Tin mới: Một công ty tư nhân liên kết với nông dân nuôi lươn, vừa bán thành công 5 tấn lươn thịt sang châu Âu
Công ty TNHH MTV Tâm Đức, ở phường 5, thành phố Vị Thanh ( tỉnh Hậu Giang), cho biết vừa xuất khẩu 5 tấn lươn sang thị trường EU trong đầu năm 2022 này.
Đây là số lươn được công ty TNHH MTV Tâm Đức, ở phường 5, thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) liên kết với hộ nông dân nuôi.
Trong đó, công ty hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi, đảm bảo lươn nuôi theo đúng tiêu chuẩn xuất khẩu. Dự kiến trung bình mỗi tháng, công ty xuất đi khoảng 20 tấn lươn sang thị trường EU. Năm ngoái, công ty xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước châu Âu với khoảng 50 tấn lươn.
Trang trại 12.000m2, vừa sản xuất con giống, vừa nuôi lươn thịt của Công ty TNHH MTV Tâm Đức ở TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Hiện công ty đang liên kết với khoảng 100 hộ nông dân nuôi lươn, tập trung chủ yếu ở huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh…
Hộ nuôi lươn nhiều nhất ở huyện Vị Thủy với 100 ao. Các hộ ít nhất cũng 3 ao nuôi lươn.
Lươn xuất khẩu phải sạch kháng sinh, vi sinh, ký sinh và không bị nhiễm kim loại nặng, không bị trầy, xước. Tùy thị trường lươn nuôi sẽ có trọng lượng khác nhau. Thông thường lươn nuôi từ 150 gram trở lên là đạt yêu cầu xuất khẩu.
Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Tâm Đức mở rộng thêm trang trại nuôi lươn 12.000m2, vừa sản xuất lươn giống, vừa nuôi lươn thịt để làm mô hình hướng dẫn bà con.
Video đang HOT
Trang trại nuôi lươn của công ty cũng để liên kết làm khâu sơ chế lươn, chế biến lươn cung cấp cho hệ thống siêu thị trong nước và xuất khẩu.
Dự kiến khoảng 2-3 tháng nữa, công ty này sẽ hoàn chỉnh nhà xưởng, sơ chế biến lươn để xuất khẩu.
Nuôi lươn xuất khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Nuôi lươn theo tiêu chuẩn "sạch" xuất khẩu đang là hướng đi được nông dân, HTX, doanh nghiệp trong tỉnh Hậu Giang áp dụng.
Cách làm này giúp tăng giá trị kinh tế, nhất là khơi thông đầu ra vốn đang dần bị thu hẹp của vật nuôi này.
Nuôi lươn xuất khẩu-hướng đi mới
Đến HTX Kỳ Như, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp khi Tết Nguyên đán 2022 đang đến gần, dễ dàng cảm nhận không khí làm việc hăng say của những chị em công nhân nơi đây để kịp cho những đơn hàng cuối năm. Bận rộn là vậy, nhưng mọi người đều tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19 và an toàn thực phẩm.
Công ty TNHH MTV Tâm Đức mở rộng thêm trang trại nuôi lươn xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Dẫn chúng tôi tham quan cơ sở của mình, bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như cho hay, ngoài bán sản phẩm như mọi năm, HTX còn thiết kế combo quà tặng, đáp ứng đa dạng nhu cầu người tiêu dùng. Năm 2022, đơn vị cũng phát triển sản phẩm mới và bắt tay liên kết mở rộng xuất khẩu.
"Chúng tôi đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH nuôi trồng chế biến thực phẩm sạch Tân Phát để xuất khẩu lươn của bà con nông dân. HTX Kỳ Như sẽ lo nguồn hàng đầu vào sạch, đạt tiêu chuẩn. Dự kiến, trong tháng 1-2022 sẽ có lô hàng đầu tiên khoảng 5-7 tấn. Sau đó, dựa vào nhu cầu thị trường, chúng tôi sẽ tiến hành liên kết, bao tiêu lươn cho bà con để đảm bảo nguồn nguyên liệu", bà Nguyễn Kim Thùy phấn khởi chia sẻ.
Đàn cá lạ ở Thanh Hóa chỉ bơi quanh quẩn đúng một đoạn suối dài hơn 100m, có con nặng tới 30kg
Cũng theo bà Thùy, nông dân trong tỉnh chủ yếu nuôi lươn nhỏ lẻ, tận dụng diện tích đất trống quanh nhà hoặc chuồng heo cũ. Hộ nuôi nhiều từ 1 đến 2 tấn lươn, ít thì khoảng 300 đến 500kg, do vậy số lượng đạt chuẩn cũng hạn chế.
