Tin mới nhất về tình hình công dân Việt Nam ở Nepal
Đến chiều ngày 27/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã xác định được một số nhóm người Việt Nam đã an toàn sau trận động đất ở Nepal hôm 25/4 vừa qua.
Cập nhật mới nhất: Công dân Nguyễn Hà Cẩm Tú, sinh ngày 4/11/1980, hộ chiếu số B6xxxx7 đi du lịch theo tour lần liên lạc gần nhất vào ngày 22/4/2015 đã vừa gọi điện về cho gia đình vào chiều ngày 27/4 và cho biết chị cùng với những người bạn của mình đã an toàn mặc dù vừa phải trải qua một trận bão tuyết trên núi.
Thông tin Nguyễn Hà Cẩm Tú vừa công bố trên trang Facebook cá nhân của mình lúc 18h30 ngày 27/4 (Ảnh chụp màn hình)
Ngày 27/4/2015, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cho biết qua liên lạc với Trung tâm cứu trợ khẩn cấp AIG Travel Guard cũng như nhiều kênh thông tin khác nhau, Đại sứ quán đã xác định được một số nhóm người Việt Nam đã an toàn sau trận động đất hôm 25/4, cụ thể:
1. Nhóm 06 người gồm Nguyễn Huệ Phương, Phạm Hồng Yến, Đỗ Như Huệ, Huỳnh Thị Minh Trang, Trung Liên Cương và Vũ Thị Quỳnh Như đang ở tại một doanh trại quân đội ở Uttar Dhoka Road (Kathamandu). Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã hỗ trợ nhóm người này liên hệ với Đại sứ quán Ấn Độ tại Kathamandu và dự kiến sẽ trở về New Delhi trong ngày 27/4/2015.
2. Nhóm 02 người đi du lịch Lumbini (Nepal) là Trương Bảo Hân, sinh ngày 02/9/1989, hộ chiếu số 250769210 và Phạm Thanh Tùng sinh ngày 28/6/1987, hộ chiếu số 250696241 hiện vẫn an toàn và dự kiến sẽ về Kathmandu ngày 27/4/2015.
3. Nhóm 05 người Việt Nam gồm Nguyễn Thị Minh Châu, sinh ngày 22/10/1979, hộ chiếu số B2601346; Lợi Hồng Thanh, sinh ngày 25/7/1987, hộ chiếu số B1847791; Đoàn Thị Diễm Chi, sinh ngày 6/3/1985, hộ chiếu số B5876480; Nguyễn Đình Tấn Vũ, sinh ngày 21/8/1991, hộ chiếu số B4186000; Lưu Lê Minh Khải, sinh ngày 7/11/1980, hộ chiếu số B4567229. Đến trưa ngày 27/4, nhóm này đã được trực thăng cứu hộ đưa về Đại sứ quán Ấn Độ tại Kathmandu để sớm trở về New Delhi trong thời gian sớm nhất.
Video đang HOT
4. Nhóm 01 sư thầy và hai sư cô, Nguyễn Thế Nghĩa và Trần Hoàn Anh hiện đang an toàn tại Kathmandu. Đại sứ quán đang giữ liên lạc chặt chẽ với nhóm này để có các biện pháp hỗ trợ cần thiết.
5. Nhóm 02 người Quách Thùy Linh và Trần Hồng Ngọc đi du lịch từ ngày 18/4 đến 3/5 vẫn đang giữ được liên lạc với gia đình. Hiện 02 người này đang ở P-House, Lobuche.
