Tín hiệu vui cho kinh tế châu Phi
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế châu Phi sẽ tăng trưởng 3,8% vào năm 2022 nhờ sản xuất nông nghiệp phong phú ở một số quốc gia.
Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế ở khu vực Nam sa mạc Sahara châu Phi (SSA) vào năm 2022 sẽ được định hình nhờ các nỗ lực mạnh mẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư.
Một cơ sở sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân ở Kenya
Tăng trưởng cao hơn 5%
Báo cáo có tên Phục hồi trong đại dịch của IMF cho thấy năm 2022, 25 nền kinh tế phát triển nhanh nhất của châu Phi sẽ ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn 5%. 10 nền kinh tế châu Phi hoạt động tốt nhất là Seychelles, dự kiến tăng trưởng 7,7%, Rwanda (7,0%), Mauritius (6,7%), Niger (6,6%), Benin, Cabo Verde, Nam Sudan và Bờ Biển Ngà (tăng 6,5%), trong khi Guinea và Ghana sẽ tăng lần lượt là 6,3% và 6,2%. Kenya và Gambia sẽ chứng kiến mức tăng trưởng 6% vào năm 2022. Dự báo năm 2023 cho thấy, các quốc gia này cũng sẽ có mức tăng trưởng gần như ổn định, ngoại trừ Rwanda và Niger, mức tăng trưởng sẽ lần lượt đạt 8% và 10% vào năm 2023. Senegal, quốc gia có mức tăng trưởng vào năm 2022 dự kiến đạt 5,5%, sẽ là quốc gia thứ 2 ở châu Phi đạt mức tăng trưởng 2 con số vào năm 2023, đạt 10,8%. Ngoài Ethiopia (chưa dự báo nào được đưa ra), Guinea Xích đạo là quốc gia duy nhất của châu Phi ghi nhận mức tăng trưởng âm 5,6% vào năm 2022 và âm 1,5% vào năm 2023.
IMF dự báo ngành lữ hành và du lịch có thể phục hồi vào năm 2022 nhưng đà phục hồi có thể vẫn còn hạn chế tùy thuộc vào thị trường nguồn du lịch. Để hỗ trợ lĩnh vực này, Cộng đồng Đông Phi (EAC) đã khởi động chiến dịch truyền thông du lịch nội địa và khu vực của EAC nhằm tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ du lịch trong nước và khu vực. Động thái này nhằm kích thích du lịch nội khối. Với tên gọi Tembea Nyumbani (tiếng Swahili sử dụng phổ biến tại Đông Phi, nghĩa là Về nhà), chiến dịch này nhằm khuyến khích người dân Đông Phi đi du lịch trong nước và khắp khu vực nhằm hỗ trợ hồi sinh ngành du lịch sau đại dịch.
Video đang HOT
Hưởng lợi từ cách mạng kỹ thuật số
Các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa châu Phi có thể kỳ vọng một năm mới hoạt động tốt do bùng nổ hàng hóa. Các công nghệ dự kiến sẽ được áp dụng rộng rãi ở châu Phi vào năm 2022 khi khu vực này tiếp tục với quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Đầu tư cơ sở hạ tầng, cũng như giáo dục và đào tạo, là tiền đề cần thiết để hưởng lợi đầy đủ từ cuộc cách mạng kỹ thuật số. Để tăng cường thương mại, EAC đang xây dựng và vận hành thêm các điểm biên giới một cửa (OSBP) trong khu vực, xây dựng các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn và bổ sung Tanzania và Burundi vào khu vực mạng lưới một cửa của EAC.
Tháng 9-2021, Ngân hàng Xuất nhập khẩu châu Phi và Ban Thư ký khu vực thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) thông báo hệ thống thanh toán và thỏa thuận liên châu Phi (PAPSS) đã đi vào hoạt động. PAPSS cho phép thanh toán xuyên biên giới ngay lập tức bằng nội tệ giữa các thị trường châu Phi trong một động thái nhằm đạt được mục tiêu cơ sở hạ tầng thị trường tài chính đổi mới. Hệ thống này sẽ tác động đáng kể đến thương mại nội bộ châu Phi bằng cách giúp các giao dịch xuyên biên giới trở nên dễ dàng hơn thông qua việc loại bỏ tiền tệ cứng. PAPSS cho phép xử lý thanh toán, bù trừ và giải quyết các giao dịch trên toàn châu Phi bằng cách sử dụng cơ chế thanh toán ròng đa phương. Một khi PAPSS được thực hiện hoàn chỉnh, châu Phi sẽ tiết kiệm hơn 5 tỷ USD chi phí giao dịch thanh toán mỗi năm.
