Tin khó tin: Nhân 550 triệu chuyện sinh nhật “bố Sếp”, ăn độc cũng không thể chết ngay
550 triệu đồng quỹ đen chi cho hạng mục “sinh nhật bố Sếp”; nhưng cái đó vẫn chưa hay ho bằng chuyện Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bạc Liêu hùng hồn phát ngôn: Tôm bơm tạp chất là lỗi tại người mua.
Tôm bơm tạp chất là lỗi tại người mua
Lại một biểu hiện của “quan trí”. Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bạc Liêu, trước HĐND tỉnh, đã dõng dạc thế này: Tại sao còn bơm chích tạp chất? Là vì còn người mua.
Do đó phải làm thế nào để không còn người mua nữa thì tình trạng bơm chích tạp chất sẽ hạn chế và chấm dứt. Bởi bơm mà không ai mua thì không biết bơm để làm gì”.
Trời ơi, chúng tôi muốn lắm chứ, trở thành những “người tiêu dùng thông thái”.
Nhưng dân chúng người thần mắt thịt chứ đâu có “thiên lý nhãn”, đâu có thể ra chợ là phải vác một cái phòng thí nghiệm trên lưng, thưa bà PGĐ.
PGĐ Sở NN Bạc Liêu: Tại sao còn bơm chích tạp chất? Là vì còn người mua!
Nhân chuyện tôm hóa chất, lại nhớ đến lời khuyên cũng lừng danh không kém, cũng của một Giám đốc sở.
Ông này, lên hẳn mạng xã hội khuyên bà con: Một người trong vòng một tuần sẽ ăn hết 3kg cá nên nếu với mức độ cá nhiễm độc vừa phải thì sẽ không ảnh hưởng gì!
Nhưng ông giám đốc nói đúng đó. Ăn cá độc, hay táo độc như năm ngoái không chết ngay được đâu, mà chỉ làm dài thêm những dòng người xếp hàng vào viện K.
Sinh nhật “bố sếp Thanh”: 550 triệu đồng
Đắng ngắt là cái cảm giác khi đọc bản tin về chuyện Quỹ đen ở PVE, thời “Sếp Lexus biển xanh” Trịnh Xuân Thanh.
Video đang HOT
Thua lỗ cứ thua lỗ. Chắc vì tiền dân, tiền nước, tiền công cũng như nước sông nước biển. Và quỹ đen cứ quỹ đen.
Bạn sẽ giật mình: Cái quỹ ấy những hơn 80 tỉ VND.
80 tỉ. Nhiều con số lắm. Và trong khi người lao động bị nợ, bị chậm lương, dẫu đó chỉ 4-5 triệu, thì các sếp vẫn cứ phóng tay.
Các bạn có tưởng tượng được không?
Ông Trịnh Xuân Thanh (ôm hoa, cười) trong ngày về Hậu Giang. Ảnh: Dân Trí
205 triệu cho… sếp tiếp khách; 105 triệu cho “sếp họp lớp sinh nhật”; 305 triệu “đồ đánh golf cho sếp”; nhưng hãi nhất là khoản 550 triệu cho mục “sinh nhật bố sếp Thanh”.
Tôi tin là “bố Sếp” bây giờ đang rất buồn! Khi cái chữ hiếu đó giống hơn với cơ hội thu vén cá nhân. Khi chữ hiếu được tạo ra bởi rất nhiều mồ hôi, nước mắt của người lao động.
Những cuốn sổ Nam Tào ở xứ Thanh
Nói mồ hôi nước mắt dân, là bởi ở nhiều địa phương, đến một ngàn cũng là khoản “chi vào thóc”; một ngàn đồng cũng là tiền mồ hôi xương máu.
Chúng ta sẽ cùng về Hải Lộc, xứ Thanh để nghe chuyện “người dân đồng tình làm con nợ”.
Truy thu đến kiệt sức với những khoản đóng góp quá đổi nặng nề. Ấy thế là chính quyền thôn xã vẫn điệp khúc: Người dân đồng thuận đóng góp.
Tật bệnh cũng đóng. 21% hộ nghèo: Không được thiếu đồng nào. Ra Hà Nội lấy vợ rồi cũng bị “thu một đống”.
