Tín hiệu đằng sau quy định thương mại mới của Trung Quốc
Bộ Thương mại Mỹ nhấn mạnh các quy định mới nhằm bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, cũng như bảo vệ quyền của các công dân và thực thể Trung Quốc.
Một gian hàng của Huawei trưng bày tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng 2020 tại Las Vegas (Mỹ). Ảnh: AFP
Theo tờ New York Times, ngày 9/1, Bộ Thương mại Trung Quốc ban hành các quy định mới, cho phép trừng phạt bất kỳ công ty nước ngoài nào tuân thủ các lệnh trừng phạt của Washington, hạn chế công việc kinh doanh với các công ty Trung Quốc.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết các quy định trên có hiệu lực ngay lập tức, nhằm chống lại các “lệnh cấm hoặc hạn chế một cách vô cớ” đối với cá nhân hoặc thực thể kinh doanh ở Trung Quốc.
Mặc dù các quan chức Trung Quốc không nêu tên bất kỳ quốc gia cụ thể nào, nhưng các quy định mới này có khả năng khiến các công ty toàn cầu bị “mắc kẹt” cuộc chiến kinh tế đang diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh. Các quy định này cũng được cho là gửi tín hiệu đến chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Joe Biden – người có quyền quyết định xem có duy trì các lệnh trừng phạt của người tiền nhiệm Donald Trump đối với các doanh nghiệp Trung Quốc hay không.
Video đang HOT
“Điều này về cơ bản sẽ buộc nhiều công ty lớn phải lựa chọn, khi họ quyết định tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ hoặc các quy định của Trung Quốc, họ sẽ mất thị trường còn lại”, Henry Gao – Giáo sư luật chuyên về thương mại quốc tế thuộc Đại học Quản lý Singapore giải thích.
Tuy nhiên, trong quy định mới, Bộ Thương mại Trung Quốc vẫn chừa đường lui cho các công ty nước ngoài. Các công ty nước ngoài có thể xin Bộ Thương mại Trung Quốc quyền miễn trừ để vẫn tuân thủ các lệnh cấm của Mỹ. Bên cạnh đó, các quy định mới ban hành cũng có phần chưa rõ ràng. Các quan chức Trung Quốc cần thành lập một cơ quan liên ngành để xác định những hạn chế hay lệnh cấm nước ngoài nào thuộc phạm vi được nêu ra trong quy định.
Mặc dù vậy, đây vẫn là một mối đe dọa đối với các công ty lớn của Mỹ làm ăn với Trung Quốc. Bắc Kinh hy vọng với những quy định này, các công ty lớn của Mỹ sẽ gây sức ép lên Tổng thống đắc cử Biden và nới lỏng các hạn chế đối với công ty Trung Quốc.
“Trung Quốc muốn ngăn chính quyền Mỹ mới hành động như chính quyền của Tổng thống Trump”, Giáo sư Gao nhận định.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, các doanh nghiệp Trung Quốc nhận thấy khả năng tiếp cận thị trường Mỹ ngày càng hạn chế. Chính quyền đã cấm các công ty trên khắp thế giới sử dụng phần mềm hoặc máy móc của Mỹ để sản xuất chip do Huawei thiết kế. Đầu tuần trước, dưới sức ép của chính quyền Tổng thống Trump, Sở Giao dịch Chứng khoán New York đã hủy niêm yết đối với ba công ty viễn thông nhà nước lớn của Trung Quốc.
Mỹ tố Trung Quốc sử dụng cáp dưới biển cho mục đích gián điệp
Mỹ lo ngại Trung Quốc có thể sử dụng cáp dữ liệu dưới đại dương để xâm phạm an ninh quốc gia ở các quốc đảo Thái Bình Dương, theo Express.
Mối lo ngại trên được đưa ra sau khi công ty Trung Quốc Huawei Marine - một chi nhánh của "gã khổng lồ" Huawei - công bố nỗ lực để giúp phát triển một dự án cáp internet mới dưới biển. Hai nguồn tin nói với Reuters rằng giá thầu của Huawei Marine thấp hơn tới "hơn 20%" so với các đối thủ khác trong dự án. Các nhà phân tích cho rằng công ty này đang ở thế mạnh để giành được hợp đồng phát triển ít nhất một phần của dự án.
Các quan chức ở Washington đã cảnh báo các quốc đảo ở Thái Bình Dương rằng, Huawei Marine sẽ bị Bắc Kinh yêu cầu "bắt tay" với các cơ quan tình báo của Trung Quốc, các nguồn tin cho biết thêm.
Việc phát triển mạng lưới cáp dưới biển - được gọi là dự án Cáp Đông Micronesia - chủ yếu sẽ liên quan đến việc thúc đẩy mạng lưới thông tin liên lạc của ba quốc đảo Thái Bình Dương - Nauru, Liên bang Micronesia (FSM) và Kiribati. Dự án được Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng hỗ trợ dự án này.
Tuy nhiên, dự án này được cho là cũng sẽ được liên kết với một cáp ngầm dưới biển có tên HANTRU-1 được sử dụng bởi chính phủ Mỹ cũng như căn cứ quân sự Guam ở Thái Bình Dương.
Chính phủ FSM nói rằng họ đang thảo luận với các đối tác song phương trong dự án và "một số đã đề cập nhu cầu đảm bảo cáp không ảnh hưởng đến an ninh khu vực".
Một phát ngôn viên chính phủ Nauru cho biết hồ sơ dự thầu đang được kiểm tra và các bên liên quan đang giải quyết "các vấn đề kỹ thuật, hành chính" để đảm bảo tiến độ dự án mà không cần trình bày chi tiết.
Trong khi đó, các nguồn tin cho biết Kiribati, quốc đảo thứ ba tham gia dự án, xem việc Huawei Marine tham gia đấu thầu là có lợi. Quốc đảo này năm ngoái cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để ủng hộ Trung Quốc. Chính phủ Kiribati hiện từ chối bình luận chính thức về vấn đề này.
Các công ty khác đã nộp hồ sơ dự thầu để phát triển dự án bao gồm công ty Alcatel Submarine Networks của Pháp và NEC của Nhật Bản.
Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi Mỹ thiết lập "nhóm bạn bè chung" ở châu Á-Thái Bình Dương Ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng, hai bên hoàn toàn có thể có "nhóm bạn bè chung", đồng thời hy vọng Washington không nhìn nhận sự ảnh hưởng của Bắc Kinh tại khu vực với "tư duy đối đầu". Phát biểu tại buổi giao lưu của Viện Nghiên cứu Chính sách mang tên Hiệp hội châu Á (Asia Society) của Mỹ tối qua...