Tin được không? Người ta rao bán cả túi nâng ngực đã qua sử dụng trên Facebook!
Đây quả thực là ý tưởng rất tồi, theo ý kiến của một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.
Bạn có thể có được bất cứ thứ gì trên chợ Facebook. Thậm chí, cả thứ mà bạn không bao giờ nghĩ rằng có thể khớp với bất cứ ngành nghề kinh doanh nào – một cặp túi nâng ngực đã qua sử dụng.
Hôm 28/5, Tammie Nichelle Huff ở San Antonio đã đăng bán trên Facebook một cặp túi nâng ngực cỡ D, có dùng qua, tình trạng vẫn tốt. Bài đăng này lập tức gây chấn động cư dân mạng và giới truyền thông. Huff sau đó không ngại công khai về mức độ “hot” mà mình đã tạo ra được với sản phẩm đăng bán “có một không hai” khi tiết lộ rằng, phóng viên đã nỗ lực liên lạc để phỏng vấn cô.
Không thể biết thực hư sự việc ra sao – liệu chỉ là một trò đùa vui hay thực sự Huff muốn bán túi nâng ngực đã qua sử dụng. Nhưng tạp chí Allure đã liên hệ với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Karen M. Horton với mong muốn có được quan điểm chuyên gia về việc bán túi nâng ngực đã dùng – dù chỉ là trong ý tưởng. Sau rốt, thậm chí có bình thường không nếu bệnh nhân được phép giữ lại túi nâng ngực sau khi đã được tháo ra từ ngực họ?
“Khi một bệnh nhân mua túi nâng ngực, về lý thuyết, nó thuộc quyền sở hữu của họ”, bác sĩ Horton giải thích về việc cần loại bỏ túi nâng ngực sau khi tháo ra. “Tuy nhiên, túi nâng ngực được coi là một dụng cụ y tế và chỉ được phép dùng cho một mục đích duy nhất, với một người duy nhất. Thi thoảng, tôi có đưa cho bệnh nhân túi nâng ngực vừa được loại bỏ khỏi ngực họ. Tôi thực sự nhắc họ rằng: ‘Đừng cố bán chúng trên mạng đấy nhé’ và giải thích, túi nâng ngực là dụng cụ y tế. Việc mua bán hoặc tái sử dụng chúng là phạm pháp. Bệnh nhân của tôi thì phì cười nhưng tôi thực sự nghiêm túc khi nhắc nhở chuyện này”.
Đó cũng chính là lý do Facebook đã chặn bài đăng bán túi nâng ngực của Huff với lý do cô đã vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Nhưng việc này không ngăn được thực tế là bộ túi nâng ngực vẫn có thể tìm ra một chủ nhân mới cho mình – rất hi vọng người đó không sử dụng sản phẩm vừa mua vào một mục đích nào khác ngoài dùng làm cái chặn giấy.
“Khi túi nâng ngực ở trong cơ thể, những vi khuẩn tự nhiên thông thường sống trong ngực có thể bám vào bề mặt túi và làm nhiễm khuẩn nó. Mặc dù có thể giặt rửa túi nâng ngực sau khi lấy ra, một màng sinh học vi khuẩn vẫn còn đó và sẽ cần phải áp dụng biện pháp giặt rửa chuyên dụng mới loại bỏ được lớp màng này”, bác sĩ Horton cho biết thêm. Chính vì vậy, việc cấy túi nâng ngực đã qua sử dụng vào cơ thể một người khác là không hề an toàn hay phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức.
Bác sĩ Horton nhấn mạnh: “Chỉ cần sử dụng bàn chải đánh răng của người khác thôi là đã thấy ‘kinh dị’ lắm rồi. Hãy tưởng tượng bạn sẽ hấp thu toàn bộ vi khuẩn nội tại trong cơ thể một người khác vào cơ thể mình thông qua một dụng cụ cấy ghép. Ngoài nguy cơ nhiễm trùng và co thắt túi (co bao) do phản ứng với vi khuẩn lạ, sử dụng túi nâng ngực đã qua sử dụng chỉ nghĩ đến thôi đã thấy rùng mình rồi”.