Đôi khi nhìn chuyện “thu nông thôn mới”, thấy cảnh thúc loa, cắt điện… đòi nợ, nhìn những “cuốn sổ Nam Tào”… cứ nghĩ quẩn rằng hay đó là nông thôn của Phùng Gia Lộc, của “cái đêm hôm ấy đêm gì!
Một nông thôn mới không nên, không thể là cái vỏ hào nhoáng che đậy đằng sau những cơ cực, uất ức!
Hình ảnh hôm nay: Sẽ một ngày về lại Hoàng Sa
HĐND TP Hà Nội, với 92/92 đại biểu tán thành, đã thông qua việc đặt tên một số con đường ở Thủ đô.
Trong đó, có đường Hoàng Sa; đường Trường Sa; đường Lý Sơn… những địa danh chưa bao giờ thôi thân thuộc với người dân thủ đô.
Có thể nói, những con đường mang tên Hoàng Sa, Trường Sa ở ngay thủ đô là một trong những cách thức giáo dục tốt nhất cho thế hệ trẻ, không chỉ ở thủ đô, về một phần máu thịt của Tổ quốc.
Các bạn ạ, đừng quên giải thích cho những đứa trẻ khi chở chúng đi ngang qua đó! Đừng quên nói với chúng rằng “Sẽ một ngày về lại Hoàng Sa”.
Hoan hô Hà Nội.
Theo Lao Động
Sản xuất bẩn ở ĐBSCL: Lợn tiêm an thần, cá nuôi biến thành cá đồng
Sau phản ánh về việc bơm tạp chất vào tôm, phóng viên tiếp tục tìm hiểu và ghi nhận nhiều chiêu trò gian lận, làm "bẩn" thực phẩm như bơm chích chất cấm vào lợn, hải sản...
Lợn, hải sản cũng bị bơm chất cấm
Ngày 18.7, thông tin từ Công an TP.Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng), lực lượng công an vừa kiểm tra và phát hiện cơ sở lưu chứa lợn hơi tại khóm 2, phường 5 đã bơm nước vào lợn để làm tăng trọng lượng trước khi giết mổ. Qua tìm hiểu, lực lượng chức năng phát hiện nơi đây tổ chức đi thu mua lợn ở khắp các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, sau đó vận chuyển về đây để giết mổ.
Tại thời điểm kiểm tra (ngày 10.7), lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ 2 thanh kim loại làm dụng cụ để bơm nước, 2 bơm kim tiêm và một số dụng khác có liên quan.
Được biết, cơ sở này hoạt động rất khép kín, ít người ra vào. Để phát hiện được vụ việc, lực lượng công an đã gặp rất nhiều khó khăn.
Một vựa cua ở huyện Duyên Hải, Trà Vinh sử dụng dây để trói giúp tăng trọng. ảnh: HUỲNH XÂY
Trước đó, trong tháng 5 vừa qua Công an Đồng Tháp cũng bắt quả tang trường hợp bơm nước và thuốc an thần vào lợn nhằm tăng trọng lượng đàn lợn 28 con tại ấp 3, xã An Hòa, huyện Tam Nông.
Theo tìm hiểu của phóng viên, thời gian gần đây các thương lái còn sử dụng một loại hóa chất (dạng ống, không có nguồn gốc xuất xứ) để tiêm vào lợn trước khi bơm nước. Việc làm này nhằm chống lại sự co giật, chống tiếng la hét của lợn trong thời gian bơm nước.
Cũng gian lận về trọng lượng, hiện nay nhiều vựa mua bán cua biển ở các địa phương như Trà Vinh, Cà Mau và Bạc Liêu... sử dụng loại dây buộc kích cỡ lớn, ngâm nước và lăn bùn đất để buộc cua nhằm tăng trọng. Tại một vựa cua lớn ở xã Long Hữu, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, phóng viên ghi nhận, nhiều loại cua được "trói đẹp" sau khi mua về.
Ông Lê Văn H -chủ vựa cua cho biết: "Thông thường, cua nặng 1kg sẽ được tăng lên 1,3kg, thậm chí đến 1,5kg sau khi trói dây. Tuy nhiên, giá bán vẫn tính luôn tiền dây. Các vựa thường thuê cả đội ngũ trói cua. Khác với việc bơm nước vào gia súc, bơm tạp chất vào tôm, việc trói cua để tăng trọng lượng trên được xem là chuyện... hiển nhiên".
