Tín hiệu tích cực về thỏa thuận trao trả con tin tại Gaza
Ngày 29/11, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết các điều kiện đảm bảo cho thỏa thuận tiềm năng trao trả con tin tại Gaza đã được cải thiện đáng kể.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Gaza ngày 5/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh Channel 14, ông Netanyahu cho biết: “Tôi nghĩ các điều kiện đã thay đổi theo chiều hướng tốt hơn rất nhiều”. Tuy nhiên, Thủ tướng Israel không nêu thông tin cụ thể.
Trong bối cảnh Israel đối mặt với những cáo buộc ngăn hàng viện trợ tiếp cận Gaza, quân đội nước này cùng ngày 28/11 đã cho giới truyền thông thấy hoạt động viện trợ đến vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine thông qua cửa khẩu Kerem Shalom.
Trong chuyến thăm đầu tiên của giới truyền thông tới cửa khẩu Kerem Shalom phía Gaza, cửa khẩu quan trọng nhất cho hoạt động viện trợ nhân đạo, các phóng viên đã thấy những chiếc xe tải chở hàng viện trợ chủ yếu từ Ai Cập, Jordan, Bờ Tây và chính Israel, cũng như các tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Rahma Worldwide và World Food Kitchen. Công tác phân phối hàng viện trợ do các cơ quan viện trợ quốc tế điều phối.
Video đang HOT
Đại tá Abdullah Halabi, người đứng đầu cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng Israel phụ trách các vấn đề dân sự tại các vùng lãnh thổ của Palestine, thông báo trong ngày 28/11, hơn 800 xe tải đang chờ cộng đồng quốc tế tiếp nhận và chuyển đến người dân ở Gaza. Hàng hóa thường phải chờ ở Kerem Shalom phía Gaza, cửa khẩu tại cực Nam của Israel, trong nhiều tháng.
Các cơ quan viện trợ, đặc biệt là Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc dành cho Người tị nạn Palestine (UNRWA), cáo buộc chính quyền Israel ngăn xe tải viện trợ cho Gaza.
Ông Halabi bác bỏ điều trên và khẳng định không hạn chế xe tải hay lượng hàng viện trợ được phép vào Gaza. Phía Israel nhấn mạnh mọi hàng viện trợ cho Gaza phải được quân đội Israel kiểm tra trước khi vào vùng lãnh thổ này.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo tình trạng thiếu thuốc men, thực phẩm, nơi trú ẩn và nhiên liệu trầm trọng tại Gaza, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc. Thông tin này trên được đưa ra sau khi WHO và các đối tác trong tuần này thực hiện chuyến công tác 3 ngày tới khu vực phía Bắc Gaza.
Phát biểu tại trụ sở của WHO ở Geneva, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng cho biết 90% những người phải sơ tán từ khi xung đột giữa Israel-Hamas nổ ra vào tháng 10/2023 vẫn đang tạm trú trong các lều trại. Điều này khiến họ có nguy cơ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và các bệnh khác, trong khi thời tiết lạnh giá, mưa và lũ lụt được dự báo sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực phía Bắc bị phong tỏa, nơi nạn đói đang “rình rập”.
Theo đó, WHO kêu gọi Israel cho phép thêm hàng viện trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nhân đạo tại Gaza.
Sơ tán trên 100 bệnh nhân khỏi Gaza
Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Gaza, ông Rik Peeperkorn cho biết trên 100 bệnh nhân, trong đó có trẻ em đang trải qua sang chấn tinh thần và mắc những căn bệnh mãn tính, sẽ được sơ tán khỏi Gaza trong ngày 5/11.
Đây là đợt di dời bệnh nhân hiếm hoi khỏi vùng lãnh thổ này.
Nạn nhân bị thương trong cuộc không kích của Israel được điều trị tại bệnh viện Al-Shifa ở Gaza ngày 5/11/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Peeperkorn cho biết WHO đã nhiều lần kêu gọi sơ tán bệnh nhân khỏi Gaza và hiện khoảng 12.000 người vẫn đang chờ được sơ tán.
Theo ông Peeperkorn, bệnh nhân sẽ được đưa đi trên một đoàn xe lớn qua cửa khẩu Kerem Shalom giữa Gaza với Israel, trước khi được lên máy bay đến Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và sau đó được đưa tới Romania chữa bệnh.
Trong diễn biến khác, Ai Cập đã phản đối mạnh mẽ quyết định của Israel cấm Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) hoạt động trên lãnh thổ Israel, nhấn mạnh rằng đây là quyết định "coi thường" LHQ, các cơ quan của LHQ và cộng đồng quốc tế.
Ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Israel cho biết nước này đã chính thức thông báo về việc chấm dứt quan hệ với UNRWA sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua dự luật cấm UNRWA hoạt động trên lãnh thổ nước này.
Tuyên bố trên Facebook ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Ai Cập nêu rõ động thái này là "diễn biến nguy hiểm" nhằm hủy hoại cuộc đấu tranh của người Palestine, đặc biệt là vấn đề người tị nạn và quyền trở về của họ. Tuyên bố cũng cho rằng quyết định của Israel "vi phạm luật quốc tế và luật nhân đạo quốc tế".
Ai Cập cũng cảnh báo "những hậu quả nghiêm trọng đối với dân thường vô tội Palestine", đồng thời nhấn mạnh quyết định của Israel có thể dẫn tới "sự sụp đổ hoàn toàn các nỗ lực và hoạt động nhân đạo có ý nghĩa sống còn" mà UNRWA cung cấp.
Mưa lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân Gaza tại khu vực di tản Ngày 25/11, mưa lớn đã làm ngập các lều trại tạm trú của người Palestine trên khắp Dải Gaza, đẩy cộng đồng vốn đã bị tàn phá bởi chiến tranh càng thêm khốn khổ trong mùa Đông, khi lực lượng Israel tiếp tục tăng cường không kích vào khu vực. Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel tại Dải Gaza. Ảnh...