Tín dụng vượt chỉ tiêu, nợ xấu tiếp tục giảm
Tăng trưởng tín dụng vượt xa chỉ tiêu ban đầu, nợ xấu tiếp tục giảm xuống dưới mốc 3%…
Theo Ngân hàng Nhà nước, từ quý 1/2015, hệ thống không còn tồn tại hai số liệu nợ xấu (số liệu theo báo cáo của tổ chức tín dụng và số liệu theo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước).
Sáng 24/12, Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp báo về kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2015 và một số định hướng cho năm 2016.
Thông tin đưa ra tại họp báo cho biết, tính đến 21/12/2015, tín dụng đã tăng 17,17% so với đầu năm, cao hơn mức tăng cùng kỳ các năm 2011-2014 (bình quân khoảng 12,6%), và cao hơn chỉ tiêu dự kiến khoảng 13-15% đưa ra đầu năm nay.
Với diễn biến trên, Ngân hàng Nhà nước ước tính tăng trưởng tín dụng cả năm nay có thể đạt khoảng 18%.
Theo cơ quan điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng năm nay tăng cao hơn và đã hỗ trợ cho việc đạt tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu của cả năm 2015, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế, đi đôi với an toàn và chất lượng tín dụng.
Video đang HOT
Cụ thể, báo cáo cho biết, kể từ sau tháng 9/2015 (hạn cuối buộc các tổ chức tín dụng phải bán lại nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam – VAMC, gắn với mục tiêu giảm nợ xấu xuống dưới 3%), nợ xấu của hệ thống tiếp tục giảm trong tháng 10 và 11/2015.
Tháng 9/2015, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ở mức 2,93%, tháng 10 còn 2,91% và đến 30/11/2015 giảm còn 2,72%.
Theo Ngân hàng Nhà nước, từ quý 1/2015, hệ thống không còn tồn tại hai số liệu nợ xấu (số liệu theo báo cáo của tổ chức tín dụng và số liệu theo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước), và nợ xấu đã được minh bạch hơn.
Theo Đại biểu nhân dân
Đằng sau báo cáo lợi nhuận của các ngân hàng
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2015, 9 ngân hàng niêm yết đều báo cáo lãi mạnh. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là những khoản nợ có khả năng mất vốn lại chiếm tới hơn một nửa (57%) cùng mức tổng nợ xấu tại các ngân hàng niêm yết lên tới 19.992 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Lãi tăng mạnh
Trong tổng số 9 ngân hàng đã niêm yết, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có mức tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế (LNST) cao nhất đạt 4.513 tỷ đồng, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Lý do là một số hoạt động trong quý 3/2015 có thu nhập tốt hơn so với cùng kỳ năm trước đã có tác động tích cực đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Vừa được Moody's xếp hạng chỉ số sức mạnh tài chính cao và được xem là một trong những ngân hàng thương mại trụ cột của ngành và nền kinh tế Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) ghi nhận LNST đạt 4.461 tỷ đồng, tăng trưởng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, và đạt 78,4% so với kế hoạch đề ra nhờ thu nhập tăng mạnh.
Cũng là ngân hàng có lợi nhuận cao trong 9 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đạt 3.635 tỷ đồng LNST, tăng 11,1% so với cùng kỳ.
Nợ có khả năng mất vốn cũng tăng
Tổng nợ xấu của 9 ngân hàng niêm yết tính tại ngày 30/9/2015. (Nguồn: Báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2015 của 9 ngân hàng niêm yết)
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2015, 9 ngân hàng niêm yết có tổng cộng 34.796 tỷ đồng nợ xấu. Tăng 5,7% so với cuối năm 2014. Đáng chú ý, khoản nợ có khả năng mất vốn lại chiếm tới hơn một nửa (57%) tổng nợ xấu tại các ngân hàng niêm yết (19.992 tỷ đồng).
BIDV đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ nhóm 3 trên tổng nợ xấu cao nhất 9 ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu đạt 11.925 tỷ đồng, tăng tới 72,3% so với cuối năm 2014. Theo giải trình liên quan đến nợ của BIDV, các khoản cho vay một số đơn vị là công ty thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và một số đơn vị thành viên và Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) được phân loại và trích lập dự phòng theo văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về việc xem xét cơ cấu lại khoản nợ cũ của Vinashin và Vinalines.
Ngoài ra, trong năm 2014, BIDV là ngân hàng bán nợ cho Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) nhiều nhất với 6.600 tỷ đồng. Và trong 9 tháng đầu năm nay, BIDV đã bán hơn 11.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, vượt 25% so với kế hoạch đề ra.
Mặc dù là ngân hàng có nợ xấu giảm nhưng nợ có khả năng mất vốn lại tăng mạnh là Vietcombank, có tổng cộng 7.141 tỷ đồng nợ xấu, giảm hơn 300 tỷ so với cùng kỳ và chiếm 2% trên tổng dư nợ. Nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh 38%, từ 3.571 tỷ đồng đầu năm lên 4.938 tỷ đồng, chiếm 69% tổng nợ xấu.
Tại thời điểm ngày 30/9, nợ xấu Vietinbank đạt 4.761 tỷ đồng, tăng 28% so với con số cuối năm 2014. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn lên tới 2.685 tỷ đồng, tăng 600 tỷ đồng (tương ứng tăng 28,7% so với số cuối năm 2014).
Chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến nhóm nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng tăng cao, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright cho biết, tính trong cả năm 2015, tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ vào khoảng 19%. Tiếp tục xu thế của 2014 thì các ngân hàng thương mại tiếp tục chuyển nợ xấu sang cho Công ty quản lý tài sản (VAMC). Đến cuối tháng 9, tổng nợ xấu đã chuyển là 225.000 tỷ đồng. "Nhờ mẫu số thì tín dụng tăng mạnh, tử số thì phần nợ xấu đã được chuyển cho VAMC nên tỷ lệ nợ xấu chính thức đã giảm xuống 3%. Nhưng nếu, cộng ngược lại cái nợ xấu của VAMC mà chưa được xử lý thì tỷ lệ nợ xấu phải lên đến trên 7% và như vậy nợ xấu vẫn còn nằm ở đó nên nợ xấu ngân hàng được chia thành các nhóm nợ từ 2 đến 5, nhóm nợ có khả năng mất vốn về số tuyệt đối là đều tăng", ông Thành nói.
Về những biện pháp khắc phục, ông này cho rằng, để có thể thật sự giảm được nợ xấu, nhất là các khoản nợ có khả năng mất vốn, vấn đề nằm ở 2 khía cạnh là nợ xấu phải thật sự được xử lý không phải tạm cất đấy, cũng không phải tái cơ cấu lại theo hình thức đảo nợ hay gia hạn nợ mà là thu hồi nợ. Tiếp theo là phải xử lý tài sản đảm bảo và các ngân hàng cần trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ.
Theo Người tiêu dùng
Lĩnh vực nào 'hút' tín dụng cuối năm? Thông thường, đến cuối năm là thời điểm các NH tung ra nhiều chương trình ưu đãi, một mặt nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra, mặt khác, cũng nhằm kịp thời hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Tại thời điểm hiện nay, khi còn chưa đầy 2 tháng nữa là hết năm,...