Tin lời “đường mật”, nông dân Lâm Đồng khốn khổ vì cây “Magic S”
Là loại thực phẩm được “thổi” giá lên đến hàng triệu đồng/kg, thế nhưng sau một năm xuống giống thì nhiều người dân tại Lâm Đồng chua chát nhận lại những cái lắc đầu từ các đơn vị tiêu thụ sản phẩm.
Đầu năm 2017, tại Lâm Đồng rộ lên tin đồn về quả cà chua thân gỗ có giá trị kinh tế cao, bổ dưỡng cho sức khỏe nên được nhiều người mua giống gieo trồng.
Cà chua thân gỗ hay còn gọi là Magic S, được Tiến sĩ Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng trao đổi giống từ vườn thực vật KEW – Hoàng Gia Anh, đưa về Lâm Đồng nghiên cứu liên tục từ năm 2014 – 2016. Được biết, đây là loại cây độc đáo mà các cây ăn quả khác hiếm thấy như thích ứng với biến đổi khí hậu, giá trị kinh tế cao…
Quả Magic S, loại trái cây được đồn thổi có giá 1 triệu đồng/kg thời điểm đầu năm 2017.
Chính vì tin vào những lời giới thiệu tương tự của các nhà bán giống mà nhiều người dân tại Lâm Đồng đã “dốc túi” trồng loại cây này với mong muốn phát triển kinh tế.
Biết loại cây này qua các phương tiện thông tin đại chúng, giữa năm 2017, ông Nguyễn Bá Tôn bán 26 con bò sữa của gia đình cùng ông Nguyễn Mạnh Hà mượn tiền của người quen mua 1.100 cây Magic S giống để trồng. Vì được đồn có giá trị kinh tế cao nên cây giống cũng được bán với giá từ 100 – 500 ngàn/cây.
Vì hợp khí hậu và được chăm sóc cẩn thận nên những cây cà chua thân gỗ của ông Tôn phát triển rất nhanh. Thời điểm đó có nhiều đoàn khách và lãnh đạo các tỉnh phía bắc đến tham quan, học hỏi mô hình của ông Tôn và ông Hà. Chính vì vậy, cả hai người đã rất phấn khởi, mong chờ đến ngày cây ra hoa kết trái để nhận được những thành quả đầu tiên.
Video đang HOT
Ông Hà bên những cây cà chua thân gỗ của gia đình mình sau khi dốc vốn đầu tư.
Đầu năm 2018, ông Nguyễn Mạnh Hà đã thành lập HTX Magic S Rạng Đông với ý định phát triển cây cà chua thân gỗ. Tuy nhiên, kì vọng vào Magic S càng nhiều thì mọi người trong HTX càng thất vọng bấy nhiêu.
Ông Hà cho biết, từ tháng 6 – 10.2018, toàn HTX mới chỉ bán được khoảng 2,8 tấn quả cà chua thân gỗ cho Công ty TNHH sản xuất thực phẩm Đà Lạt. Thế nhưng giá họ mua vào chỉ từ 50 -150 ngàn đồng/kg thùy thuộc vào mẫu mã của mặt hàng. Đối với hàng loại 1 sẽ được mua với giá 150 ngàn đồng/kg, loại 2 với giá 50 ngàn đồng/kg.
“Hiện nay HTX của chúng tôi có 7 thành viên, tuy nhiên còn nhiều hộ muốn tham gia HTX để xuất bán được quả Magic S, nhưng chúng tôi vẫn chưa đồng ý. Bởi hiện tại, chính sản phẩm của các xã viên làm ra cũng không có nơi tiêu thụ thì không thể giúp đỡ được người khác trong thời gian này”, ông Hà – Giám đốc HTX Magic S Rạng Đông cho biết.
Những tủ đông đầy ắp quả Magic S của gia đình ông Hà và ông Tôn.
Theo thống kê sơ bộ của HTX Magic S, toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 30ha trồng loại cây này. Đến nay, có khoảng 6ha đã có trái thu hoạch, dự kiến cuối năm 2018 sẽ tăng lên khoảng 12ha với hàng chục tấn quả.
Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Tôn chua xót: “Trước kia, gia đình tôi nuôi 26 con bò sữa cho thu hoạch hàng tạ sữa mỗi ngày với thu nhập ổn định từ 1 – 1,3 triệu đồng. Thế nhưng vì quá nôn nóng nên giờ thất bại thê thảm thế này, không biết sẽ ra sao”.
Hiện tại, vì trái trên cây đã chín đỏ, rụng đầy gốc nhưng vì tiếc của nên ông Tôn và ông Hà đã phải mua 4 chiếc tủ đá lớn để cấp đông, chờ cơ hội xuất bán.
Thế nhưng, mong mỏi hơn 1 tháng nay, với khoảng 1 tấn quả hai ông không bán được mà còn tốn nhiều tiền điện để duy trì 3 chiếc tủ lạnh. Chua xót hơn, với 1.500 cây giống xếp ngoài sân được Trung tâm nông nghiệp huyện Đơn Dương hỗ trợ 75% giá ông Hà và ông Tôn không dám trồng thêm.
Nhiều cây giống của ông Hà và ông Tôn được đặt tại sân nhưng không dám trồng.
Làm việc với PV, bà Lê Thị Bé – Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đơn Dương cho biết, đơn vị đã nắm được tình hình và cũng đã cố gắng liên hệ, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và HTX nhưng vẫn chưa có đơn vị nào thu mua quả Magic S.
Bà Bé cũng cho biết thêm, huyện Đơn Dương chưa có đề án phát triển cây Magic S mà là các hộ trên trồng loại cây này chỉ là tự phát sau khi nghe tin đồn 1 triệu đồng/kg quả.
Theo Danviet
Lâm Đồng: 70ha hoa màu bị ngập do ảnh hưởng bão số 9
Do ảnh hưởng của cơn bão số 9, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhiều nơi có mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về các sông khiến nhiều diện tích rau hoa, cầu dân sinh của người dân bị nhấn chìm.
Đại diện huyện Đơn Dương cho biết, đến sáng nay (26.11) mực nước dâng cao tại sông Đa Nhim khiến khoảng hơn 70ha rau màu bị ngập tại các xã Lạc Xuân, Tu Tra, Pró. Tại cầu ông Thiều, thôn Suối Thông B (xã Tu Tra) nước dâng cao ngập quá mặt cầu gần 1m không thể đi lại vì vậy xã đã bố trí lực lượng dân quân và công an xã túc trực, cắm biển cấm lưu thông qua cầu.
Nhiều diện tích hoa màu của người dân bị ngập trong nước.
Trong khi đó tại huyện Đức Trọng, xã Đạ Quyn đã bị cô lập do dòng nước lũ. Ông Hồ Đăng Thành - Bí thư xã Đạ Quyn cho biết, mưa lớn khiến tất cả các cầu đi vào xã bị nước dâng cao từ ngày 25.11. Do địa phương đã yêu cầu người dân di dời trước bão nên không có thiệt hại về người. Hiện tại có 6 nhà dân bị nước nhấn chìm, chưa thống kê được diện tích đất nông nghiệp bị ngập úng.
Tuy không có thiệt hại về người nhưng khoảng 70ha hoa màu của người dân bị nhấn chìm trong nước.
Cũng do mưa lớn nên tại quốc lộ 27C, đoạn qua đèo Hòn Giao (đèo giáp ranh giữa Lâm Đồng và Khánh Hòa) bị sạt lở, các phương tiện không thể lưu thông. Hiện tại, lực lượng chức năng đã cấm các phương tiện tham gia giao thông trên Quốc lộ 27C từ Nha Trang đi Đà Lạt và ngược lại không lưu thông qua đèo Khánh Lê cho đến khi có thông báo mới.
Ngoài ra tại một số địa phương của huyện Di Linh mưa lớn khiến nước dâng cao làm nhiều diện tích cà phê tại cũng bị ngập trong nước.
Theo Danviet
Điều tra vụ hàng trăm cây thông bị đầu độc tại Lâm Đồng Sau khi báo chí phản ánh về vụ việc đầu độc, bức tử hàng trăm cây thông tại tiểu khu 274 ( xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà), UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các ngành chức năng tỉnh điều tra, xử lý mạnh tay đối với vụ vi phạm phá rừng này. Ngày 22/11, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, Phó...