Tín hiệu thúc đẩy trật tự thế giới mới trong 100 ngày đầu tiên của Tổng thống Trump
Từ khẳng định quyền lực ở Tây bán cầu, điều chỉnh cam kết tại châu Âu, Trung Đông, đến linh hoạt quan hệ với Trung Quốc và Nga, ông Trump đang tái định hình trật tự địa chính trị toàn cầu, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn.
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tại lễ nhậm chức ở Washington, D.C., ngày 20/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nhận định của Giáo sư An ninh Quốc tế Stefan Wolff tại Đại học Birmingham với báo The Conversation mới đây, sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Donald Trump được giới chuyên gia nhận định như một bước ngoặt quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Với phong cách ngoại giao mạnh mẽ và không theo quy tắc truyền thống, ông Trump đang định hình lại trật tự địa chính trị toàn cầu.
Chiến lược tái định vị quyền lực
Trong 100 ngày đầu tiên, Tổng thống Trump tỏ rõ ý định thu hẹp cam kết của Mỹ tại một số khu vực, đồng thời tăng cường ảnh hưởng tại các địa bàn then chốt. Điều này thể hiện rõ qua ba trọng tâm chính:
Thứ nhất, khẳng định quyền lực tại Tây bán cầu: Tổng thống Trump tập trung vào việc tăng cường sự thống trị của Mỹ tại châu Mỹ. Các động thái như đề xuất mua lại Greenland, đ.e dọ.a can thiệp vào Canada và Kênh đào Panama cho thấy ông Trump sẵn sàng sử dụng cả các biện pháp ngoại giao cứng rắn và kinh tế để mở rộng ảnh hưởng.
Thứ hai, thu hẹp cam kết tại châu Âu và Trung Đông: Tổng thống Trump tiếp tục chính sách yêu cầu các đồng minh NATO tăng chi tiêu quốc phòng. Hiện tại, Washington đang gánh 68% tổng chi tiêu của NATO, so với 28% của các nước châu Âu.
Video đang HOT
Ở Trung Đông, chiến lược của ông Trump tập trung vào việc làm trung gian cho các thỏa thuận mà vẫn bảo vệ lợi ích của Mỹ. Thỏa thuận ngừng bắ.n giữa Israel và Hamas, cùng tiềm năng bình thường hóa quan hệ Israel – Saudi Arabia, là những ví dụ điển hình.
Thứ ba, quan hệ với Trung Quốc và Nga: Ông Trump thể hiện sự linh hoạt trong quan hệ với Trung Quốc. Ông vừa sử dụng giọng điệu cứng rắn, vừa mở ra khả năng đàm phán. Việc mời Phó Chủ tịch Trung Quốc Hàn Chính (Han Zheng) tham dự lễ nhậm chức là một tín hiệu ngoại giao đáng chú ý. Đối với Nga, ông Trump hứa hẹn một thỏa thuận chấm dứt xung đột tại Ukraine, với mục tiêu giải phóng nguồn lực để tập trung vào việc kiềm chế Trung Quốc.
Tuy nhiên, chiến lược của Tổng thống Trump không phải không có rủi ro: Sự không chắc chắn và khả năng gây bất ổn trong quan hệ quốc tế luôn hiện hữu. Tỷ phú Elon Musk, một đồng minh thân cận của ông Trump, thậm chí còn công khai ủng hộ việc thay đổi chính phủ tại Anh và Đức, cho thấy một xu hướng toàn cầu hóa chủ nghĩa dân túy đang dần hình thành.
Giáo sư Wolff lưu ý, với việc đảng Cộng hòa kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện, ông Trump có đủ quyền lực để thực thi các chính sách của mình. Nhiệm kỳ này có thể là nhiệm kỳ cuối cùng của ông Trump và tân Tổng thống Mỹ dường như đang quyết tâm để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lịch sử ngoại giao.
'Sức khỏe' nền kinh tế Mỹ và lá phiếu cử tri
Nước Mỹ đang giữa mùa bầu cử, bên cạnh các vấn đề an sinh xã hội hay chính sách đối ngoại, tình hình kinh tế chính là một trong những yếu tố được cử tri quan tâm nhất, có thể tác động trực tiếp tới kết quả bầu cử tháng 11 tới.
Người tiêu dùng chọn mua hàng tại siêu thị ở California, Mỹ, ngày 15/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 29/5, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã công bố tài liệu chuyên sâu có tên là Sách Beige, trong đó đán.h giá nền kinh tế số một thế giới tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng, song rủi ro suy thoái vẫn còn; tăng trưởng không đồng đều tại các khu vực, chi tiêu bán lẻ không đổi cho thấy người tiêu dùng Mỹ vẫn khá thận trọng trong bối cảnh lạm phát chưa hạ nhiệt sâu.
Theo tài liệu này, kinh tế Mỹ thời gian qua chứng kiến chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ, tăng trưởng tiề.n lương ở mức trung bình và về ngang mức trước đại dịch COVID-19. Thị trường bất động sản cũng chững lại và không có nhiều biến động do lo ngại về nguồn cung, điều kiện tín dụng thắt chặt và chi phí đi vay vẫn ở mức cao. Về tổng thể, Fed ghi nhận nền kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng nhưng thiếu chắc chắn và nguy cơ suy thoái lớn hơn. Với số liệu mới nhất được Fed công bố trong sách Beige tháng 5, Công cụ FedWatch của CME Group dự báo có tới 99,1% ngân hàng trung ương Mỹ sẽ giữ nguyên lãi suất cơ bản sau cuộc họp chính sách tháng 6 tới.