6. Chùa An Việt Nam Phật quốc tự của thầy Thích Huyền Diệu tại Lumbini (Nepal) hiện vẫn an toàn và không hư hại gì.
Những nhóm hiện đang tiếp tục xác định hiện trạng với Nepal, bao gồm:
1. Nhóm 05 người trong đó có Nguyễn Hà Cẩm Tú, sinh ngày 4/11/1980, hộ chiếu số B6xxx7 đi du lịch theo tour lần liên lạc gần nhất vào ngày 22/4/2015; Đoàn Ngọc Tiến hộ chiếu số B6xxx7 rời Việt Nam đi du lịch từ ngày 17/4/2015 theo tour của công ty Annapurna Circuit Trek; Nguyễn Hồ Huyền Trinh, Cao Thị Hồng Nhung và Huỳnh Quốc Huy đi theo tour của AIG (Cập nhật: Nhóm này vừa liên lạc về và báo tin đã an toàn)
2. Nhóm 02 người gồm Nguyễn Phương Thanh và Nguyễn Mạnh Linh đi du lịch tại Nepal và nghỉ tại Blue Mountain Homestay.
3. Vợ chồng anh Phạm Duy Khánh và Nguyễn Thị Thanh Mai sang sinh sống tại Kathmandu gần 02 năm.
Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao Ấn Độ, các đơn vị xử lý tình trạng khẩn cấp cứu hộ công dân Ấn Độ ở Nepal cũng như các cơ quan chức năng Nepal để nhờ hỗ trợ triển khai các công tác bảo hộ công dân Việt Nam đang ở Nepal cũng như phối hợp về thông tin liên quan đến những công dân Việt Nam hiện đang chưa liên lạc được.
Một lần nữa, đề nghị các gia đình người thân đang ở Nepal hoặc những ai có thông tin về công dân Việt Nam có thể là nạn nhân của vụ động đất xin thông báo ngay theo số điện thoại đường dây nóng phục vụ công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài ( 84981848484 và 84462844844) hoặc đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ ( 911126879852) để được hỗ trợ kịp thời.
Theo Infonet
Tổng Bí thư: Cần đề xuất các giải pháp khắc phục 'tham nhũng vặt'
Đây là kết quả ngành thanh tra đưa ra trong phiên họp thứ 7 về tình hình công tác phòng, chống tham nhũng quý I năm 2015.
Chiều 25/4/2015, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng họp phiên thứ 7 về tình hình công tác phòng, chống tham nhũng quý I năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì phiên họp.
Báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo và phát biểu ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo đánh giá trong quý I, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được triển khai tích cực trên một số mặt như tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng; thực hiện một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là cải cách hành chính; phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng; phát hiện, xử lý tham nhũng; hoạt động của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo và cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì phiên họp.
Thường trực Ban Chỉ đạo đã thống nhất bổ sung 7 vụ án vào diện Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; 53 vụ án, vụ việc vào diện tỉnh uỷ, thành uỷ chỉ đạo, xử lý. Đồng thời, Thường trực Ban Chỉ đạo quyết định đưa 4 vụ án,2 vụ việc ra khỏi diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; đưa 5 vụ án,2 vụ việc ra khỏi diện Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; đưa 17 vụ án, 7 vụ việc ra khỏi diện tỉnh uỷ, thành uỷ chỉ đạo, xử lý, do các vụ việc, vụ án này đã được giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong quý I, ngành Thanh tra đã triển khai 1.480 cuộc thanh tra hành chính và trên 32.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 3.500 tỷ đồng, gần 55 ha đất, xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý trên 1.500 tỷ đồng, 2,8 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính trên 138 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật, hành chính đối với 130 tập thể, 186 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 20 vụ việc, 31 đối tượng. Cũng qua công tác thanh tra đã phát hiện 7 vụ, 9 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng với số tiền 27,5 tỷ đồng.
Ban Nội chính Trung ương đã chủ trì, khảo sát, nghiên cứu vấn đề "Thu hồi tài sản tham nhũng" với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức liên quan, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, người hoạt động thực tiễn. Qua khảo sát, nghiên cứu làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc thu hồi tài sản tham nhũng; kiến nghị các giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng.
