bệnh nhân tử vong nhanh hơn. Tại bệnh viện Ung bướu TP.HCM, các bác sĩ gặp nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp ngại mổ, lâu ngày bướu to gây biến chứng, mất cơ hội chữa trị, hoặc chữa được, việc theo dõi sau đó gặp nhiều khó khăn.
Theo TS.BS Trần Thanh Phương, trưởng khoa ngoại 3 bệnh viện Ung bướu TP.HCM, ung thư tuyến giáp là bệnh dễ phát hiện, tiên lượng tốt vì 90 - 95% trường hợp "tương đối hiền". Ông nói: "Ngày nay phẫu thuật tuyến giáp là phẫu thuật an toàn nhất. Nếu bệnh nhân được phẫu thuật bởi êkíp có kinh nghiệm, gần như 100% trường hợp không xảy ra tai biến. Sau phẫu thuật cắt tuyến giáp, bệnh nhân cũng không phải hoá trị, xạ trị mà chỉ cần uống thuốc với chi phí vài ngàn đồng mỗi ngày.Ung thư tuyến giáp là một bệnh khá lạc quan".
Phẫu thuật giúp điều trị triệt căn ung thư giai đoạn sớmCác chuyên gia cho biết, quan niệm ung thư động đến dao kéo gây chết nhanh hoàn toàn là sai lầm, vì điều này chỉ xảy ra khi ngành ung thư học phát triển chưa mạnh, ít bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa ung bướu chưa được đào tạo bài bản. PGS.TS Trần Văn Thuấn, giám đốc bệnh viện K trung ương, khẳng định phẫu thuật là một trong những biện pháp điều trị ung thư chính thống, chỉ định cho ung thư giai đoạn khối u khu trú, và là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị triệt căn ung thư giai đoạn sớm.
Theo bài, ảnh Bình Yên (Thế Giới Tiếp Thị)
Bé trai 2 tháng tuổi bị bỏ rơi với lá thư xin lỗi từ người mẹ Nhờ chị tài xế taxi bế hộ bé trai 2 tháng tuổi, người phụ nữ nói vào bệnh viện mua sổ khám bệnh. Chờ mãi không thấy người phụ nữ trở lại, chị tài xế tìm trong túi đồ để lấy bình sữa thì mới phát hiện tờ giấy nhỏ với dòng chữ: "Mẹ xin lỗi con, nhờ bà con nuôi hộ". Khoảng...