Tín hiệu xấu ngay trước Thượng đỉnh Normandy về Ukraine
Trung tâm truyền thông khủng hoảng Ukraine (UCMC), một cơ quan thông tin của Ukraine, dẫn lời nguồn tin giấu tên cho biết, các bên tham dự cuộc họp Nhóm Tiếp xúc về Ukraine ngày 10/2 tại Minsk đã không đạt được một thỏa thuận ngừng bắn mới.
Nguồn tin này nói rằng thông tin mà hãng TASS (Nga) đăng tải về việc Nhóm Tiếp xúc thông qua một quy chế ngừng bắn mới, đi kèm việc các bên rút vũ khí hạng nặng là không chính xác. Các đại diện cũng không thảo luận về “cấu trúc nhà nước” đối với vùng Donbass cũng như việc tổ chức các cuộc bầu cử địa phương. “Cho đến nay, chưa có quyết định nào được thông qua”, nguồn tin này nói.
Cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma (trái) cùng Đại sứ Nga tại Ukraine Mikhail Zurabov có mặt tại Minsk tham dự các cuộc gặp (Ảnh: AP)
Cuộc gặp Nhóm Tiếp xúc vẫn tiếp tục diễn ra trong ngày hôm nay. Cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma và nhà chính trị cựu trào Viktor Medvedchuk đại diện cho Ukraine tham dự các cuộc gặp này. Cùng với đó là ông Heidi Tagliavini, đặc phái viên của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu, Đại sứ Nga tại Ukraine Mikhail Zurabov, các ông Denis Pushylin và Vladislav Dainego đại diện cho chính quyền Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR) tự xưng.
Trong một diễn biến khác, vài giờ trước khi diễn ra cuộc gặp Thượng đỉnh theo thể thức Normandy trong ngày hôm nay (11/2), Pháp đã phát đi thông điệp mang tính nghi ngại, dè dặt. Ngoại trưởng nước này, ông Laurent Fabius nói rằng cuộc gặp “nhiều khả năng diễn ra”, nhưng không chắc Tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ tham dự hay không.
Video đang HOT
Ông Fabius cho biết, vẫn còn nhiều điểm bất đồng giữa các bên, liên quan đến các điểm chính yếu như bảo vệ, kiểm soát khu vực biên giới, triển vọng về lệnh ngừng bắn, rút vũ khí hạng nặng khỏi giới tuyến và trao đổi tù binh.
Theo Hoài Thanh (theo UCMC, Fox News)
baotintuc.vn
Châu Âu trước nguy cơ hình thành thế hệ thánh chiến
Một xã hội mở cửa cho người nhập cư nhưng lại không nhìn nhận họ là một phần trong đó. Điều này đã và đang đẩy người dân tìm tới những nơi được coi là "miền đất hứa" cho ai đang tuyệt vọng vào cuộc sống...
... Theo Javier Solana - cựu Tổng thư ký NATO và hiện là Giám đốc Trung tâm ESADE, chuyên nghiên cứu, phân tích các vấn đề kinh tế và địa chính trị toàn cầu.
Ông Javier Solana
Một người đàn ông đến từ Algerie, mong muốn có cuộc sống tốt hơn, thoát khỏi cảnh nghèo đói, tuyệt vọng. Tại Paris, anh ta đã tìm được một công việc không đòi hỏi nhiều kỹ năng và đã lập gia đình. Trở thành công dân Pháp, họ có quyền được hưởng nền giáo dục và được chăm sóc sức khỏe. Thế nhưng, họ lại sống ở những khu ổ chuột, không thể hòa nhập hoàn toàn với xã hội. Anh ta và gia đình hầu như không có cơ hội cải thiện tình trạng kinh tế của mình.
Câu chuyện như vậy được lặp đi lặp lại với cả triệu người nhập cư tại những nước Tây Âu. Họ kết thúc cuộc sống trong nghèo khổ và bị xã hội ruồng bỏ, và điều tồi tệ hơn, đó là họ được các nhóm phần tử cực đoan tuyển mộ - những người có vẻ như sẽ cho họ những gì họ đang dần mất đi: cảm giác được là chính mình, được công nhận và có mục đích sống. Sau cả quãng đời bị cách ly khỏi xã hội, việc gia nhập vào một tổ chức mà có vẻ như sẽ khiến họ tự hủy hoại bản thân, thậm chí là chết dường như không phải là điều quá bận tâm.
Sau vụ tấn công kinh hoàng vào tòa báo châm biếm của Pháp Charlie Hebdo cùng những nỗ lực ngăn chặn vụ việc tương tự tại Bỉ, giờ là lúc châu Âu cần nhìn nhận lại tình thế của mình. Các lãnh đạo khu vực cần nhận ra rằng, thế hệ thứ 2 và thứ 3 từ những người nhập cư đều còn rất "non nớt" trước những "lời xu nịnh" của các tổ chức khủng bố. Nếu sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng, đặc biệt trong những năm tháng khủng hoảng bao trùm như hiện nay, nó sẽ chỉ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Con người cần có hy vọng. Họ cần có thứ gì đó để tin rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn ngày hôm nay. Các nước châu Âu đã từng làm được như vậy. Nhưng kể từ khi khủng hoảng toàn cầu xảy ra vào năm 2009, cách thức họ giải quyết vấn đề đã dần thay thế niềm hy vọng đó bằng những hoài nghi và thất vọng.