Ngoài ra, hiện nay, đánh vào tâm lý chuộng các sản phẩm tự nhiên từ đồng ruộng, ở các chợ vùng ĐBSCL, tình trạng gắn mác "đồ đồng" cho các sản phẩm tươi sống như: Cá rô, cá lóc, lươn, ếch... để bán với giá cao hơn giá sản phẩm nuôi ngày càng phổ biến.
Ông Nguyễn Văn Sáng (ngụ xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) - người có nhiều năm sống bằng nghề khai thác cá đồng, chia sẻ: Hiện nay nguồn lợi thủy sản tại các sông, kênh rạch hoặc trên ruộng khá hiếm, không còn được như lúc trước. Trong khi đó, đi đến các chợ đâu đâu cũng thấy rao "cá đồng", không biết ở đâu ra mà nhiều như vậy? Dân trong nghề ai cũng biết là toàn là "chiêu" để biến cá nuôi thành cá đồng.
"Không ít người đánh lừa tâm lý người tiêu dùng bằng cách chỉ bán vài con cá, vài ký ốc hay mớ rau, người mua tưởng là của vườn hiếm hoi mang ra bán nên yên tâm. Thậm chí họ còn chỉ xuống ruộng hay kênh mương cho khách thấy các dụng cụ để bắt cá, làm cho khách tin tưởng hoàn toàn" - ông Sáng phân tích.
Khó quản lý sản phẩm... đồng quê
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Minh Đức - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Hậu Giang cho biết: "Các sản phẩm đồng quê thì rất khó quản lý, kiểm soát do người dân bán ở những chợ tự phát, không có đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Hiện nay, vẫn có tình trạng con cá trê lai khi nuôi thì không có màu vàng, còn người dân thì chuộng ăn loại cá trê vàng nên người ta trộn chất tạo màu để tạo màu vàng vào cho cá".
Theo ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thời gian qua, ở vùng ĐBSCL luôn xảy ra tình trạng pha trộn giữa gạo tốt và gạo kém chất lượng để bán thu lợi. Điển hình là gạo Jasmine - 1 trong 5 loại gạo xây dựng thương hiệu gạo quốc gia thường bị pha trộn với nhiều loại gạo kém chất lượng nên sản phẩm không đảm bảo chất lượng để xuất khẩu. Ngoài ra, vẫn xảy ra tình trạng doanh nghiệp bán phá giá lẫn nhau kéo theo giá sụt giảm, từ 500-600USD/ tấn còn 450-460 USD/ tấn.
Còn theo GS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp ở ĐBSCL: "Việc người dân gian lận trong kinh doanh đã làm mất uy tín nặng nề, "dơ bẩn" hàng hoá Việt Nam. Theo đó, người bị thiệt hại nặng nề là người dân làm ăn chính đáng do giá cả bị sụt giảm sau khi lô hàng xuất đi bị trả về. Riêng doanh nghiệp còn bị mất danh tiếng, thương hiệu, sản phẩm còn bị tiêu hủy...".
"Thời gian qua, hình thức xử phạt những hành vi gian dối trong kinh doanh, mua bán như nói trên giống như... gãi ngứa, không đủ sức răn đe. Cũng vì lý do này mà tình trạng trên cứ tái diễn trong thời gian dài. Vì vậy, tới đây, cơ quan nhà nước, ngành chức năng phải tổ chức sản xuất theo quy mô tập thể, theo tiêu chuẩn công nghệ cao, có cán bộ khuyến nông theo dõi sát sao và đảm bảo đầu ra từ doanh nghiệp. Riêng đối với hành vi làm ăn gian dối phải có biện pháp chế tài nặng hơn" - GS Xuân góp ý.
Theo Danviet
Cầu xây bằng xốp và cát giữa Thủ đô: Có thêm nhiều 'dị vật' lạ Ngoài xốp, phía dưới chân cầu xen kẽ trong lớp bê tông còn có chăn, đệm, quần áo và cả giẻ rách... Ngày 5/7, PV VTC News có mặt tại cầu vượt đường sắt tại lý trình Km0 938,29 thuộc địa bàn phường Kiến Hưng (Hà Đông, Hà Nội) để ghi nhận thông tin người dân phản ánh về chất lượng của cầu...