PAPSS mở ra một thị trường 1,2 tỷ người với GDP kết hợp ước tính 3.000 tỷ USD. Đây là một tiềm năng rất lớn và nếu được thực hiện thành công, châu Phi cuối cùng có thể trở thành một nền kinh tế khổng lồ và không dựa vào ngành công nghiệp khai thác.
Doanh nghiệp, nhà bán lẻ giảm lãi để bình ổn thị trường
Việc TP Hồ Chí Minh liên tục kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ khiến cho việc kinh doanh hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cũng trở nên khó khăn.
Để duy trì chuỗi cung ứng và bảo đảm hàng hóa đến tay người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ đã thực hiện giảm thu nhằm bình ổn thị trường.
Trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nguồn cung hàng hóa thiết yếu đầy đủ. Ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Thông tin từ Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cũng cho thấy, kể từ khi dịch bùng phát, hệ thống bán lẻ này đã thực hiện trợ giá nhiều mặt hàng cho người tiêu dùng và bù lỗ cho nhiều chi phí phát sinh để phục vụ nhu cầu mua sắm tiết kiệm của người dân trong tình hình trong dịch bệnh. Dù trong thời gian qua lượng khách hàng dồn về siêu thị khá đông khiến nhiều điểm bán của Saigon Co.op từ offline đến online đều quá tải, nhưng phân tích ngành hàng lại chỉ ra rằng siêu thị đang gồng mình chịu lãi âm.
Bà Vũ Diễm Thi, Giám đốc Marketing Saigon Co.op cho biết thêm, thời điểm này, người dân chủ yếu mua thực phẩm tươi sống, chiếm tỷ lệ hơn 75%, trong khi đây là ngành hàng có tỷ lệ lợi nhuận thấp nhất trong tất cả ngành hàng. Hơn thế nữa, với ngành hàng này, siêu thị đang bù lỗ chi phí tìm gom nguồn hàng, vận tải, kiểm dịch, bảo quản, sơ chế hao hụt...
Bên cạnh đó, nhóm mặt hàng bình ổn giá của TP Hồ Chí Minh cũng được siêu thị bù lỗ để giữ giá. Điển hình, đối với mặt hàng trứng gà có thời điểm giá bán ra của siêu thị còn thấp hơn giá mua vào. Cùng với yếu tố hàng hóa, hàng loạt chi phí khủng đặc thù mùa dịch phát sinh cũng đang gây áp lực lớn cho siêu thị như chi phí xét nghiệm nhanh và chuyên sâu liên tục cho nhân viên, tài xế, chế độ chính sách cho người lao động mùa dịch...
Riêng phí shipper giao hàng tăng cao và hàng loạt siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food phải đóng cửa khi xuất hiện ca lây nhiễm dịch COVID-19 khiến doanh thu không ổn định, nguồn thu sụt giảm nghiêm trọng. Trước nhiều thách thức nêu trên, nhưng đại diện Saigon Co.op cho biết, trong tháng cao điểm tiếp theo vẫn nỗ lực hết sức để giữ và giảm giá hàng hóa. Đặc biệt, chuẩn bị đa dạng nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dân, tăng cường phối hợp các đoàn thể địa phương đưa hàng hóa đến khu dân cư, khu cách ly, bệnh viện dã chiến...
Theo đó, từ nay đến hết ngày 25/8/2021, hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile trên toàn quốc sẽ áp dụng chương trình giảm giá cho hơn 2.000 sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Những nhóm ngành hàng, gồm: thủy hải sản, rau củ, trái cây, sữa; sản phẩm vệ sinh cá nhân, diệt khuẩn; hóa phẩm; đồ dùng... với mức giảm giá từ 15 - 50%.
Ở góc độ doanh nghiệp, Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) phối hợp cùng Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh thực hiện chương trình giảm giá bán hầu hết nhãn hiệu sữa phục vụ nhu cầu thiết yếu từ trẻ em đến người lớn trong gia đình, áp dụng trên địa bàn thành phố, với tổng ngân sách hơn 20 tỷ đồng. Chương trình dự kiến kéo dài một tháng, kể từ ngày 18/8/2021, với nhiều sản phẩm sữa của Nutifood được giảm giá 25% so với mức giá niêm yết.
