Tín hiệu vui cho ông Huỳnh Văn Nén?
Sự kiện ông Huỳnh Văn Nén (53 tuổi, người đã ở tù 18 năm), bị can trong vụ án giết người, cướp tài sản ở Bình Thuận được cho tại ngoại (có sự bảo lãnh của gia đình) để chữa bệnh khiến dư luận cho rằng đó là tín hiệu vui của người đã nhiều năm ròng rã kêu oan.
Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là, nếu như một người phạm tội ít nghiêm trọng, nhân thân, chỗ ở rõ ràng hoặc một người quá già yếu phạm tội được cho hưởng tại ngoại để điều tra là chuyện bình thường. Còn với người là bị can trong vụ án giết người, cướp tài sản như ông Huỳnh Văn Nén, việc cơ quan tố tụng cho hưởng tại ngoại có đúng pháp luật hay vì lý do nào khác?
Ông Huỳnh Văn Nén (giữa) được cho tại ngoại ngày 22.10. Ảnh: I.T
PGS.TS Trần Văn Độ – nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao – cho rằng, việc cho bị can hưởng tại ngoại hay phải bắt tạm giam là quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc bắt tạm giam đối với một người phạm tội không phải là hình phạt mà là áp dụng biện pháp ngăn chặn, trước hết là kịp thời ngăn chặn tội phạm; thứ hai là để tránh việc người đó bỏ trốn hoặc có hành vi khác gây khó khăn, cản trở cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử; thứ ba là ngăn chặn người đó phạm thêm tội.
“Khi tiến hành vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng có thể bắt tạm giam bị can chứ không bắt buộc phải bắt tạm giam” – ông Độ cho hay.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Sơn – Phó Chánh án TAND Tối cao – cho rằng:”Xung quanh câu chuyện vụ án Huỳnh Văn Nén được tại ngoại có nhiều vấn đề, nhiều lý do để cơ quan tiến hành tố tụng làm như vậy. Hiện giờ không thể nói gì cả. Thông tin về vụ án này với kết quả cuối cùng thế nào phải chờ kết luận”.
Video đang HOT
Ông Lê Hữu Thể – Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao – khi được hỏi thì cho hay, pháp luật có quy định những trường hợp không cần áp dụng biện pháp tạm giam như đối với phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh nặng mà chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn khác như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh…
Năm 2000, ông Nén bị TAND tỉnh Bình Thuận tuyên án tù chung thân về hai tội giết người và cướp tài sản. Hơn chục năm ngồi tù, ông Nén và người thân quen liên tục kêu oan. Tháng 10.2014, Viện KSND Tối cao đã kháng nghị đề nghị hủy án vụ ông Huỳnh Văn Nén. Sau đó, Hội đồng giám đốc thẩm TAND Tối cao chấp nhận kháng nghị, tuyên hủy án, giao Công an tỉnh Bình Thuận thụ lý điều tra lại từ đầu. Như vậy ông Nén vẫn là bị can trong vụ án giết người, cướp tài sản.
Theo Danviet
Ông Huỳnh Văn Nén 2 lần bị oan sai?
Ông Huỳnh Văn Nén bị kết tội "giết người" ở hai vụ án, trong đó "vụ án vườn điều" đã được xác định là án oan sai. Vụ còn lại ngày càng rõ dấu hiệu oan sai, nhiều luật sư nhận định.
Ông Huỳnh Văn Nén ngày 23.10, sau khi được tại ngoại.
Sáng sớm 21.5.1993, thi thể bà Dương Thị Mỹ được phát hiện tại một vườn điều ở thôn 2, xã Tân Minh (nay là thị trấn Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận). Xác định bà Mỹ bị giết đêm 18 rạng ngày 19.5.1993, Cơ quan CSĐT quyết định khởi tố vụ án.
Từ ngày 27.5.1993 đến ngày 26.7.1993, vợ chồng bà Nguyễn Thị Nhung, chị ruột vợ ông Huỳnh Văn Nén, bị tạm giữ tại Công an huyện Hàm Tân. Ngày 22.9.1993, Công an Bình Thuận đình chỉ điều tra vụ án.
Đêm 23.4.1998, bà Lê Thị Bông cũng ở thôn 2 bị giết tại nhà. Ngày 17.5.1998, ông Nén bị bắt vì bị coi là thủ phạm giết bà Bông. Trong tù, ông Nén nhận tội giết bà Bông để cướp chiếc nhẫn 1 chỉ vàng, rồi khai đã cùng nhiều người của gia đình vợ giết bà Dương Thị Mỹ.