Theo nhẩm tính của bà Thùy, nếu 100 hộ nuôi thì chỉ 20% trong số đó đạt yêu cầu. Vì vậy, để có được những con lươn màu vàng, đẹp ưng ý, "sạch" kháng sinh, bà phải nhờ bạn bè giới thiệu, tận dụng các mối quen biết để tìm nguyên liệu. Vì phải chọn lọc như vậy nên giá thu mua lươn thịt của HTX Kỳ Như thường cao hơn thị trường.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Giám đốc Công ty TNHH nuôi trồng chế biến thực phẩm sạch Tân Phát, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, đơn vị đã xuất khẩu lươn và có lượng khách hàng nhất định.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các thị trường, công ty tiến hành liên kết, mở rộng quy mô, tăng sản lượng. Khách hàng chủ yếu của công ty là tại Hàn Quốc. Một tháng bình quân xuất khẩu 10-15 tấn. Ngoài lươn thịt thì sản phẩm cá trê, cá lóc xuất khẩu của công ty cũng được người tiêu dùng ngoại ưa chuộng.
"Công ty chúng tôi đã có những chuyến hàng xuất khẩu lươn hơn một năm nay, nhận được tín hiệu rất tích cực từ thị trường. Nguồn nguyên liệu hiện tại không chỉ ở Hậu Giang mà còn thu mua ở Đồng Tháp, Bình Dương...
Công ty đang tiến hành xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, liên kết với HTX, hộ dân trong tỉnh chủ động cung cấp lươn thịt đạt tiêu chuẩn tại chỗ, không cần phải sang tỉnh khác mua nhằm giải quyết đầu ra cho bà con", ông Nguyễn Thanh Phong chia sẻ.
Xuất khẩu lươn-nhiều triển vọng
Là một trong những đơn vị tiên phong cung cấp lươn giống cho các hộ chăn nuôi, hướng dẫn chăm sóc rồi thu mua và đưa đi xuất ngoại, Công ty TNHH MTV Tâm Đức, ở phường V, thành phố Vị Thanh, thông tin là đơn vị đang liên kết với khoảng 100 hộ nông dân, tập trung chủ yếu ở huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh...
Hộ nuôi nhiều nhất ở huyện Vị Thủy với 100 ao. Các hộ nhỏ ít nhất cũng 3 ao. Mỗi tháng trung bình công ty bán khoảng 100.000 con lươn giống.
Để con lươn từ ao làng ra "biển lớn" là một quá trình khắt khe về tiêu chuẩn. Lươn xuất khẩu phải sạch kháng sinh, vi sinh, ký sinh và không bị nhiễm kim loại nặng, không bị trầy, xước.
Tùy thị trường sẽ có trọng lượng khác nhau, thông thường từ 150 gram trở lên là đạt yêu cầu, một số thị trường yêu cầu trọng lượng nhỏ hơn. Tuy nhiên, tập quán nuôi của đa số nông dân tại ĐBSCL nói chung và Hậu Giang hiện nay vẫn "chưa sạch", vì vậy xuất khẩu gặp nhiều trở ngại.
"Mỗi thị trường sẽ có quy định riêng, nhưng nhìn chung đều yêu cầu không sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong quá trình chăn nuôi lươn. Thị trường của chúng tôi gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước châu Âu.
Đợt hàng vừa rồi công ty xuất khẩu khoảng 30 tấn lươn. Sắp tới, công ty mở rộng thêm trang trại 12.000m2, vừa sản xuất lươn giống, vừa nuôi lươn thịt để làm mô hình hướng dẫn bà con, vừa để liên kết làm khâu sơ, chế biến cung cấp cho hệ thống siêu thị trong nước và xuất khẩu", đại diện Công ty TNHH MTV Tâm Đức, cho biết.
Còn ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Giám đốc Công ty TNHH nuôi trồng chế biến thực phẩm sạch Tân Phát, cho rằng: "Lươn phải được đăng kiểm hơn 10 chỉ tiêu, khi đạt từ 6 đến 10 chỉ tiêu mới xuất đi được. Do đó, phải có đơn vị chuyên nuôi lươn, hướng dẫn người dân nuôi lươn sạch thì mới thu mua được. Còn hiện tại, bà con trong tỉnh nuôi lươn nhiều nhưng số hộ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chưa cao".
Lươn là loài thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao và rất được ưa chuộng tại các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,...Thế nhưng, rào cản kháng sinh và kim loại nặng là 2 trong số nhiều nút thắt giới hạn số lượng lươn thịt xuất khẩu.
Chưa từng có: Việt Nam bán sản phẩm thế mạnh vào EU với giá cao nhất trong 10 nguồn cung lớn Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU bất ngờ tăng 21,6% trong năm 2021 nhờ những ưu đãi mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) mang lại. Giá gạo xuất sang EU tăng vọt, vì sao? Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU...