Tín dụng vẫn là nguồn vốn quan trọng nhất với bất động sản
Việc thay đổi hệ số rủi ro từ 150% lên 250% với các khoản vay kinh doanh bất động sản tại Dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN, theo PGS-TS. Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thị trường sẽ gặp khó khăn khi nguồn tiền từ hệ thống ngân hàng bị siết chặt.
PGS-TS. Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN (Thông tư 36) quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, thay đổi hệ số rủi ro của “các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản” từ 150% lên 250% và giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn từ 60% xuống 40%. Theo ông, việc sửa đổi này sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường thời gian tới?
Trước hết, phải khẳng định rằng, cho đến nay, nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng vẫn là nguồn vốn quan trọng nhất với thị trường bất động sản. Nếu nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng tăng cường cho thị trường bất động sản (cả cho chủ thể phát triển và chủ thể mua sản phẩm) thì thị trường bất động sản sẽ sôi động hơn.
Ngược lại, nếu nguồn tiền từ hệ thống ngân hàng thu hẹp đối với thị trường bất động sản, thì thị trường này sẽ ít sôi động đi. Thậm chí, nếu nguồn tiền từ hệ thống ngân hàng bị siết chặt, thị trường bất động sản có thể sẽ gặp khó khăn.
Trong trường hợp dự thảo sửa đổi bổ sung Thông tư 36 của NHNN theo tinh thần tăng dự trữ và giảm tỷ lệ cho vay, luồng tiền từ hệ thống ngân hàng cho thị trường bất động sản sẽ giảm đi.
Quan sát số dư tín dụng từ hệ thống ngân hàng cho thị trường bất động sản từ năm 2006 đến nay sẽ thấy tổng lượng tiền từ hệ thống ngân hàng thương mại không có biến động lớn, đột biến. Vì vậy, có thể thấy, việc sửa đổi Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước chính là việc thu hẹp tín dụng từ hệ thống ngân hàng đối với thị trường bất động sản.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cho rằng, động thái này của Ngân hàng Nhà nước sẽ gây “sóng gió” cho thị trường bất động sản. Theo ông, có cách nào để thị trường phát triển mà vẫn đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng?
Video đang HOT
Vấn đề tăng hay giảm tỷ lệ để điều tiết luồng tiền từ hệ thống ngân hàng cho thị trường bất động sản là một trong những hoạt động nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng. Thị trường bất động sản sẽ tự phải điều chỉnh để phù hợp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thị trường bất động sản có thể chủ động không chỉ vấn đề ứng phó với việc tăng giảm này, mà còn chủ động trong việc có được luồng tiền đủ để vận hành và phát triển thị trường.
Câu trả lời ở đây là phải tài chính hóa thị trường bất động sản. Vấn đề này đã được bàn đến trong nhiều nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo. Nhưng tựu trung lại có ba nội dung. Một là, phải có các công cụ tài chính phái sinh để tạo các nguồn tiền cho thị trường bất động sản. Hai là, phải minh bạch hóa tất cả các vấn đề tài chính, vấn đề tiến độ dự án và vấn đề triển khai dự án bất động sản. Ba là, phải có các chỉ số về thị trường bất động sản để có thể đo lường được thực trạng thị trường bất động sản.
Cuối năm 2015, đã xuất hiện ý kiến lo ngại tình trạng bong bóng bất động sản khi chứng kiến tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản. Theo ông, với dư nợ tín dụng hiện tại, đây có phải là vấn đề đáng lo ngại?
Năm 2015, tín dụng bất động sản đạt khoảng 18%, cao hơn mức bình quân 14-15% giai đoạn 2012 – 2014. So với giai đoạn bùng nổ cho vay bất động sản 2009 – 2010, tăng trưởng dư nợ tín dụng vẫn thấp hơn đáng kể. Trong đó, dư nợ cho vayđầu tư kinh doanh bất động sản tập trung lớn nhất vào phân khúc xây dựng, sửa chữa, mua nhà, xây dựng đô thị (chiếm trên 60%). Các ngân hàng đẩy mạnh cho vay mua nhà để ở với các gói tín dụng ưu đãi.
Tuy nhiên, hiện nay chưa xảy ra bong bóng bất động sản vì các lý do: nguồn vốn chưa bùng nổ; dự án chưa bùng nổ, mới chỉ ở nhóm sản phẩm trung cao cấp; các nhà đầu tư nước ngoài chưa vào nhiều; giải ngân của ngân hàng chưa bùng nổ, vẫn chỉ dưới 400.000 tỷ, chưa vượt quá thời điểm đỉnh cao của năm 2006 – 2007.
Với lượng dự án bất động sản khởi công mới trong năm 2015 và đầu năm 2016, ông có cho rằng, sẽ có thể xảy ra tình trạng dư cung hay không?
Trong các tháng cuối năm 2015 và đầu năm 2016, một số dự án bất động sản được khởi công mới. Xét về tổng thể, thì chưa dư cung, tuy nhiên, một số thị trường bộ phận có thể đã dư cung như thị trường cao cấp và thị trường nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, một số sản phẩm nhiều người mong đợi như nhà giá thấp, cung vẫn chưa đủ cầu.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cơ hội "trời cho" để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình
Theo ông Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CEIM), Cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC đang là cơ hội "trời cho" để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Nếu không tận dụng được cơ hội này thì 5-7 năm nữa, Việt Nam sẽ không thể thoát được cái bẫy này.
