“Tín dụng đen”: Công khai đến ngỡ ngàng, chuyên nghiệp đến khó tin
Trước kia những hoạt động cho vay lãi cao mà ta quen gọi là “ tín dụng đen” diễn ra bí mật, giấu giếm. Nhưng hiện nay nhiều miền quê ở tỉnh Bắc Ninh giáp ranh với huyện Gia Lâm (Hà Nội) thì hoạt động “tín dụng đen” lại công khai đến ngỡ ngàng, và chuyên nghiệp cũng đến khó tin.
Tiếp thị tận cổng làng
Về nhiều làng quê của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi thấy nhan nhản những tờ rơi quảng cáo, cho vay tiền được dán khắp các cột điện, tường nhà dân với nội dung “cho vay tiền cung cấp tài chính, nhanh gọn ổn định”.
Khách hàng đang giao dịch vay của H “đen”. Ảnh: G.T
Về việc “tín dụng đen” hoành hành ở nhiều vùng nông thôn mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rà soát, ngăn chặn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng thừa nhận, đây là vấn đề ngành ngân hàng phải chủ động tham gia để có giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tình hình trên. Tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng, giải pháp đặt ra là tiếp tục xem xét mở rộng thêm mạng lưới ngân hàng thương mại. Tới đây, để phát triển thị trường tài chính, ngân hàng, cần phải có thêm công cụ huy động vốn để giảm bớt hoạt động tín dụng đen”.
Trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Văn Hoàn – người dân thôn Dâu, xã Thanh Khương cho biết: “Những tờ rơi này dán khắp, đầu làng cuối xóm, bất cứ ai có nhu cầu vay tiền, chỉ cần nhấc điện thoại gọi một cú thì có tiền tươi ngay. Nhưng trả nợ được hay không mới là một việc đau đầu”.
Ông Hoàn cho biết thêm: Theo như ông thấy thì trong làng và khu vực mình sinh sống cũng có rất nhiều người sử dụng đến loại dịch vụ vay bên ngoài xã hội. Chủ yếu là đám thanh niên mới lớn, ham mê trò đỏ đen, hay những gia đình trong vùng có truyền thống làm ăn kinh doanh bằng nghề lô- số đề hay những cách kiếm tiền không chính đáng, thì mới là khách hàng thường xuyên của dịch vụ “tài chính trao tay” như thế này.
Để tìm hiểu thêm về những tờ quảng cáo dán khắp ngang cùng ngõ hẻm trong vùng, từ sự giới thiệu của anh bạn, chúng tôi tìm đến một điểm tín dụng do H “đen” làm chủ ở khu vực chợ Dâu (Thuận Thành). Sau vài câu thăm hỏi, H “đen” chẳng ngại trần tình: Nói về cho vay tín dụng trao tay thì có lẽ ở vùng này đã tồn tại hơn 30 năm rồi, nhiều nhà cho vay có tiếng trong vùng. Nhưng bây giờ dịch vụ này cũng mở ra nhiều nên sự cạnh tranh cũng khốc liệt chẳng kém gì ngân hàng huy động vốn, để cho vay được cùng phải tăm tia thị trường trước. Thích nhất là khu vực làng xã nào sắp bị lấy đất làm khu công nghiệp, như vùng xã Xuân Lâm, xã Hà Mãn, thì mình phải đầu tư trước, cho đám “ong ve” đi tiếp cận với các thanh niên mải ăn mải chơi trong làng.
“Đám “ong ve” phải rủ chúng nó chơi cơ bạc, lô đề, đầu tư cho bọn trẻ sắm điện thoại, xe máy thời trang… Chúng nó càng chơi càng tốt, lúc đó thì mới có nhu cầu vay của bọn tôi. Nhưng trước khi cho vay thì cũng phải xem khách như thế nào? Nhà người ta có bao nhiêu ruộng, được đền bù khoảng bao nhiêu tiền, nguồn thu ở đâu? Nhà còn bao nhiêu miếng đất, cái nhà… để mà định giá” – H “đen” giái thích cách tìm kiếm khách hàng.