Từ lời khai này, ngày 2.12.1998, Công an tỉnh Bình Thuận phục hồi điều tra vụ bà Mỹ bị giết, khởi tố Huỳnh Văn Nén và 9 người khác, gồm cả vợ và mẹ vợ ông này. Vụ án đó sau này nổi tiếng với tên gọi "vụ án vườn điều".
Ngày 26.8.2000, một phạm nhân tại Trại giam Sông Cái (Ninh Thuận) tên là Nguyễn Phúc Thành tố cáo Nguyễn Thọ và Hồ Văn Việt cùng ở xã Tân Minh là thủ phạm giết bà Bông.
Tuy nhiên, ngày 31.8.2000, xét xử sơ thẩm vụ án bà Bông, TAND tỉnh Bình Thuận vẫn nhận định, bị cáo Huỳnh Văn Nén là thủ phạm giết bà Bông.
Do bị cáo Nén đã có công khai báo về "vụ án vườn điều", nên tòa cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ, tuyên phạt tù chung thân về tội giết người.
Ngày 23.10.2000, ông Nén làm đơn kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt, nhưng không được Tòa Phúc thẩm, TAND Tối cao tại TP.HCM chấp nhận. Bản án hình sự sơ thẩm số 96/HSST ngày 31.8.2000 của TAND tỉnh Bình Thuận có hiệu lực thi hành.
Ngày 7.3.2001, TAND tỉnh Bình Thuận xét xử sơ thẩm (lần 1) "vụ án vườn điều", tuyên án phạt tù giam từ 2 năm đến 10 năm về tội "giết người" đối với 5 bị cáo, trong đó Huỳnh Văn Nén bị phạt 6 năm tù.
Ngày 14.6.2001, tại phiên tòa phúc thẩm (lần 1) "vụ án vườn điều", ông Nén phản cung, nói rằng những lời bị cáo nhận tội và khai báo về hành vi phạm tội của những người khác là do bị đánh, bị bức cung, thực tế bị cáo hoàn toàn không biết gì về vụ bà Mỹ bị giết...
Từ ngày 9 đến 11.3.2005, Tòa Phúc thẩm, TAND Tối cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm (lần 2) "vụ án vườn điều", tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm (lần 2), giao toàn bộ hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra lại từ đầu, kiến nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an thụ lý điều tra.
Ngày 26.12.2005, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra các quyết định đình chỉ điều tra đối với các bị can trong "vụ án vườn điều", do không đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của họ. Sau đó, các bị cáo trong vụ án này được đình chỉ điều tra, được trả tự do, được các cơ quan pháp luật tỉnh Bình Thuận xin lỗi công khai và được bồi thường oan sai. Riêng ông Nén không được bồi thường oan sai trong "vụ án vườn điều", tiếp tục thụ án tù chung thân tại vụ án bà Bông.
Nhận thấy có nhiều thiếu sót, vi phạm nghiêm trọng trong mọi khâu của quá trình điều tra, xét xử vụ án Huỳnh Văn Nén, ngày 12.11.2014, TAND Tối cao có quyết định giám đốc thẩm, hủy phần tội danh và hình phạt đối với ông Huỳnh Văn Nén của bản án hình sự sơ thẩm ngày 31.8.2000 của TAND tỉnh Bình Thuận, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra lại.
Ngày 6.1.2015, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận tiếp nhận hồ sơ vụ án để điều tra lại, ra lệnh tạm giam 4 tháng đối với bị can Huỳnh Văn Nén. Sau đó, Viện KSND tỉnh Bình Thuận đã hai lần gia hạn tạm giam ông Nén, đến ngày 8.1.2016.
Ngày 22.10 vừa qua, ông Nén được tại ngoại để chữa bệnh.
Theo các luật sư tham gia bào chữa miễn phí cho ông Nén, trong thời gian điều tra lại 10 tháng qua, cơ quan điều tra không tìm được bằng chứng nào kết tội bị can Huỳnh Văn Nén. Do vậy, họ sẽ làm đơn yêu cầu đình chỉ điều tra vụ án và trả tự do cho ông Nén. Có khả năng, vụ án Huỳnh Văn Nén sẽ khép lại giống "vụ án vườn điều".
Theo Nguyễn Đình Quân (Tiền Phong)
Khuất tất động trời vụ án Huỳnh Văn Nén Diễn biến vụ án Huỳnh Văn Nén cho thấy có dấu hiệu hàm oan rất rõ, với những nét tương tự như vụ án Nguyễn Thanh Chấn. VKSND Tối cao kháng nghị điều tra lại vụ án Huỳnh Văn Nén. Thứ nhất, bị can Huỳnh Văn Nén liên tục kêu oan, không nhận tội, mặc dù ông Nén hiểu rõ nếu tiếp tục...