Tín hiệu từ sự đứt quãng thỏa thuận đầu tư EU-Trung Quốc
Nhiều chuyên gia cho rằng việc Thỏa thuận toàn diện đầu tư EU-Trung Quốc bị tạm hoãn là dấu hiệu cho thấy Lục địa già đang nghi ngại Bắc Kinh.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tham gia hội nghị trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters
Tờ Politico (Mỹ) đưa tin đàm phán giữa Ủy viên cấp cao EU phụ trách Thương mại Valdis Dombrovskis và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc được lên lịch trình vào sáng 22/12 đã bị hủy. Đại sứ các nước thành viên EU nhóm họp vào chiều 22/12 còn loại đàm phán về Thỏa thuận toàn diện đầu tư EU-Trung Quốc khỏi lịch trình của họ.
Bên cạnh đó, chủ trương từ chính quyền Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden được cho sẽ tác động đến đàm phán về Thỏa thuận toàn diện đầu tư EU-Trung Quốc. Khi đề cập đến thỏa thuận này, ông Jake Sullivan – nhân vật được Tổng thống đắc cử Joe Biden lựa chọn cho chiếc ghế cố vấn an ninh quốc gia, đã đề cập “sớm tư vấn các đồng minh châu Âu của chúng ta về lo ngại chung với thực tiễn kinh tế Trung Quốc”.
Nội bộ EU cũng lên tiếng cảnh báo. Ngoại trưởng Ba Lan Zbigniew Rau tối 22/12 đăng trên mạng xã hội Twitter: “Chúng ta cần thêm minh bạch và bàn bạc để đồng quan điểm với các đồng minh bên kia Đại Tây Dương. Một thỏa thuận cân bằng và tốt sẽ hiệu quả hơn thỏa thuận còn sơ khai”.
Video đang HOT
Tờ Newsweek trong khi đó đánh giá số phận của thỏa thuận đầu tư EU-Trung Quốc là dấu hiệu sớm của tình trạng căng thẳng trong những năm tới, liên quan đến nhiều vấn đề từ thương mại đến quy định công nghệ, biến đổi khí hậu…
Trong nhiều năm, châu Âu tìm cách tiếp cận mạnh mẽ hơn vào thị trưởng được kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc. Đàm phán về Thỏa thuận toàn diện đầu tư EU-Trung Quốc được khởi động từ năm 2014 với tiến trình khá chậm rãi. Nhưng đến nửa cuối 2020 khi Đức nhận chiếc ghế chủ tịch EU trong 6 tháng, Berlin đã đẩy mạnh việc hoàn thiện thỏa thuận.
Newsweek cho rằng Bắc Kinh đang muốn hành động trước viễn cảnh ông Joe Biden bước vào Nhà Trắng và bắt tay EU đối trọng với Trung Quốc. Trong tháng 12 này, các nhà ngoại giao Trung Quốc tự tin rằng một thỏa thuận có thể đạt được trước năm mới.
Ngày 21/12, Ngoại trưởng Vương Nghị gặp gỡ đại sứ các quốc gia châu Âu tại Bắc Kinh. Trong sự kiện này ông nói: “Hy vọng Trung Quốc và châu Âu có thể đạt được nhất trí trong Thỏa thuận toàn diện đầu tư EU-Trung Quốc”.
Tuy nhiên, chưa thể xác định được chiến lược của Bắc Kinh có tác dụng hay không. Đạt được thỏa thuận này sẽ được coi là chiến thắng ngoại giao cho Trung Quốc. Nhưng tiến trình bị trì hoãn còn được coi là biểu hiện cho rắc rối trước mặt trong mối quan hệ EU-Trung Quốc.
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 24/12 đánh tiếng rằng EU cần cân nhắc về quan ngại của Bắc Kinh. Bộ này nhấn mạnh: “Thỏa thuận đầu tư EU-Trung Quốc hướng tới mục tiêu cung cấp thêm cơ hội đầu tư cho hai phía nhưng để đạt được thỏa thuận cần nỗ lực chung cần thiết và có thỏa hiệp”.
Quan hệ Trung Quốc Australia "u ám" sau thông tin Australia sẽ kiện Trung Quốc lên WTO
Thời gian gần đây, quan hệ Trung Quốc - Australia trở nên căng thẳng sau khi nhiều mặt hàng của Australia bị gánh thuế cao hoặc chịu một số hình thức gián đoạn.