Nó như một mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Ước tính có hơn 1.200 công dân Pháp đã tới Syria gia nhập lực lượng thánh chiến, theo sau là 600 công dân Anh, 550 người Đức và 400 người Bỉ. Một số nước châu Âu khác, bao gồm cả Tây Ban Nha, cũng đang có những hiện tượng tương tự. Và một vài công dân châu Âu, như những tay súng tấn công Charlie Hebdo, thậm chí còn ra tay ngay tại quê nhà.
Trong khi giới tình báo và lực lượng cảnh sát đang nỗ lực ngăn chặn các vụ tấn công đồng thời vạch ra chiến lược hiệu quả chống phong trào cực đoan, việc đầu tiên và trước hết cần làm đó là hiểu được nguyên nhân nào đưa đẩy con người lựa chọn những con đường được cho là sai lầm như vậy. Đấu tranh bảo vệ tự do ngôn luận? Tăng cường, huấn luyện cảnh sát đảm bảo an ninh? Đó không phải là những biện pháp dài hạn. Phương Tây cần đi xa hơn vậy, tìm cách cải thiện tình trạng nhiều người dân, tuy sống trong xã hội nhưng lại không được công nhận là một phần của nó.
Một tuần sau vụ tấn công tòa báo ở Paris, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã khẳng định lại những gì mà Tổng thống Đức Christian Wulff đã nói vào năm 2010: đứng bên cạnh Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutolu, bà phát biểu rằng cộng đồng Hồi giáo cũng là một phần của Đức, cũng như cộng đồng người Do Thái và Thiên chúa giáo. Lời phát biểu này đã đại diện cho con đường đúng đắn cần đi. Người nhập cư Hồi giáo, thế hệ thứ 1, thứ 2 hay thứ 3, cần được tạo điều kiện để được xã hội công nhận, được hưởng cơ hội như những công dân khác.
Ngày nay, nhiều nhóm khủng bố như IS hay Boko Haram đã và đang dần gia nhập Al-Qaeda trong nỗ lực thu hút tín đồ Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới để củng cố lực lượng, đảm bảo cho vị trí lãnh đạo của chúng trong cuộc thánh chiến toàn cầu.
Chuyển giao quyền lực thất bại tại Syria, Libya và Yemen sau phong trào Mùa xuân Arap đã thúc đẩy sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo IS. Hàng triệu người trẻ tuổi thất vọng về một xã hội bị tê liệt bởi xung đột, tình trạng thất nghiệp hay chế độ độc tài tàn bạo, đã dám hy vọng vào những điều tốt đẹp hơn.
Thánh chiến, nhìn một cách đơn giản, cũng giống như nhiều kế hoạch, chính sách chính trị khác, có khả năng "quyến rũ" nhiều người, bằng cách cho họ thấy cuộc sống hiện tại là vô vọng, thiếu mục đích và sau đó sẽ đưa ra những lời hứa hẹn.
Phương Tây cần nhận ra rằng xung đột tại thế giới Arap không thể được giải quyết thông qua sự can thiệp của quân đội nước ngoài, Afghanistan và Iraq là ví dụ điển hình. Cách duy nhất để khôi phục lại trật tự và thúc đẩy sự tiến bộ tại khu vực đó là trao thêm quyền cho những người Hồi giáo ôn hòa. Vai trò của phương Tây lúc này, đơn giản hơn nhiều, đó là tư vấn và hỗ trợ. Thay vì thường xuyên "lo chuyện người", phương Tây cần quay lại tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội của chính mình. Bởi xét cho cùng, gốc rễ của sự thất vọng, mất niềm tin xuất phát từ đó mà ra. Có như vậy, chủ nghĩa cực đoan và bạo lực mới bị đánh bại. Và có như vậy, phương Tây mới không tự sản sinh ra những thế hệ chiến binh thánh chiến của riêng mình.
Theo Hà My (tổng hợp)
PetroTimes
Mỹ xếp hãng thông tấn Nga "ngang hàng" với khủng bố Theo RT ngày 23-1 đưa tin, Giám đốc điều hành mới được bổ nhiệm của Cơ Quan Quản trị Phát Thanh (Broadcasting Board of Governors-BBG) trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, Andrew Lack đã liệt kê hãng thông tấn của Nga, Russia Today (RT) vào danh sách những mối nguy hiểm chính của truyền thông Hoa Kỳ, bên cạnh các tổ chức khủng...