AEC mở ra nhiều thị trường cho doanh nghiệp
Tại Diễn đàn "Doanh nghiệp Việt Nam hướng tới AEC 2015" vừa được tổ chức ngày 13/12, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, chỉ còn 2 tuần nữa, Cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC sẽ chính thức hình thành (1/1/2016). Đây chỉ là thời điểm tuyên bố hình thành AEC, để xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN.
Theo ông Lộc, cơ hội khi AEC hình thành là mở ra nhiều thị trường cho doanh nghiệp, tạo khí thế và động lực mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, AEC cũng mang lại nhiều thách thức như doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh hàng hóa vô cùng lớn, khi trình độ phát triển thấp hơn và sự phát triển lại tương đồng, dịch vụ thấp hơn, sự lưu chuyển lao động và thách thức trong quản lý dòng vốn.
Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cũng cho rằng, với một tiến trình hội nhập rất nhanh hiện nay thì khả năng nắm bắt của doanh nghiệp là một điều còn trăn trở.
Theo ông Hải, Chính phủ có vai trò mở đường, khai phá để doanh nghiệp khai thác thông qua việc ký được các FTA, TPP.... Tuy nhiên, dù con đường đã có nhưng doanh nghiệp vẫn chưa bước đi được bởi doanh nghiệp còn quá yếu. Do đó, Chính phủ cần dẫn dắt và "cầm tay chỉ việc" thì doanh nghiệp mới đi được.
Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết thêm, hiện Chính phủ đã cắt giảm nhiều thuế quan cũng như các thủ tục hồ sơ, ứng dụng công nghệ thông tin như cơ chế một cửa quốc gia và sự phân quyền tự chứng nhận xuất xứ. Đây là sự cải cách rất lớn tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.
"Với quá trình gia nhập AEC, Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và mong nhận được sự tương tác từ phía doanh nghiệp", Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương khẳng định.
ASEAN không chỉ là kinh doanh mà còn là hợp tác
Cũng liên quan đến những FTA, bà Phạm Thị Thu Hằng - Tổng Thư ký VCCI cho biết, năm 2015 là một năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam khi một loạt các Hiệp định thương mại kết thúc đàm phám, ký kết, được Quốc Hội thông qua, trong đó có việc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sắp chính thức ra đời.
Theo thông tin của VCCI, với không gian thị trường 600 triệu dân, GDP dự kiến sẽ đạt 4,7 nghìn tỉ USD vào năm 2020 và có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030, AEC chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn thế nữa, Việt Nam còn là điểm kết nối giữa AEC với các nước EU các nước tham gia TPP (thông qua hiệp định thương mại tự do), điều mà rất ít nước trong khối ASEAN có được.
Để tận dụng được những cơ hội này, bà Hằng cho rằng, từng cơ sở sản xuất phải có giải pháp chủ động đổi mới về quản trị, xây dựng một tầm nhìn kinh doanh chiến lược là điều không cần phải tranh cãi.
"Điều quan trọng mà tôi muốn nhấn mạnh là liên kết theo chuỗi giá trị và liên kết trong các hiệp hội doanh nghiệp. Cùng với đó, cần đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng của Việt Nam và tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong khu vực. Đây chắc chắn sẽ là những việc cần phải được ưu tiên thực hiện, nếu chúng ta muốn cạnh trang ngang ngửa với các doanh nghiệp ASEAN và tạo sức mạnh tổng hợp trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN đã bắt đầu chính thức có hình hài" - bà Hằng nhấn mạnh.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CEIM), ASEAN là một hình mẫu liên kết của các nước đang phát triển.
Theo phân tích của ông Thành, nếu TPP cơ bản là luật chơi thị trường đàng hoàng, minh bạch, thì ASEAN lại hướng tới tự do hóa, và nhấn mạnh tới hợp tác - đó là cam kết, đoàn kết và ý chí, kết nối. Cộng đồng kinh tế này giữ vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng thiết thế ở khu vực, nếu mất vai trò trung tâm này, thì không còn vai trò của ASEAN.
Ông Thành cũng cho biết, ASEAN là sân chơi thú vị bởi nó là một phần trong mạng chuỗi giá trị toàn cầu. Tại sân chơi này, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế bởi có rất nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các chương trình này không chỉ dạy cách làm tiền mà còn hướng dẫn chúng ta làm tiền một cách xanh hơn, bền vững hơn, trách nhiệm hơn".
"Đây là một cơ hội "trời cho" để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Nếu không tận dụng được cơ hội này thì 5-7 năm nữa, Việt Nam sẽ không thể thoát được bẫy thu nhập trung bình. Chúng ta phải nghiên cứu nước cờ chơi như thế nào và đã đến lúc chúng ta phải chuyển sang cách chơi, thế cờ khác với đối phương thì mới có thể thắng được trên sân chơi hội nhập", Nguyên Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Lo nhất tình trạng ban hành điều kiện kinh doanh không đúng thẩm quyền Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Trưởng ban thư ký Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (Tổ công tác) khẳng định, vấn đề lo ngại nhất là tình trạng ban hành điều kiện kinh doanh không đúng thẩm quyền vẫn còn sau ngày 1/7/2015. Ông Nguyễn Đình...