Tín hiệu vô tuyến ngoài Trái Đất liên tục được gửi từ ‘vật thể ma’
Nguồn chớp sóng vô tuyến SGR 1935 2154 tiếp tục phát đến Trái Đất 3 tín hiệu bí ẩn và mạnh mẽ, để lộ rõ bản chất của một ngôi sao ma đã chết, cùng thiên hà với chúng ta.
Theo tiến sĩ Deborah Good, nhà thiên văn học từ Đại học Ohio, đây là một cơ hội tuyệt vời để giải mã “chớp sóng vô tuyến”, một trong những bí ẩn lớn nhất mà gưới thiên văn đeo đuổi. Chớp sóng vô tuyến mới mà “ngôi sao ma” gửi đến là tín hiệu thứ 2, 3, 4 cùng một nguồn, giúp phơi bày mối quan hệ tiềm ẩn giữa các trừ trường mạnh mẽ và chớp sóng vô tuyến.
Sao lùn trắng – Ảnh đồ họa từ NASA
Chớp sóng vô tuyến có thể hiểu như một nguồn phát xạ radio nhanh, mạnh mẽ, ngắn ngủi và bí ẩn mà thỉnh thoảng người Trái Đất vẫn nhận được. Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của nó: từ các sao neutron siêu năng lượng, một vụ va chạm sao neutron, một siêu tân tinh hay là tín hiệu từ một nền văn minh ngoài Trái Đất.
Video đang HOT
Lần đầu tiên SGR 1935 2154 bắn tín hiệu đến Trái Đất là tháng 4 năm nay. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy nó cách chúng ta tận 30.000 năm ánh sáng nhưng vẫn thuộc Milky Way – thiên hà chứa Trái Đất. Sự phát triển của công nghệ đã cho phép chúng ta nhận diện được tín hiệu vô tuyến ngoài Trái Đất từ năm 2007, nhưng mọi chớp sóng vô tuyến trước đó đều từ ngoài thiên hà.
Chân dung “ngôi sao ma” được xác định là một sao lùn trắng, tức dạng sao giống Mặt Trời của chúng ta nhưng đã chết, đã bùng nổ rồi co cụm thành một “xác sống ” trắng, bé nhỏ nhưng cực kỳ giàu năng lượng. Nó quay siêu nhanh, chỉ mất 3,24 giây cho mỗi vòng.
Lần phát tín hiệu này, nó bất ngờ đẩy ra các chớp sóng cách nhau chỉ 1-2 giây, khiến các nhà khoa học bối rối. Liệu có bàn tay của một nền văn minh ngoài hành tinh không hay đó chỉ là sức mạnh đầy biến động của vật thể từ tính, là những gì các nhà khoa học đang cố gắng giải đáp.
Kinh hoàng "Trái Đất màu đen" có thể xé toạc vũ trụ
Những vật thể cỡ Trái Đất, là xác của những ngôi sao chết 2 lần và cực mạnh có thể sẽ tạo nên ngày tận thế cho toàn bộ vũ trụ.
Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi phó giáo sư Matt Caplan từ Đại học bang Illinois (Mỹ) đã tìm ra kịch bản khả dĩ cho "ngày tận thế": những vật thể kỳ dị mang tên "sao lùn đen".
Làm việc với các mô hình tiến hóa sao, dựa trên dữ liệu thu thập được của các tàu vũ trụ và vệ tinh, nhóm tác giả cho biết sao lùn trắng quen thuộc không phải là cái kết cuối cùng của ngôi sao.
Một siêu tân tinh - ảnh: NASA
Trước đó, các nghiên cứu đã chứng minh những ngôi sao như Mặt Trời của chúng ta về cuối đời sẽ dần hết năng lượng, co cụm lại thành một sao lùn trắng bé nhỏ. Bước tiến hóa này có thể khiến sự sống Trái Đất kết thúc, nhưng có thể biến một số hành tinh gần và cực nóng như Sao Kim, Sao Thủy trở nên có sự sống.
Tuy nhiên sao lùn trắng không tồn tại vĩnh viễn mà sẽ phát nổ thành một siêu tân tinh khi đạt điểm tới hạn. Nghiên cứu mới này đã tìm ra phần còn lại của câu chuyện: sau khi phát nổ thành siêu tân tinh, ngôi sao không hề tan biến, mà tiếp tục co cụm lại thành một vật thể nhỏ hơn gọi là sao lùn đen.
Lý do chúng ta chưa thể quan sát trực tiếp sao lùn đen là vì vũ trụ chưa đi đến giai đoạn lịch sử đó. Sao lùn đen - xác của một ngôi sao chết 2 lần - sẽ có kích thước trung bình bằng Trái Đất của chúng ta, nhưng nặng bằng Mặt Trời! Nó là một quả cầu dày đặc, giàu sắt, không tỏa ra nhiệt hay năng lượng.
Phản ứng hạt nhân còn tồn tại trong lõi ngôi sao sẽ khiến toàn bộ sao lùn đen nhanh chóng bị sắt hóa. Và khi đã quá ngộp thở bởi sắt, nó sẽ lại bùng nổ thành siêu tân tinh.
Các nhà khoa học cho biết trong một thời gian khoảng 10^1100 năm (tức 10 gắn với cái đuôi "nghìn tỉ" lặp lại 100 lần), các sao lùn đen sẽ đồng loạt được hình thành. Siêu tân tinh lùn đen cuối cùng sẽ xảy ra trong 10^32000 năm, và đó là điểm kết thúc của vũ trụ bởi sức mạnh từ các siêu tân tinh lùn đen thừa sức xé toạc vũ trụ.
Nhưng hẳn là chúng ta không phải bận tâm đến điều đó, vì khi đó Trái Đất và con người đã tuyệt diệt từ rất lâu.
Nghiên cứu vừa công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.
Vật thể bí ẩn trong va chạm vũ trụ Vào tháng Tám năm ngoái, các máy dò hấp dẫn LIGO và Virgo đã phát hiện tín hiệu được cho là xuất phát từ vụ va chạm lỗ đen và sao neutron. Hiện giờ, các nhà khoa học khẳng định tín hiệu đó và đặt cho nó cái tên là GW190814. Tuy nhiên, dường như sao neutron trong vụ va chạm vũ trụ...