Ban Chỉ đạo tiếp tục quan tâm chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng ở 10 tỉnh, thành phố và 4 Bộ; tập trung chỉ đạo, đôn đốc công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp và thu hồi tài sản tham nhũng. Các cơ quan đã nghiêm túc triển khai thực hiện kết luận tại Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo. Trong đó, Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo và các cơ quan tiến hành tố tụng đã chủ động, tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xác minh các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Ban Nội chính Trung ương đã chủ trì, phối hợp với Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành rà soát, nắm tình hình tại 4 ngân hàng thương mại Nhà nước. Trong quý II, Ban Chỉ đạo tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, giáo dục về phòng chống tham tham nhũng; hoàn thiện thể chế, pháp luật về quản lý kinh tế- xã hội để phòng ngừa tham nhũng cho phù hợp với Hiến pháp; chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiệm các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng. Ban Chỉ đạo chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc, các tỉnh uỷ, thành uỷ chỉ đạo xử lý.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết luận phiên họp.
Trong quý II, các cơ quan chức năng triển khai thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo về việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng tại một số bộ, ngành, địa phương; rà soát tổng thể các cuộc thanh tra kinh tế- xã hội tại các địa phương để xem xét, chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng sang cơ quan điều tra xác minh, điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhất trí với những đánh giá của các thành viên Ban Chỉ đạo và nêu rõ: trong quý I, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiếp tục chỉ đạo, triển khai khá toàn diện, đồng bộ các hoạt động phòng, chống tham nhũng thu được những kết quả tích cực. Đặc biệt là đã phát hiện một số lĩnh vực, khâu khó khăn cần tập trung tháo gỡ và đây là điều rất quan trọng sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng ở cả Trung ương và địa phương.
Tổng Bí thư đề nghị để công tác phòng, chống tham nhũng đạt kết quả cao hơn, trước hết đội ngũ những cơ quan, đơn vị trực tiếp làm công tác này phải có quyết tâm rất lớn, ý thức trách nhiệm rất cao. Trên cơ sở các kế hoạch, chương trình công tác, các khâu trọng tâm, trọng điểm đã được xác định, Tổng Bí thư yêu cầu "thực hiện, thực hiện và thực hiện triệt để, quyết liệt hơn nữa những chương trình, kế hoạch, phương pháp, cơ chế phối hợp mà chúng ta đã có. Không chờ đợi. Việc gì cần làm; làm từ lúc nào; nội dung tập trung vào đâu, lĩnh vực nào, ai làm đã rõ rồi... Ban Chỉ đạo phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện".
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh thời gian tới Ban Chỉ đạo thường xuyên trao đổi thông tin để giải quyết kịp thời các vướng mắc; tăng cường làm việc với các địa phương. Đặc biệt là tập trung vào các vụ án trọng điểm, các vụ việc phức tạp đang làm; thúc đẩy tiến độ thực hiện ở các khâu còn chậm hoặc còn có vướng mắc như thanh tra, điều tra, giám định tư pháp, truy tố, xét xử. Tổng Bí thư chỉ rõ phải có biện pháp hiệu quả để thu hồi tài sản tham nhũng vì tới nay tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng mới được 22% Công việc này liên quan tới cả thi hành án và tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế, chính sách.
Tổng Bí thư cũng đề nghị cần tăng cường kiểm tra các cơ quan chức năng, cấp ủy đảng các địa phương; kiểm tra lại việc thực hiện kết luận của đợt kiểm tra lần trước; Kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt; xử lý các đơn vị các tổ chức, cá nhân chưa làm tốt, làm chậm; nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng tới nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao Ban Nội chính Trung ương - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khắc phục tham nhũng vặt; phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các thành viên trong Ban Chỉ đạo; giám sát việc thực hiện những công việc đã được Ban Chỉ đạo thông qua./.
Vũ Duy
Theo VOV
Nga triển khai máy bay không người lái đến Bắc Cực Nga sẽ triển khai máy bay không người lái đến Bắc Cực vào đầu tháng 5.2015. Máy bay có nhiệm vụ giám sát và theo dõi tình hình Bắc Cực, cũng như một phần Tuyến biển phương bắc của Nga, RT đưa tin. Máy bay không người lái Orlan-10 của Nga - Ảnh chụp từ clip đài Ruply TV Máy bay không người...