Tin mới: Không được dùng thuốc lá trong điện ảnh và sân khấu kể từ ngày 15/11/2018
Từ ngày 15/11, thông tư 25 của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch bắt đầu có hiệu lực, đó là cấm sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong điện ảnh và sân khấu với một số trường hợp.
Dù đã được thông báo một thời gian, tuy nhiên phải đến ngày 15/11/2018 tới đây, thông tư 25 của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch về việc cấm sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá mới có hiệu lực. Thông tư yêu cầu không sử dụng thuốc lá trong điện ảnh, sân khấu trong các trường hợp sau:
- Thể hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 9 và Điều 13 Luật phòng chống, tác hại của thuốc lá, trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án các hành vi này.
- Ca ngợi tổ chức, cá nhân thành công từ sản xuất, kinh doanh thuốc lá.
- Thể hiện trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Cảnh trong phim Người Phán Xử (Ảnh: VTV)
Thông tư quy định việc sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá chỉ nhằm mục đích nghệ thuật trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, cụ thể:
- Nhằm khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật.
- Tái hiện một giai đoạn lịch sử nhất định.
- Phê phán, lên án hành vi sử dụng thuốc lá.
- Trường hợp nhằm mục đích nghệ thuật khác được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định.
Cảnh hoa hậu Mai Phương Thuý hút thuốc trong phim Âm Tính
Khi sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật, diễn viên không thực hiện hành vi hút thuốc thật trên sân khấu.
Video đang HOT
Cảnh trong phim Thập Tam Muội
Nếu phim có nhiều cảnh diễn viên sử dụng thuốc lá theo đánh giá của Hội đồng thẩm định thì việc phổ biến phim phải đảm bảo một trong các yêu cầu sau:
- Được phân loại để phổ biến theo lứa tuổi phù hợp dựa trên các tiêu chí theo quy định.
- Có cảnh báo sức khỏe về tác hại của thuốc lá bằng chữ hoặc hình ảnh.
Hình ảnh Jun Vũ hút thuốc lá trong phim
Tuy điều này có thể khiến các nhà làm phim chật vật hơn trong công đoạn xây dựng hình ảnh và cá tính nhân vật, nhưng không thể phủ nhận rằng đây là một quy định cần thiết, bởi phim ảnh (hay nghệ thuật nói chung) chính là “người thầy” xã hội truyền đạt lối sống nhanh nhất. Cần phải kĩ lưỡng và có định hướng rõ ràng để các sự sáng tạo không bị sai lệch hoặc quá đà.
Theo Trí thức trẻ
Nghề báo trên phim Việt: Vì sao chưa thuyết phục khán giả?
Công việc làm báo với những đặc thù nghề nghiệp và không ít những chuyện hậu trường hấp dẫn số đông vốn là "mảnh đất màu mỡ"với văn học nghệ thuật, trong đó có sân khấu, điện ảnh.
Thế nhưng, sau nhiều năm, đến nay, điện ảnh Việt vẫn chưa hẳn có tác phẩm nào về nghề báo thực sự thành công. Với sân khấu cũng tương tự. Hình ảnh về người làm báo xuất hiện với tần suất không dày, nếu không muốn nói là mới thấp thoáng đâu đó trên sàn diễn. Vì sao?
Còn nhiều tác phẩm thiếu sức thuyết phục
Từng gây chú ý với số đông hiếu kỳ và sự tò mò với ngay cả đội ngũ người làm báo từ nhiều năm trước, "Nghề báo" của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số các phim truyền hình Việt hiếm hoi có thời lượng lên đến vài chục tập mà nhân vật trung tâm là nhà báo.
Bởi lẽ, bên cạnh dàn diễn viên hùng hậu, kể cả gương mặt đang được yêu mến như Hoàng Phúc, Hồng Ánh..., phim khai thác những vấn đề thời sự nóng bỏng, đặc biệt là cuộc đấu tranh chống tiêu cực, đặc biệt là vai trò đóng góp tích cực của nhà báo.
Nếu chịu khó theo dõi hành trình của nữ nhà báo kỳ cựu Thúy Bình (diễn viên Hồng Ánh thủ vai) trong phim, người xem phần nào hiểu được công việc của những người làm báo - một lĩnh vực mà phần lớn thường dừng ở các bài viết, chuyện kể hay phim ảnh nước ngoài.
Có lẽ, đây cũng là lần đầu tiên, thế giới của những người làm báo Việt Nam được chuyển tải sâu, kỹ và đậm đặc trên màn ảnh nhỏ.
Sau "Nghề báo", khán giả Việt còn có nhiều dịp tìm hiểu hơn về công việc của người làm báo, kể cả những vấn đề, thách thức đối với đội ngũ những người cầm bút trong lĩnh vực này. Đó không chỉ là thước phim phản ánh sự vất vả, sóng gió, kể cả những hiểm nguy rình rập những nhà báo viết phóng sự, điều tra các vụ việc phức tạp mà còn đề cập về đội ngũ người làm báo một cách đa diện hơn.
