Tin mật tiết lộ Taliban “gõ cửa từng nhà”, truy lùng người từng làm cho Mỹ
Tài liệu mật của Liên Hợp Quốc cho biết Taliban đang truy lùng những người từng làm việc với Mỹ và NATO, bất chấp cam kết “không trả thù”.
Các tay súng Taliban tuần tra ở thủ đô Kabul, Afghanistan (Ảnh: AP).
Theo báo cáo mật do các chuyên gia tư vấn đánh giá mối đe dọa của Liên Hợp Quốc, Taliban có “danh sách ưu tiên” những cá nhân mà nhóm này muốn bắt giữ.
Tài liệu mật cho biết những đối tượng bị truy lùng gắt gao nhất là những người từng có vai trò trung tâm trong lực lượng quân đội, cảnh sát và các đơn vị tình báo Afghanistan.
Báo cáo tiết lộ rằng, Taliban đã “gõ cửa từng nhà” những người mà lực lượng này muốn bắt giữ và các thành viên trong gia đình của họ.
Báo cáo cũng cho biết thêm rằng, các tay súng Taliban kiểm soát những người trên đường tới sân bay Kabul và thiết lập các trạm kiểm soát ở các thành phố lớn, bao gồm cả thủ đô Kabul và thành phố Jalalabad.
Báo cáo được đề ngày 18/8 và do Trung tâm Phân tích Toàn cầu Na Uy, một tổ chức cung cấp thông tin tình báo cho các cơ quan của Liên Hợp Quốc, soạn thảo.
Video đang HOT
“Taliban đang nhắm mục tiêu vào gia đình của những người không tự ra trình diện, đồng thời truy tố và trừng phạt gia đình họ theo luật Hồi giáo Sharia”, Christian Nellemann, giám đốc điều hành trung tâm, nói với AFP .
Ông Nellemann cho biết những người trước đây từng làm việc cho lực lượng NATO hoặc Mỹ và các đồng minh, cùng các thành viên trong gia đình của họ có thể sẽ bị “tra tấn và xử tử”.
“Điều này sẽ gây nguy hiểm hơn nữa cho các cộng đồng tình báo phương Tây, cũng như mạng lưới và phương thức hoạt động của họ, vốn được thiết lập để ngăn chặn cả Taliban, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và các mối đe dọa khủng bố khác”, ông Nellemann cảnh báo.
Báo cáo cho biết Taliban đang “nhanh chóng chiêu mộ” những thành viên mới và mở rộng danh sách các mục tiêu chiêu mộ bằng cách liên hệ với các nhà thờ Hồi giáo và các nhà môi giới.
Taliban đã thực hiện hàng loạt biện pháp để mở rộng ảnh hưởng và tăng cường kết nối với người dân Afghanistan kể từ khi giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul hôm 15/8.
Taliban dường như đã thể hiện một hình ảnh rất khác so với trước đó, và giới quan sát cho đây là chiến lược của nhóm nhằm thay đổi hình ảnh thành một lực lượng có trách nhiệm phù hợp để điều hành một quốc gia.
Hai ngày sau khi tiến vào Kabul, Taliban phát đi thông báo sẽ ân xá cho toàn bộ quan chức chính phủ Afghanistan và kêu gọi họ trở lại làm việc. Taliban cũng kêu gọi phụ nữ Afghanistan tham gia vào chính phủ do lực lượng này lập ra.
Tại cuộc họp báo đầu tiên hôm 17/8, người phát ngôn Taliban cũng cam kết rằng, phụ nữ Afghanistan sẽ không chịu sự phân biệt đối xử và có cơ hội học tập, làm việc “trong khuôn khổ” luật Hồi giáo.
Trong thời kỳ Taliban nắm quyền lãnh đạo đất nước từ năm 1996-2001, lực lượng này đã ngăn phụ nữ làm việc và thực hiện các hình phạt như ném đá nơi công cộng. Các bé gái không được đến trường và phụ nữ phải mặc những bộ đồ kín mít khi ra ngoài.