Theo số liệu công bố ngày 30/5 của Bộ Thương mại Mỹ, nền kinh tế số một thế giới chỉ đạt mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 1,3% trong quý I của năm bầu cử, tức là dưới mức dự báo 1,6% đưa ra hồi đầu năm.
Trong bối cảnh ngày bầu cử đang tới gần, các số liệu kinh tế mới rõ ràng là một tin không vui với đương kim Tổng thống Joe Biden, người đang quyết tâm một lần nữa đán.h bại ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump để tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ 4 năm.
Theo một điều tra của tổ chức chính trị xã hội Apsapreprints, hiệu quả điều hành kinh tế luôn là một trong những yếu tố tác động mạnh nhất tới quyết định của cử tri trong tất cả 17 cuộc bầu cử tại Mỹ giai đoạn 1956 - 2020. Giới chuyên gia đán.h giá điều này phù hợp với "văn hóa bầu cử Mỹ", nơi cử tri thường quan tâm nhiều hơn tới những vấn đề liên quan tới lợi ích sát sườn của họ.
Chuyên gia phân tích kinh tế chính trị Larry Bartels thuộc Đại học Vanderbilt cho rằng kinh tế có ý nghĩa quan trọng, một nền kinh tế mạnh và tăng trưởng sẽ tạo lợi thế rất lớn cho ứng cử viên là tổng thống đương nhiệm. Ngược lại, một nền kinh tế yếu trong năm bầu cử sẽ mang lại nhiều hy vọng và cơ hội cho ứng cử viên thách thức.
Nhìn lại cuộc bầu cử năm 1992, đương kim Tổng thống George H.W Bush (Bush cha) đã thất bại trước ứng cử viên đảng Dân chủ Bill Clinton trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ khi đó chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục, kinh tế trì trệ và tăng trưởng tiề.n lương "giậm chân tại chỗ" kéo dài tới sát ngày bỏ phiếu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Các kết quả thăm dò mới nhất được tiến hành song song với thời điểm Fed công bố sách Beige cũng không có lợi cho Tổng thống Biden. Theo thăm dò của Finacial Times, lạm phát cao và kinh tế không tăng trưởng như kỳ vọng đang khiến nhiều cử tri quay lưng với ông Biden, với 80% số người được hỏi nói rằng giá cả leo thang đang là thách thức tài chính lớn nhất mà họ phải đối mặt; 58% cử tri không tán thành cách Tổng thống Biden điều hành nền kinh tế và chỉ có 28% cử tri cho rằng ông Biden đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế Mỹ. Cử tri đổ lỗi cho chính quyền hiện nay làm giá tiêu dùng, nhất là các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu và thực phẩm, leo thang.
Trong bối cảnh đó, trong vai "người thách đấu", ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump có vẻ là người hưởng lợi. Giới chuyên gia kinh tế cho rằng nếu kinh tế từ nay tới ngày bầu cử không khởi sắc và đạt mức tăng trưởng ổn định, ông Trump sẽ có ưu thế lớn hơn Tổng thống đương nhiệm Biden.
Thăm dò dư luận do CNN thực hiện ngay sau khi Fed công bố sách Beige cho hay lạm phát cao và thị trường việc làm ảm đạm đã khiến nhóm cử tri trẻ tuổ.i và có bằng cấp "quay xe" chuyển sang ủng hộ ông Trump. Thăm dò chung của New York Times/Sienna cũng cho kết quả tương tự khi 46% cử tri độ tuổ.i từ 18-29 cho biết họ sẽ bầu cho ông Trump, chỉ 43% nói rằng họ vẫn chọn đương kim Tổng thống Biden. Đây là thông tin đáng báo động với đội ngũ tranh cử của ông Biden do ứng cử viên này từng giành số phiếu áp đảo gần như tuyệt đối của nhóm cử tri trẻ tuổ.i trong cuộc bầu cử năm 2020 và bỏ xa đối thủ Trump tới 24%.
Bà Annie Rogers, một chuyên gia phân tích phát triển kinh doanh làm việc tại New York, cho rằng cử tri Mỹ quan tâm nhất vấn đề kinh tế; tăng lương và thị trường việc làm khởi sắc luôn có sức hút đặc biệt đối với các cử tri trẻ.
Tuy nhiên, trung tâm kinh tế A. Gary Anderson Center cho rằng nền kinh tế Mỹ vẫn có nhiều điểm sáng và không ít cử tri Mỹ tiếp tục đặt niềm tin vào đường lối kinh tế của chính quyền Tổng thống Biden. Trên thực tế, dù không tăng trưởng ấn tượng, song Mỹ đã tránh được vòng xoáy suy thoái mới, kinh tế phục hồi ấn tượng sau "cơn bão" đại dịch COVID-19.
Từ nay tới ngày bầu cử 5/11 là giai đoạn nước rút nhạy cảm, nếu Tổng thống Biden kịp thời triển khai những điều chỉnh hiệu quả để giảm lạm phát, cải thiện thị trường việc làm... thì đó sẽ là "cú bứt phá" ngoạn mục, có thể mang tính quyết định tới kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
WSJ: Tổng thống Trump chỉ thị đặc phái viên chấm dứt xung đột Ukraine trong 100 ngày Ngày 22/1, hãng thông tấn TASS dẫn nguồn báo chí Mỹ đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giao nhiệm vụ cho đặc phái viên về Ukraine, ông Keith Kellogg, phải chấm dứt xung đột tại quốc gia này trong vòng 100 ngày. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: REUTERS/TTXVN Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), động thái này thể hiện mong...