Video đang HOT
Theo lời ông chủ cho vay tín dụng này, khách hàng của H rất đa dạng, nhiều người làm ăn buôn bán, cần giật nóng tiền chỉ vài ngày để kinh doanh cũng không ít. Hay nhiều gia đình có con ốm, bị tai nạn trong đêm chưa thu xếp được tiền thì cũng vay nóng… “Nhưng ai thì cũng chẳng quan trọng, điều quan trọng nhất là thỏa thuận được lãi suất là chúng tôi cho vay thôi”.
H “đen” tổng kết một câu rằng, bây giờ người khôn của khó, luật pháp ngày càng chặt chẽ, nhiều người làm ăn linh tinh là bị soi và “dễ ăn đòn”. Chưa kể đến lúc con nợ chây ỳ hay bùng nợ, việc thu hồi tiền hay tài sản thế chấp còn căng thẳng, vất vả hơn nữa.
Nạn nhân và những giá cắt cổ
Ở khu vực Dâu (Thuận Thành) thì chẳng ai còn lạ về M “lợn”, sinh năm 1976, vốn là người cầm một dây lô số đề có tiếng ở vùng này. Cách đây độ 2 năm, M vẫn còn nhà cửa hoành tráng, thay xe như thay áo, ăn chơi tiệc tùng tung hoành. Nhưng chỉ sau vài ngày ôm bảng lô đề lớn, rồi bể kèo bóng đá, M phải tìm đến những món vay lãi ngày. Lãi tăng cấp số nhân mà không có tiền trả, thế là M bay mất cả dinh cơ đồ sộ. Theo giới thạo tin trong vùng thì dinh cơ ấy có giá 11 tỷ đồng, bởi nó ngự trị ngay tại mặt đường khu chợ Dâu. M phải sang tên đổi chủ cho một ông trùm chuyên cho vay nặng lãi trong vùng.
Cũng vì con đường bóng bánh rồi tìm đến vay nặng lãi để trả, có cả một thầy giáo dạy cấp III trong vùng đã phải bán cả nhà của 2 vợ chồng và nhà của bố mẹ mình để trả nợ. Không biết con số chính xác là bao nhiều nhưng 2 ngồi nhà mà thầy giáo phải bán cũng có giá hơn 1 tỷ đồng
Tìm hiểu tại sao mà người vay nhanh phải bay nhà, bay đất như thế, tôi được H “đen” lý giải giá vay như sau: Nếu khách hàng có tài sản thế chấp viết giấy chờ bán cho mình (chủ nợ) thì giá cho vay 1 triệu đồng phải chịu 3.000 đồng lãi/ngày, thu lãi trước 10 ngày. Nếu vay 10 triệu đồng thì chỉ nhận 9,7 triệu đồng, sau 10 ngày lại thu lãi tiếp. Còn vay bằng uy tín gia đình đàng hoàng, khách hàng vãng lai nhưng được thẩm định tư cách tốt, không có tiền sử vỡ nợ, thì vay 1 triệu đồng chịu lãi 5.000 đồng/ngày, nếu quy ra lãi suất khoảng 15%/tháng và 180%/năm.
Kiểu vay bằng uy tín so với kiểu “bơm” trên sới bạc vẫn còn dễ chịu chán. Vì đội quân tín dụng nếu thuộc diện máu mặt thích nhất cho vay ở sới bạc, 1 triệu đồng thu lãi 10.000 đồng/ngày. Nếu con bạc vay đôi ba trăm triệu mà sau đó không trả được thì nhanh phải bán nhà lắm. Rất nhiều tay cờ bạc lúc say rồi tặc lưỡi một cái, đang có ôtô thì chỉ ít ngày sau chuyển sang đi bộ; đang nhà lầu nhưng hôm sau bị ra đường là việc… bình thường ở vùng này.
H “đen” còn bật mí một hình thức vay cũng đang hút được khá nhiều khách là sinh viên mấy trường cao đẳng, đại học mới chuyển về vùng Thuận Thành. Đó là hình thức bốc họ: khách hàng vay 8 triệu đồng nhưng phải trả trong vòng 50 ngày, mỗi ngày 200.000, thành 10 triệu đồng. Hình thức này thì ngày nào người cho vay cũng phải đi thu họ, con nợ thì thì mỗi ngày trả một chút nên cũng không áp lực lắm.
