Tín hiệu tốt từ Trung Quốc nới lỏng chống dịch
Sau gần ba năm kiên trì với chính sách Zero COVID, Trung Quốc trong tuần này tiếp tục công bố nới lỏng các biện pháp chống dịch.
Động thái của quốc gia đóng vai trò mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu khiến thế giới lạc quan.
Người dân đi tàu điện ngầm trong giờ cao điểm ở Bắc Kinh ngày 9-12, sau khi Trung Quốc nới lỏng chống dịch – Ảnh: REUTERS
“Chúng tôi rất hoan nghênh các hành động quyết đoán của chính quyền Trung Quốc trong việc điều chỉnh lại chính sách về dịch COVID-19 nhằm tạo động lực tốt hơn cho sự phục hồi tăng trưởng ở Trung Quốc” – Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva
Hãng tin Reuters cho biết tại các thành phố, nhịp sống đang dần trở lại dù người dân vẫn còn e ngại và các doanh nghiệp cũng đang quan sát tác động của việc nới lỏng chống dịch. Việc tìm kiếm thông tin du lịch cũng tăng mạnh.
Kỳ vọng khôi phục chuỗi cung ứng toàn cầu
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ phối hợp tốt hơn giữa phòng chống dịch và phát triển xã hội, giữ vững trật tự sản xuất và sinh hoạt”, báo South China Morning Post dẫn lời Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói ngày 8-12 với nhận định kinh tế nước này sẽ tăng tốc trở lại sau các điều chỉnh mới.
Các tín hiệu từ Trung Quốc khiến thị trường toàn cầu lạc quan hơn, trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo sẽ đối mặt với viễn cảnh u ám hơn trong năm sau với tăng trưởng tiếp tục giảm.
Các nhà phân tích hy vọng việc nới lỏng các biện pháp chống dịch của Bắc Kinh sẽ giúp khôi phục chuỗi cung ứng toàn cầu và từ đó kiềm chế lạm phát. “Nếu lạm phát giảm xuống, FED (Cục Dự trữ liên bang Mỹ) có thể tạm dừng tăng lãi suất”, Tim Ghriskey, chiến lược gia trưởng về đầu tư của tổ chức Inverness Counsel ở New York, nói về việc FED tăng lãi suất liên tục trong năm qua.
Trước mắt chuỗi cung ứng được nối lại có thể đẩy giá vận chuyển giảm mạnh trong vài tháng tới. Ngày 8-12, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng nói rằng nút thắt chuỗi cung ứng được gỡ bỏ có thể giúp nền kinh tế lớn nhất thế giới tránh được suy thoái.
“Sự thể hiện của Trung Quốc quan trọng không chỉ đối với Trung Quốc, mà còn đối với nền kinh tế thế giới”, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva phát biểu tại cuộc họp báo với lãnh đạo các tổ chức kinh tế lớn ngày 9-12. Trước đó, IMF ước tính GDP của Trung Quốc sẽ tăng 3,2% trong năm nay và 4,4% vào năm 2023.
Cửa khẩu Việt – Trung nhộn nhịp trở lại
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 9-12, ông Hoàng Khánh Duy, phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, cho biết từ tháng 11 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở cửa khẩu hai nước khá thuận lợi nhờ phía Trung Quốc nới lỏng các biện pháp chống dịch.
“Mỗi ngày trung bình khoảng 900 xe, những ngày gần đây lên tới 1.000 xe được thông quan, trong đó phía Việt Nam vào khoảng 400 – 550 xe. Hàng hóa tồn trong ngày rất ít.
Như hôm 8-12, tại các cửa khẩu của Lạng Sơn chỉ còn gần 200 xe, các xe này lên vào chiều tối nên không kịp thông quan và sẽ được thông quan trong ngày hôm sau”, ông Duy nói và cho biết so với thời điểm đầu năm nay, năng lực thông quan hiện nay đã tăng gấp 3 – 4 lần.