Bác sĩ Trần Thị Lệ, Tổng Giám đốc Nutifood chia sẻ, tình hình dịch bệnh căng thẳng khiến kinh tế của nhiều gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, việc di chuyển, tìm mua các thực phẩm dinh dưỡng cũng gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm. Do đó, song song với duy trì sản xuất, giữ giá ổn định, Nutifood thực hiện chương trình trợ giá sâu các sản phẩm sữa và giao hàng tận nơi, giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng. Nutifood hy vọng sẽ giúp người dân tăng cường sức khỏe, có thêm dinh dưỡng, đề kháng chống lại bệnh tật, cùng nhau vượt qua dịch bệnh.
Để người dân dễ dàng mua được sản phẩm trợ giá, Nutifood đã kịp thời xây dựng kênh bán hàng trực tuyến siêu tốc: http://on.nutifood.com.vn/dangky và nhân viên Nutifood sẽ giao đến tận nhà trong vòng 48 tiếng, hoàn toàn miễn phí. Người dân cũng có thể gọi theo số hotline (84) 28 38 255 777 của công ty để được tư vấn và mua những sản phẩm dinh dưỡng phù hợp.
Với bối cảnh giãn cách xã hội trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ đã và đang phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh; UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức thực hiện phiếu đi mua nhu yếu phẩm cho người dân trên toàn địa bàn, cũng như phối hợp liên ngành tăng cường giải pháp đưa nhu yếu phẩm vào khu dân cư. Cụ thể, chương trình "Siêu thị mini 0 đồng" với những tấm phiếu nghĩa tình có giá trị 200.000 đồng/phiếu. Với tổng kinh phí lên đến 16 tỷ đồng, chương trình này đang phát huy vai trò cung ứng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đến người dân, sinh viên khó khăn đang lưu trú tại 20 quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
Tương tự, trong thời gian qua, dự án "Chợ nghĩa tình" của Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đã triển khai đến 22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức, nhằm đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Dự án đã tiếp nhận và xử lý 7.110 đơn hàng của 5.797 hộ dân tại khu cách ly, khu phong tỏa với tổng giá trị hơn 1,9 tỷ đồng.
Thống kê cho thấy, lượng khách mua sắm tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi và đặt hàng trực tuyến trên địa bàn thành phố tăng cao vào thời điểm trước và trong những ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội. Trong khi đó, mạng lưới chợ đầu mối và chợ truyền thống vẫn tạm dừng hoạt động, hoặc hoạt động kinh doanh chủ yếu cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm... cho người dân tại địa bàn dân cư.
Nắm bắt nhanh tình hình thực tế, ngành công thương TP Hồ Chí Minh đã nhanh chóng xây dựng, huy động nguồn lực xã hội và tổ chức thực hiện điểm bán hàng lưu động, giá cả bình ổn, kết nối kênh phân phối để hàng hóa đến với người tiêu dùng, đặc biệt dân cư tại khu phong tỏa, khu cách ly... Song song đó, lực lượng liên ngành cũng tăng cường kiểm tra và giám sát những hành vi tăng giá, trục lợi trong thời gian thực hiện cách ly xã hội nhằm ổn định giá cả, tránh tình trạng khan hiếm các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn.
Tuy vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong những tháng gần đây liên tục giảm so với cùng kỳ năm 2020. Điển hình, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh trong tháng 7/202 đạt 51.576 tỷ đồng, giảm 27,7% so với tháng trước và giảm 42,2% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Theo đại diện Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, tính chung 7 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh đạt 583.192 tỷ đồng, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, diễn biến một số nhóm ngành có hàng tỷ trọng cao như nhóm lương thực, thực phẩm tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị giảm 0,6%...
Còn dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng du lịch lữ hành là ngành chịu tổn thất nghiêm trọng từ dịch COVID-19 và liên tục bị tạm ngừng hoạt động qua các làn sóng bùng phát dịch.
Sau nhiều tranh cãi, chốt lại nước đóng chai, sữa... là hàng thiết yếu Bộ Công Thương mới đây có văn bản gửi sở Công Thương các tỉnh, thành phố rà soát, tham mưu UBND cấp tỉnh, cho phép lưu thông hàng hóa khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Các hiệp hội đề xuất bổ sung các mặt hàng thực phẩm kể cả đồ uống, sữa.. là các mặt hàng thiết yếu (Ảnh minh...