Theo Helino
Cô gái bức xúc tố bác sĩ thẩm mỹ: Chặt chém lại còn làm hư cả đôi mắt, đến ngủ cũng khó khăn
Gần đây, phẫu thuật thẩm mỹ đã không còn là trào lưu mà nó đã dần trở thành 1 điều bình thường, vì rất nhiều người lựa chọn phương pháp này để cải thiện vẻ bên ngoài của mình.
Dù vẫn có nhiều rủi ro và mạo hiểm vì tác động dao kéo đến cơ thể nhưng nhiều cô gái, chàng trai vẫn đặt lòng tin vào phẫu thuật thẩm mỹ nhưng không phải ai cũng có kết thúc có hậu.
Cô gái bóc phốt bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ
Mới đây, trên mạng xã hội đã lan truyền clip của 1 cô gái lên tiếng tố người bác sĩ đã phẫu thuật thẩm mỹ lỗi cho mình. Người bác sĩ mà cô gái nhắc đến trong clip có tên là Châu, vấn đề mà cô gặp phải đó là bị bác sĩ thẩm mỹ chặt chém tiền và sửa đôi mắt không thành công.
Không chỉ đôi làm đôi mắt trở nên xấu hơn mà theo như lời nói của cô gái thì đôi mắt đã trở nên tật nguyền, việc nhắm mắt khi ngủ trở nên vô cùng khó khăn. Cô gái không thể ngủ được, khi nhắm mắt luôn hở, đặc biệt là mắt phải. Và khi đó gió thổi vào mắt khiến cô gái vô cùng đau đớn, cô phải lấy áo để che mắt cho đỡ đau, dù luôn trong tình trạng buồn ngủ nhưng cô gái không thể ngủ được.
Không những thế, cô gái này còn nói vị bác sĩ Châu vu khống cho cô rằng mắt và mũi của cô gái này đã từng sửa hư và chỉ đến chỗ của ông để khắc phục. Tuy nhiên cô cam đoan rằng mình chưa bao giờ sửa và yêu cầu vị bác sĩ chịu trách nhiệm.
Phẫu thuật thẩm mỹ có phải là 1 phương pháp "liều ăn nhiều"?
Không ít người tiền mất tật mang, bỏ ra 1 đống tiền để rồi phẫu thuật hỏng, nhẹ thì không được đẹp, nặng hơn 1 chút là hư cả bộ phận thậm chứ nặng nhất là nguy hiểm đến tính mạng nhưng vì mong muốn bản thân được hoàn hảo hơn nên ai ai cũng muốn đi phẫu thuật thẩm mỹ dù biết rủi ro rất cao.
Nếu may mắn, có tìm hiểu, gặp được vị bác sĩ có tay nghề cao, bạn sẽ có 1 gương mặt ưng ý, nhưng ngược lại, bạn sẽ ân hận cả đời, tốn thêm tiền đi khắc phục hậu quả của lần thẩm mỹ trước. Nhưng vẫn phải liều, liều mới đẹp, có thể vị bác sĩ này làm cho người này với những bước đơn giản thì kết quả đẹp, rồi tiếng lành đồn xa nhưng khi đụng vào 1 ca khó thì kết quả lại thảm hại.
Bởi vậy khi quyết định bỏ tiền và mạo hiểm với nhan sắc tự nhiên của mình thì cần có quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá và lựa chọn nơi uy tín.
Không biết thực hư câu chuyện thế nào, không rõ danh tính của cô gái cũng như bác sĩ Châu kia là ai nhưng đây là 1 clip để cảnh tỉnh những ai đang có ý định đi phẫu thuật thẩm mỹ, đừng liều mình đánh đổi để rồi hối hận.
Nguồn clip: Anh em SG
Theo ohman
Người lính Hà Nội hiến giác mạc sau khi qua đời vì ung thư Thiếu tá Lê Văn Sáu 49 tuổi bị ung thư máu qua đời hôm 7/4 đã tặng giác mạc, mang lại ánh sáng cho hai người. Chiều 7/4, bác sĩ Nguyễn Hữu Hoàng, Giám đốc Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương nhận được cuộc điện thoại từ Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia, thông báo có một gia đình...