Nói về cung cách làm ăn kiểu cho vay lãi cao này H “đen” cho biết: “Giờ những người làm đại lý tín dụng cũng khôn rồi, mọi hình thức vay mượn đều được viết giấy, có chữ ký đàng hoàng, nhỡ va chạm về pháp luật còn có cửa mà thu hồi tài sản, vạn bất đắc dĩ mới phải dùng đến chân tay. Nhưng đã làm nghề cho vạy lãi này, thỉnh thoảng cũng phải sử dụng đến chân tay, không thì con nợ họ nhờn, rủ nhau bùng cả loạt thì mình cũng vỡ nợ như thường”.
Triệt phá hàng chục ổ nhóm hoạt động “tín dụng đen” ở Hà Nội Công an TP.Hà Nội xác định, “tín dụng đen” hoạt động mạnh sẽ gây bất ổn xã hội, dẫn đến nhiều loại hình tội phạm khác nên đã ban hành kế hoạch về “ Tổ chức điều tra cơ bản, công tác quản lý về an ninh trật tự và phòng ngừa, đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đối với các cơ sở, đối tượng kinh doanh dưới hình thức kinh doanh tài chính”.Theo đại tá Dương Văn Giáp – Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Công an TP.Hà Nội), qua rà soát, điều tra cơ bản, công an các quận, huyện, thị xã đã lập danh sách hơn 2.400 cơ sở cầm đồ, kinh doanh tài chính, trong đó có hơn 860 cơ sở kinh doanh tài chính với 669 cơ sở, cá nhân hoạt động không phép.Từ đầu năm 2017 đến giữa năm nay, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và công an các quận, huyện, thị xã đã triệt phá 20 ổ nhóm hoạt động “tín dụng đen” vi phạm pháp luật. Chỉ trong tháng 6, các đơn vị thuộc công an thành phố đã khám phá 5 ổ nhóm hoạt động “tín dụng đen”, bắt 26 đối tượng có hành vi cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, đòi nợ thuê.
Theo Dantri
"Tín dụng đen" bóc lột nông dân nghèo (Kỳ 5): Tiền nhận đền bù "bay vù" theo chủ nợ
Chưa kịp mừng vì được nhận một số tiền đền bù lớn do có đất sản xuất, nhà cửa nằm trong diện giải tỏa từ các công trình, dự án triển khai trên địa bàn, hàng loạt gia đình ở huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi) đã bị cấn trừ tiền vay với lãi cắt cổ trước đó cho các chủ nợ. Theo đó, không ít gia đình dù nhận nhiều trăm triệu đến cả tỷ đồng nhưng ngay sau đó lâm vào cảnh trắng tay, khánh kiệt.
Con vay nợ, cha mẹ "gánh lưng" trả
Trong căn nhà xây khá khang trang rộng khoảng 100m2 nhưng vật dụng sinh hoạt bên trong ước tổng giá trị chỉ vài triệu đồng, ông Hồ Văn Trăm (thôn Tre, xã Trà Thọ, huyện Tây Trà) kể: Vào giữa năm 2017, sau khi nhận được khoảng 770 triệu đồng tiền đền bù từ dự án hồ chứa nước Nước Trong, ông đã chia cho các con hơn một nửa, còn lại khoảng 300 triệu đồng gửi tiết kiệm để dưỡng già. Tuy nhiên, khoảng nửa tháng sau có một số người lạ mặt đến tìm ông và cho biết các con của ông đã vay của họ hàng trăm triệu đồng, với lãi suất 50% (1 triệu đồng sẽ trả 1,5 triệu đồng). Tính đến thời điểm này thì tổng số tiền nợ gồm gốc và lãi mà các con ông Trăm phải trả tất cả gần 300 triệu đồng.
Lực lượng công an bảo vệ người dân khi đến nhận tiền đền bù dự án hồ chứa nước Nước Trong. Ảnh: C.X
"Dù trước đó chưa nhận tiền bù nhưng đứa nào cũng đi vay để mua xe máy, tivi, ăn chơi đủ thứ. Thấy chủ nợ làm dữ nên tôi phải rút tiền tiết kiệm của mình trả một ít rồi. Chắc sau này cũng phải rút hết để trả nợ cho các con" - ông Trăm nói như khóc.