"Nguyệt thực" - một trong số rất ít phim truyền hình "chạm" đến các thách thức mang tính sống còn của của nghề báo trong giai đoạn hiện tại.
Nếu "Đàn trời" của đạo diễn Bùi Huy Thuần, "Mặt nạ da người" của đạo diễn Mai Hồng Phong vẫn tiếp nối với mô típ truyện nhà báo đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu cái ác thì "Phóng viên thử việc", "Tin vào điều không thể", "Nguyệt thực" người xem hiểu hơn về nghề báo, những trăn trở, suy tư của người làm nghề báo ở nhiều góc độ, lĩnh vực khác hơn.
Nhân vật trung tâm trong các phim này không chỉ là các nhà báo kỳ cựu mà còn là cả các phóng viên mới vào nghề. Những thách thức, khó khăn với họ không chỉ đến từ nhiều phía, kể cả những chuyện ít liên quan đến chuyên môn nhất mà nếu muốn tồn tại trong tòa soạn, muốn khẳng định mình trong công việc, họ phải vượt qua. Thế giới riêng tư của những người làm báo được khai thác khá nhiều những chuyện tình cảm phức tạp, đôi khi đến mức rối rắm.
Đặc biệt, phim "Nguyệt thực" đã chạm được đến nhiều vấn đề sống còn của người làm báo trong giai đoạn hiện tại: Sự đối chọi giữa quan điểm làm báo truyền thống, nghiêm ngắn, trung thực với xu hướng làm báo câu khách bằng mọi giá, quan hệ của truyền thông với giới giải trí, hậu trường các vụ tai tiếng...
Những khó khăn của nghề báo khi thích ứng với nhu cầu bạn đọc, phải tính toán, xoay trở với bài toán kinh phí để duy trì, phát triển...
Tuy nhiên, xét trên bình diện chung, đến nay, có thể thấy, số lượng phim về nghề báo chưa nhiều. Dù rằng, thế giới của người làm báo được phản ánh đa diện, chân thực hơn, một số phim, hình ảnh nhà báo được xây dựng thuyết phục, đáng tin cậy hơn.
Những tình tiết cường điệu hóa công việc làm báo một cách thiếu hợp lý, những lỗi ngô nghê, thậm chí ấu trĩ như nhà báo đi điều tra còn nghênh ngang vác máy ảnh to đùng, luôn gí máy ghi âm vào nhân vật, ăn mặc bụi bặm,... đã hạn chế dần.
Nhưng, một tác phẩm mà người làm báo xem và thấy mình trong đó, một tác phẩm không còn những tình tiết khiến người làm báo phải bật cười vì vô lý hay những nhân vật nhà báo nhàn nhạt, xây dựng theo kiểu áp đặt một chiều, một tác phẩm mà người xem, kể cả nhà báo thấy trăn trở, băn khoăn nhưng tự hào, thêm yêu công việc của chính mình thì vẫn thiếu vắng.
Trên sân khấu, các tác phẩm xoáy sâu vào thế giới của người làm báo, phản ánh được những vấn đề, thách thức của nghề báo trong hiện tại cũng vẫn là khoảng trống còn bỏ ngỏ. Hình tượng nhà báo đủ sức thuyết phục, đáng tin cậy và là nhân vật trung tâm của vở diễn còn thiếu vắng.
Đến nay, trong phần lớn các tác phẩm sân khấu, nghề báo chỉ được điểm xuyết thông qua một số các nhân vật là nhà báo, tham gia hoạt động trong lĩnh vực báo chí nhất định. Các nhân vật này sẽ góp phần "kể" câu chuyện mà đạo diễn muốn chuyển tải và thường là nhà báo tham gia đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng...
"Lãnh địa" hấp dẫn nhưng khó khai thác với người làm nghệ thuật!
Chia sẻ quanh câu chuyện về nghề báo, hình ảnh nhà báo trên lĩnh vực điện ảnh và sân khấu Việt, nhà biên kịch Lê Quý Hiền, người tham gia làm báo lâu năm nhận định: Nghề báo trong phim và các vở diễn lâu nay không nhiều nhưng cũng không hẳn hiếm.
Nhưng, để tìm kiếm một bộ phim, một vở diễn về nghề báo để lại nhiều ấn tượng cho người xem, đặc biệt là với người trong nghề lại không dễ.
Ngay trong Liên hoan Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2018 mà anh làm Chủ tịch Hội đồng giám khảo cũng có ít nhất 2 vở diễn có nhân vật làm báo nhưng họ đều không phải là nhân vật chính.