Taliban nói rằng sẽ không có các cuộc tấn công trả thù nhằm vào những người làm việc cho chính phủ cũ hoặc các cơ quan an ninh của chính phủ cũ, ngoài ra “tính mạng, tài sản và danh dự” của những người này sẽ được tôn trọng.
Taliban cũng kêu gọi người dân Afghanistan ở lại đất nước và cam kết tạo ra một “môi trường an toàn” cho các doanh nghiệp, đại sứ quán và các tổ chức từ thiện địa phương và nước ngoài.
Taliban chiếm tất cả thành phố lớn của Afghanistan, trừ Kabul
Taliban trong hai ngày 14 và 15/8 chiếm nốt hai thành phố lớn cuối cùng của Afghanistan và tiếp tục đà tiến về thủ đô Kabul.
Việc chiếm Mazar-i-Sharif, thành phố lớn thứ tư đất nước mà lực lượng chính phủ Afghanistan từng tuyên bố bảo vệ đến cùng, giúp Taliban kiểm soát toàn bộ khu vực phía bắc.
"Taliban đã kiểm soát hoàn toàn Mazar-i-Sharif", Afzal Hadid, người đứng đầu hội đồng tỉnh Balkh, cho biết. "Toàn bộ lực lượng an ninh đã rời khỏi Mazar". Theo ông, thành phố dường như thất thủ mà không có giao tranh lớn nào, dù các cuộc đụng độ lẻ tẻ vẫn nổ ra gần đó.
Các tay súng Taliban tuần tra trên đường phố thành phố Herat lớn thứ hai Afghanistan ngày 14/8. Ảnh: AFP.
Abas Ebrahimzada, nhà lập pháp tại tỉnh Balkh, nơi có thành phố Mazar-i-Sharif, cho hay quân đội Afghanistan đầu hàng trước, khiến các lực lượng dân quân ủng hộ chính phủ cùng những lực lượng khác mất hết nhuệ khí chiến đấu và bỏ cuộc khi đối đầu các cuộc tấn công dữ dội của Taliban.
Ebrahimzada thêm rằng Abdul Rashid Dostum và Ata Mohammad Noor, hai thủ lĩnh chỉ huy hàng nghìn tay súng thân chính phủ, đã bỏ trốn khỏi tỉnh và hiện không rõ tung tích.
Sáng 15/8, Taliban tiếp tục chiếm thành phố Jalalabad, phía đông đất nước, mà không cần giao chiến. Như vậy, nhóm phiến quân đã giành được tất cả các thành phố lớn của Afghanistan, ngoại trừ thủ đô Kabul.
"Không có cuộc đụng độ nào xảy ra ở Jalalabad vì thống đốc đã đầu hàng Taliban", một quan chức Afghanistan nói với hãng thông tấn Reuters. "Nhường đường cho Taliban là cách duy nhất giúp cứu tính mạng dân thường".
Taliban mở chiến dịch tấn công khắp Afghanistan kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rút quân sau 20 năm hiện diện tại nước này. Nhóm phiến quân những ngày gần đây đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể, chiếm đóng thành công Herat và Kandahar, thành phố lớn thứ hai và thứ ba đất nước. Taliban hiện kiểm soát 22/34 tỉnh của Afghanistan.
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani hôm qua có bài phát biểu trên truyền hình, cam kết sẽ không từ bỏ "thành quả" có được trong 20 năm qua kể từ khi Mỹ lật đổ Taliban sau vụ khủng bố 11/9.
Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên hôm 11/8 tiết lộ tình báo Mỹ đánh giá Taliban có thể vây hãm Kabul trong 30 ngày và chiếm thủ đô Afghanistan trong vòng 90 ngày.
Tinh thần rệu rã của binh sĩ Afghanistan khi đối đầu Taliban Trước khi kiểm soát thủ đô Kabul, Taliban đã chiếm giữ mọi thành phố lớn ở Afghanistan - từ Kandahar ở phía nam đến Mazar-i-Sharif ở phía bắc, Herat ở phía tây đến Jalalabad ở phía đông. Các binh sĩ Afghanistan tại tỉnh Laghman (Ảnh: Reuters). Tinh thần rệu rã, thiếu ý chí chiến đấu Chỉ mới hôm 14/8, trong một bài phát...