Tương tự là trường hợp của anh Hồ Văn Khánh, ở thôn Nước Biếc, Trà Thọ. Hơn nửa năm vay nóng, tiền gốc lẫn lãi mà anh phải trả lên đến 400 triệu đồng. Theo đó không chỉ chiếc xe máy - tài sản giá trị nhất trong nhà cũng bị chủ nợ thu giữ, cấn trừ nợ; gần như toàn bộ số tiền đến bù hơn 200 triệu đồng cũng đem trả nhưng vẫn chưa hết. Giờ anh Khánh phải rao bán 2ha vườn để trả nợ và được yên thân.
Trưởng thôn Nước Biếc Đinh Văn Nhít cho biết, trong thôn có 37 hộ dân chuyển về nơi ở mới, nhường đất cho dự án Hồ chứa nước Nước Trong. Trong thời gian chờ nhận tiền đền bù, hỗ trợ đã có khoảng 20 hộ dân đã vay mượn tiền của tư thương, với lãi suất rất cao. Trong đó phần lớn là con cái trong gia đình của các chủ hộ đứng ra vay, sử dụng không đúng mục đích. Đến khi gia đình nhận tiền đền bù đến hàng trăm triệu đồng, nhưng vẫn không đủ trả nợ.
"Họ biết mình trong vùng dự án, có tiền đền bù nên bảo cứ vay, lãi suất 50%, đến khi nhận tiền thì trả" - anh Khánh cho hay. Giao ước bằng miệng, anh Khánh không nhớ đã vay bao nhiêu tiền, chỉ nhớ lần vay ít nhất là 7 triệu, nhiều nhất là 50 triệu đồng...
Không riêng gì 2 trường hợp trên, trước đó tin vào lời dụ dỗ ngon ngọt của một số đối tượng buôn bán từ miền xuôi lên, hàng loạt gia đình ở huyện miền núi Tây Trà, đặc biệt là số có đất và nhà cửa nằm trong diện đền bù giải tỏa của các dự án đã vay mượn để mua sắm xe máy và các vật dụng sinh hoạt trong gia đình, tiêu xài cá nhân... với lãi suất "cắt cổ" 50%. Tất cả các cuộc vay, mượn tiền chỉ qua thỏa thuận bằng lời nói, cam kết "ngầm". Theo đó, sau khi nhận tiền đền bù, nhiều gia đình phải trả cho các đối tượng chủ nợ gần như hết sạch. Được biết riêng tại một số thôn ở xã Trà Thọ như Nước Biếc, 35 hộ được đền bù thì gần 30 hộ có vay tiền từ vài chục đến trăm triệu đồng. Còn ở thôn Tre, dù nhận tiền tỷ, nhiều gia đình không đủ trả gốc lẫn lãi cho chủ nợ.
Chính quyền "vạ lây"
Ông Hồ Tấn Vũ-Chủ tịch UBND xã Trà Thọ, huyện Tây Trà cho biết, riêng xã Trà Thọ có 158 hộ nhận đền bù của dự án hồ thủy lợi, tổng 3 đợt là 39 tỷ đồng, trong đó có 19 tỷ đồng đầu tư khu tái định cư (làm nhà cửa cho dân), 20 tỷ đồng được trao cho người dân. Tuy nhiên, khoảng 80% người dân nhận tiền đền bù đã vay tín dụng đen lãi suất 50% trước đó. Nhiều người trả nợ xong lâm vào cảnh tay trắng. Phần lớn trường hợp vay nặng lãi là thanh niên, người trẻ, vay "tín dụng đen" để mua xe máy, điện thoại xịn và chơi bời, ăn nhậu...