Ông Duy cũng cho biết từ ngày 12-12 Trung Quốc tiếp tục nới lỏng điều kiện giao nhận hàng hóa ở cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. “Trước đây hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải dùng dịch vụ đầu kéo chuyên trách của Việt Nam kéo sang Trung Quốc để giao hàng.
Nhưng hiện nay phía bạn đã đồng ý cho đầu kéo và lái xe của Trung Quốc sang Việt Nam kéo hàng hóa về. Việc nới lỏng điều kiện này giúp mỗi chuyến hàng giảm được 3 triệu đồng tiền dịch vụ”, ông Duy chia sẻ.
Ông Duy thông tin thêm sang năm 2023, Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn cũng lên kế hoạch đàm phán với phía bạn khôi phục một số cửa khẩu phụ đã đóng cửa lâu như Na Hình, Bình Nghi, Pò Nhùng.
Theo Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, từ ngày 1 đến 7-12, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thông quan qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh trong tuần tăng 2,9% so với tuần trước.
Nguồn: REUTERS, NHC – Dữ liệu: TRẦN PHƯƠNG – Đồ họa: TẤN ĐẠT
Khó khăn khắc phục sự cố tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng
Thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, ngày 10/5, Cửa khẩu quốc tế ga Đồng Đăng không phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu do mưa lớn vào tối 9/5 và sáng 10/5 làm ảnh hưởng đến hệ thống đường sắt của hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Nền đường sắt bị nước lũ xói mạnh sâu chỉ còn ray và tà vẹt trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn ngày 11/5/2022. Ảnh: TTXVN phát
Để bảo đảm lưu thông, ngành đường sắt tổ chức huy động các phương tiện, thiết bị, nhân lực khẩn trương khắc phục sự cố. Tuy nhiên, theo các công nhân đang làm việc tại đây, việc khắc phục sự cố đang gặp khó khăn nhất định về địa hình. Đặc biệt, tạo lại mặt nền đường sắt hoàn toàn phải làm thủ công nên phải mất nhiều ngày để xử lý sự cố, trong khi có thể mưa to trở lại.
Ông Phạm Đức Khái, Trưởng ga liên vận quốc tế Đồng Đăng cho biết, ngày 11/5, ga vẫn phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể, xuất khẩu 70 toa và nhập khẩu 70 toa hàng hóa. Số toa xuất khẩu là số lưu lại ga trước khi mưa lũ, còn số toa đã nhập khẩu vẫn phải lưu lại ga chờ khắc phục xong sự cố đường sắt mới có thể về tuyến dưới. Hiện các đơn vị vận tải đường sắt đã thông báo đến các thương nhân, doanh nghiệp, đơn vị về sự cố do mưa lũ để chủ động trong giao thương hàng hóa.
Trước đó. mưa lớn đã gây xói mòn nhiều điểm nền đường sắt từ ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) đi các tỉnh miền xuôi. Đặc biệt, tại địa phận xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, nước lũ lớn chảy siết đã cuốn trôi hoàn toàn một đoạn nền đường sắt dài 30m, chỉ còn trơ lại đường ray và tà vẹt; nền đường sắt bị nước lũ xói mạnh sâu vào bên trong tạo hàm ếch lớn. Đây là điểm sự cố chính khiến giao thông đường sắt từ ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) đi tỉnh Bắc Giang và các tỉnh miền xuôi bị tê liệt.
Lạng Sơn thúc đẩy thông quan qua thiết lập 'vùng xanh' tại cửa khẩu Thời gian qua, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, các sở, ban, ngành liên quan, các lực lượng chức năng của tỉnh Lạng Sơn luôn nỗ lực trao đổi, hội đàm với phía Quảng Tây, Trung Quốc và triển khai các giải pháp khác nhằm thúc đẩy năng lực thông quan và thực hiện thí điểm...