Chiều 16/12, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trước thông tin Australia sẽ kiện Trung Quốc lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) do áp thuế chống bán giá phá và thuế chống trợ cấp đối với lúa mạch của Australia, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, Australia nên nhìn nhận "nghiêm túc" đối với các vấn đề mà phía Trung Quốc quan tâm, đồng thời thay đổi cách đối xử kỳ thị với doanh nghiệp Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc)
Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn Uông Văn Bân cho biết, ông này và các đồng nghiệp của mình đã nhiều lần bày tỏ thái độ nhất quán về lập trường của Trung Quốc, các thông tin cụ thể về vụ kiện sẽ do ban ngành chủ quản của Trung Quốc giải đáp.
Nhiều khả năng, trong ít ngày tới, Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ có phản ứng về vụ kiện của phía Australia. Trước đó, hôm 3/12 vừa qua, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho biết, việc Trung Quốc áp thuế chống bán giá phá và thuế chống trợ cấp đối với lúa mạch của Australia căn cứ trên các yêu cầu của các ngành nghề có liên quan của Trung Quốc, trên cơ sở đảm bảo quyền lợi đầy đủ các của các bên. Trung Quốc khẳng định, quá trình lập án, điều tra, và ra quyết định đều dựa trên luật pháp có liên quan của nước này.
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham cho hay, Australia sẽ kiện Trung Quốc lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) do nước này áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với lúa mạch nhập khẩu từ Australia. Hồi tháng 5 vừa qua, Trung Quốc thông qua áp thuế 80,5% đối với mặt hàng lúa mạch nhập khẩu từ Australia với lý do phá giá và gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp của nước này. Quyết định có hiệu lực từ ngày 19/5 và kéo dài trong vòng 5 năm.
Thời gian gần đây, quan hệ Trung Quốc - Australia trở nên căng thẳng sau khi nhiều mặt hàng của Australia bị gánh thuế cao hoặc chịu một số hình thức gián đoạn như lúa mạch, thịt bò, than, đồng, bông, tôm hùm, đường, gỗ, rượu, lúa mạch... Phía Australia cho biết, nhiều lần kêu gọi Trung Quốc đối thoại nhưng đều vấp phải sự im lặng của phía Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, việc áp thuế lên hàng hóa Australia là phù hợp với quy định quốc tế và pháp luật Trung Quốc, đồng thời là sự thể hiện trách nhiệm của các bộ ngành Trung Quốc đối với người tiêu dùng nước này. Trung Quốc cũng khẳng định, Australia nên từ bỏ vai diễn "người bị hại" khi đưa ra 3 dẫn chứng nhằm phản bác các chỉ trích của phía Australia.
Thứ nhất , từ năm 2018 trở lại đây, phía Australia đã từ chối hàng chục dự án đầu tư của Trung Quốc tại Australia với lý do "an ninh quốc gia". Cụ thể, trong nửa đầu năm nay, chính phủ Australia hai lần sửa đổi Luật đầu tư đối với doanh nghiệp nước ngoài, viện lý do "xem xét các yếu tố an ninh quốc gia" mà từ chối doanh nghiệp Trung Quốc. Thứ hai , chính phủ Australia cấm doanh nghiệp Huawei của Trung Quốc tham gia xây dựng 5G tại nước này mà không có lý do chính đáng và cuối cùng là tính đến thời điểm hiện tại, phía Australia đã 106 lần áp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp lên hàng hóa Trung Quốc, trong khi đó Trung Quốc chỉ mới tiến hành 4 lần áp dụng các hình thức tương tự lên hàng hóa của Australia.
Động thái mới nhất nhằm về phía nhau khiến quan hệ Trung Quốc và Australia tiếp tục "u ám" trong năm 2020, các chuyên gia dự đoán thời gian tới, chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison sẽ phải đối mặt với những "áp lực" cực lớn khi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Australia kể từ năm 2016, với khoảng 32,6% hàng hóa xuất khẩu của Australia có điểm đến là Trung Quốc./.
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với rượu vang nhập khẩu từ Australia Theo hãng tin AFP (Pháp) và Reuters (Anh), ngày 27/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với rượu vang nhập khẩu từ Australia. Bộ trưởng Nông nghiệp Australia đã bày tỏ thất vọng trước động thái của Trung Quốc và khẳng định sẽ bảo vệ mạnh mẽ ngành rượu vang của nước này. Diễn...