Cuốn sổ tiết kiệm với số tiền còn lại khoảng 200 triệu đồng mà ông Trăm dự định sẽ rút ra để trả nợ cho con. Ảnh: C.X
Ông Vũ cho hay, chính quyền địa phương rất nhiều lần giải thích, khuyên bà con không nên vay tiền của các đối tượng này. Thế nhưng vì nhẹ dạ cả tin và tin vào lời ngon ngọt của họ nên người dân vẫn vay. Chính vì vậy tại các đợt chi trả tiền bồi thường từ các dự án, chủ nợ và tư thương bán hàng cho người dân kéo ra chặn đường lấy tiền nợ, tranh chấp với nhau gây mất an ninh trật tự địa phương. Chính quyền địa phương phải can thiệp, nhờ lực lượng chức năng can thiệp.
"Lẽ ra tiền đền bù giúp bà con có thêm điều kiện để làm ăn, chăn nuôi trồng trọt phát triển kinh tế gia đình, thế nhưng không ít hộ dù nhận hàng trăm triệu đồng nhưng nhanh chóng hết sạch. Chuyện vay mượn thì hai bên tự thỏa thuận nên không có cơ sở để can thiệp, xử lý các đối tượng cho vay nặng lãi" - ông Vũ nói
Được biết, công trình hồ chứa nước Nước Trong nằm trên địa bàn 6 xã của hai huyện Sơn Hà và Tây Trà, có tổng lưu vực 460km2, dung tích chứa 290 triệu m3. Hồ chứa nước Nước Trong đầu tư trên 2.500 tỷ đồng để phục vụ nước tưới cho 52.000ha đất nông nghiệp, phục vụ cho vùng hạ lưu của tỉnh. Để triển khai dự án này có 449 hộ dân di dời đến các khu tái định cư. Tổng số tiền đền bù, hỗ trợ cho các hộ di dời trên 342 tỷ đồng.
Về việc người dân vay "tín dụng đen" và sau đó phải dùng tiền đền bù trả cho chủ nợ, một lãnh đạo huyện Tây Trà cho biết, huyện đã nắm thông tin từ xã Trà Thọ. Việc vay vốn giữa người dân và các đối tượng cho vay cũng chỉ thỏa thuận ngầm với nhau chứ không có thủ tục giấy tờ gì. Sắp tới, huyện sẽ chỉ đạo cho lực lượng Công an huyện xác minh, điều tra tìm hiểu và có hướng xử lý...
Hệ quả bi thảmTheo nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hậu quả của việc vay tiền từ tín dụng đen là không thể trả được lãi và gốc của những khoản vay. Trên thực tế, không có ngành kinh doanh nào có thể kinh doanh sinh ra đủ lợi nhuận để chi trả lãi theo hình thức trên. Trong khi về phía cho vay, khi lãi suất lên đến đỉnh điểm, nhiều người không chỉ dốc toàn bộ số tiền tiết kiệm được mà còn giấu gia đình cắm sổ đỏ vay tiền ngân hàng, đi huy động người thân giúp để có tiền cho vay.Các đối tượng vay tiền đã đánh đúng vào lòng tham lãi suất cao của người cho vay. Đây là vấn đề rất khó thay đổi bởi nó ăn sâu, bám rễ vào tâm tưởng của một bộ phận dân cư. Mặc dù vẫn biết cho vay ngoài ngân hàng có rất nhiều nguy cơ rủi ro nhưng vì ham lãi suất cao, nhiều người vẫn nhắm mắt đánh cược với số phận. Bởi cho vay lãi cao như vậy chẳng khác gì "gà đẻ trứng vàng". Vì vậy tất yếu lãi mẹ đẻ lãi con, khoản nợ không ngừng tăng lên... Hệ lụy của nó không chỉ là làm méo mó, hủy hoại nền kinh tế, mà thậm chí liên quan đến cả tính mạng con người. Đã có không ít số phận phải kết thúc bi thảm chỉ vì tín dụng đen. N.A
Theo Danviet
"Tín dụng đen" bóc lột ND: Chính quyền vào cuộc, dân có lối thoát Vì dính "tín dụng đen", nhiều gia đình phút chốc rơi vào túng quẫn, bán đất, mất nhà... Thực tế là thế, nhưng việc xử lý chủ cho vay hiện nay lại rất khó. Nông dân nghèo rơi vào "vũng lầy" của "tín dụng đen" vẫn đang chờ một lối thoát... Biết nhưng khó xử Tình trạng "tín dụng đen" diễn ra ở...