Chưa kể, các nhân vật này được xây dựng theo một mô-tip quen thuộc, thậm chí đơn điệu, còn nặng tính tuyên truyền theo kiểu nhà báo tích cực đấu tranh cho cái thiện, chống lại cái ác, phải chấp nhận vất vả, mạo hiểm, thậm chí hy sinh tình riêng vì cái chung...
Trong khi đó, nghề báo cũng giống như rất nhiều nghề nghiệp khác, luôn có người tốt, kẻ xấu. Nếu chỉ xây dựng các nhân vật nhà báo tích cực sẽ khó thuyết phục, hấp dẫn khán giả - biên kịch Lê Quý Hiền nhấn mạnh.
Đạo diễn, Nghệ sĩ ưu tú Trần Lực, Giám đốc Hãng phim Đông A kiêm người sáng lập và điều hành Đoàn kịch LucTeam cũng cho rằng, nhà báo, nghề báo là "lãnh địa" khá hấp dẫn.
"Nghề báo" - một trong số các phim truyền hình Việt nhiều tập đầu tiên giúp người xem có dịp hiểu sâu hơn về công việc của người làm báo.
Nhưng khi khai thác đưa lên phim, sân khấu thì nhà báo, nghề báo cũng cần phải đặt trong mối quan hệ tổng hòa của xã hội. Tùy vào từng giai đoạn và tùy thuộc vào việc nghề báo có nhiều sự kiện, vấn đề nổi bật, có sức hấp dẫn, tạo sự chú ý so với nhiều mặt khác của đời sống xã hội với công chúng mà nhà sản xuất quyết định khai thác hay không.
Vì xét cho cùng, với cả nhà sản xuất và nghệ sĩ thì tác phẩm phải hướng đến công chúng, phải được công chúng đón nhận. Đặt trong bình diện chung, nghề báo trong thời điểm hiện tại chưa hẳn là mảng đề tài được quan tâm nhiều.
Hãng phim Đông A và Đoàn kịch LucTeam chưa có dự án nghệ thuật nào khai thác về nghề báo. Nhưng, nam nghệ sĩ lão luyện của điện ảnh, sân khấu Việt cũng chia sẻ rằng, có lẽ không chỉ với riêng anh mà với khá nhiều người hoạt động nghệ thuật khác thì nghề báo vẫn là mảng đề tài rất khó để khai thác.
Dù rằng, anh chắc chắn, nếu quan tâm khai thác sâu thì công việc của người làm báo, đặc biệt là các nhà báo viết bài điều tra, tham gia tích cực vào công tác đấu tranh chống tham nhũng, các vấn đề tiêu cực của xã hội vẫn là mảng đề tài rất hấp dẫn...
Trao đổi về hiện tượng các tác phẩm điện ảnh, sân khấu về nghề báo lâu nay thường gặp khá nhiều "hạt sạn" đáng tiếc, diễn viên Quang Khải cho hay, các phim hoặc vở diễn về người làm báo có logic, phản ánh chân thực và thuyết phục người xem, đặc biệt là người làm về lĩnh vực này hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố, không hẳn chỉ đến từ sự chủ quan của diễn viên.
Chưa kể, người làm báo cũng phân chia theo dõi chuyên sâu về nhiều mảng công việc, nhiều lĩnh vực khác nhau. Với mỗi lĩnh vực, công việc của người làm báo cũng có những đặc thù riêng. Lâu nay, các vai diễn là nhà báo đấu tranh chống tiêu cực thường được quan tâm nhiều vì đây là lĩnh vực hấp dẫn và dễ gây chú ý hơn.
Nhà báo viết về mảng văn hóa, nghệ thuật mới được đề cập vài năm gần đây song tần suất không nhiều.
Cũng theo nam diễn viên chuyên trị các vai kép đẹp trên sân khấu này thì, để nghề báo hấp dẫn hơn với công chúng thì cần có nhiều kịch bản hay, đề cập đa dạng hơn, nhiều chiều hơn về nghề báo và đội ngũ người làm báo.
Anh tin tưởng, nếu có kịch bản tốt, tác phẩm được nhà sản xuất chăm chút đầu tư, người nghệ sĩ chịu khó tìm hiểu, quan sát thì chắc chắn sẽ tìm được cách thể hiện nhân vật thành công và có những tác phẩm thành công hơn về nghề báo, người làm báo...
Theo N.Nguyễn (CAND)
Ninh Dương Lan Ngọc gợi cảm quyến rũ 'chàng thơ' của Đỗ Mạnh Cường Mới đây, nhà sản xuất Gái già lắm chiêu 2 cho ra mắt teaser đầu tiên với vũ điệu sôi động của dàn diễn viên nữ xinh đẹp, gợi cảm bên chàng phi công trẻ Lê Xuân Tiền. Lan Ngọc thể hiện đúng chất 'gái già' trong dự án điện ảnh này - ẢNH: ĐPCC Teaser đầu tiên tiết lộ bối cảnh chính...