Tín dụng đen càn lướt Tây Nguyên: Dân nghèo kiệt quệ
Những đầu mối “tín dụng đen” tại các làng xã vùng sâu ở Gia Lai đang “hút máu” đồng bào bằng cách cho họ vay tiền, ứng gạo, phân bón với lãi suất cắt cổ… Khi con nợ cạn khả năng chi trả, lập tức bị chủ nợ lấy mất cả đất lẫn nhà, khiến họ đã nghèo đói lại thêm khổ cực triền miên.
Tín dụng đen giăng mắc, vây bọc người nghèo. Ảnh:pv.
Vay tiền trả bằng nông sản
Thực tế cho thấy: các văn bản do UBND tỉnh Gia Lai ban hành từ trước tới nay nhằm ngăn chặn hoạt động “tín dụng đen” dường như không mấy hiệu quả. Bởi tệ nạn này tại các địa bàn vùng sâu vẫn đang diễn ra và lan tràn, thậm chí còn sôi động hơn trước.
Đi một vòng quanh buôn Chai (xã Chư Drăng, huyện Krông Pa, Gia Lai), tôi ghé vào gia đình chị Siu H’Min (SN 1980). Sự nghèo đói xuất hiện ngay từ ngoài sân với cảnh cả 6 đứa con của chị H’Min đang phải chia nhau một ổ bánh mì. Gọi là nhà cho “sang” vì bên trong có một gia đình trú ngụ, chứ thực ra đó chỉ là một cái chòi rộng hơn chục mét vuông, phần mái và 4 bên hông được che đậy bởi những miếng tôn thủng đã han gỉ, gá tạm bợ vào mấy chiếc cột nhỏ cong queo. Bên trong cũng không có thứ gì giá trị, ngoài 2 cái xoong và chiếc xe máy cũ trị giá khoảng 1 triệu đồng do một đầu mối “Tín dụng đen” ở cùng địa phương là bà M.C cho mượn tiền mua, chồng chị H’Min phải làm thuê trả nợ.
Gia đình chị Siu H’Min kiệt quệ vì “Tín dụng đen”.
Mỗi lần con cái đau ốm, hay gia đình hết gạo, chị H’Min lại tìm đến nhà bà M.C để ứng tiền. “Mình ứng 300 nghìn đồng, sau này đến vụ, bà M.C sẽ đến lấy 3 bao khoai mì (tức sắn lát) khô. Gần đến lúc thu hoạch bà ấy sẽ ghé nhà, đưa trước cho mình mấy cái bao cỡ lớn để mình đựng khoai mì vào đó. Đúng ngày bà ấy sẽ cho xe đến chở về nhà”- Chị H’Min nói.
Theo lời kể của chị H’Min, em gái của chị là Siu H’Len (SN 1988, buôn Chai) vừa lấy chồng cũng phải vay của bà M.C. 60 triệu đồng, nguy cơ không thể trả nổi. Bà M.C. cảnh báo nếu đến năm 2019 Siu H’Len không thanh toán được khoản nợ trên thì cả 2 sào đất thổ cư và 6 sào đất rẫy của gia đình Siu H’len sẽ bị chủ nợ “thu hồi”. Nhìn những đứa con khóc vì đói, chị H’Min nóng ruột bảo “Tối rồi. Anh cần gì thì hỏi nhanh đi để mình còn đi ứng gạo về nấu cơm. Mình ứng M.C 5 bao rồi, nếu tới năm 2019 mà không trả được sẽ thành 10 bao. Lo lắm”.
Video đang HOT
Chị Siu H’Máo biết mình bị ép với mức lãi quá cao nhưng vẫn phải vay.
Ở cùng buôn, chị Ksor H’Máo (SN 1995) là lao động chính trong gia đình có 11 người. Chị H’Máo chia sẻ: Mỗi lần hết gạo đều qua nhà M.V cũng là người cùng xã lấy, mỗi bao bị tính 700 nghìn đồng, trong khi đó nếu mua ngoài đại lý, trả tiền luôn thì chỉ có 450 nghìn đồng. Nếu như được ứng 1 triệu đồng sẽ phải trả 10 công làm. Trong khi mỗi công làm thời điểm này được trả 200 nghìn đồng. Biết là mình bị ép, nhưng lúc người nhà bị đau ốm thì cũng phải cắn răng mà vay. “Hiện tại để trang trải cuộc sống, sau khi đi làm về, chồng em ra sông Ba bắt cá để kiếm thêm thức ăn cho gia đình. Không có tiền mua thịt lợn về cho gia đình ăn đâu. Toàn bộ tài sản của 11 người nhà em bây giờ chỉ có 200 trăm nghìn, chính là khoản tiền em vừa đi vay”- Chị H’Máo ngậm ngùi.
Cả làng đi vay nặng lãi
Ông Rơ Ô Loan – Trưởng thôn buôn Chai cho biết: Trong buôn có 204 hộ dân thì 190 hộ đã sa vào bẫy “cung ứng” từ 5 đầu mối “tín dụng đen”. Trong đó, đầu mối lớn nhất là bà L.Th đã hoạt động gần 20 năm.
Theo vị trưởng thôn này, mới đây, có gia đình anh Ksor Plông phải nuôi 6 miệng ăn, do túng thiếu nên vay 20 triệu đồng với lãi suất cao, vì không có khả năng trả nên bà L.Th. đã lấy 1ha đất của hộ dân này. “Vừa rồi xã gọi bà L.Th. lên nói chuyện, nhắc nhở. Tuy nhiên người này không lên. Tôi đề nghị công an có biện pháp mạnh tay hơn để người dân trong buôn không bị cạn kiệt nguồn sống”- Ông Loan nói, đồng thời cho biết ngay gia đình ông cũng phải vay của bà L.Th. 20 triệu đồng với lãi suất 600 nghìn/tháng.
Báo chí nên vào cuộc
Liên quan việc xác định căn cứ để có thể xử lý hình sự cho vay nặng lãi, Luật sư Tạ Quang Tòng – Phó chủ nhiệm đoàn luật sư tỉnh ắk Lắk cho biết: Nếu như việc các đầu mối “Tín dụng đen” không để lại bút tích thể hiện thì cần lấy lời khai của nhiều người. Một người chưa đủ tin cậy, nhưng hàng chục người đều khai giống nhau thì đó có thể xem là dữ liệu, căn cứ để khởi tố. Và cơ quan chức năng có thể tính ra mức tiền, ví dụ 1 tạ gạo giá 20 triệu đồng, cuối năm phải trả tới 200 triệu đồng thì rõ ràng là đã vay nặng lãi. Báo chí nên vào cuộc phơi bày thực trạng này, nhằm ngăn chặn những bàn tay bóp cổ người dân. ồng bào thiểu số đa số trình độ thấp, trong hoàn cảnh khó khăn nếu có người đưa gạo tiền thì họ nhận thôi. Khi đó họ đâu có hiểu sau này sẽ phải trả bằng một lãi suất khủng khiếp như vậy ?
Theo lời kể của chị H’Min, em gái của chị là Siu H’Len (SN 1988, buôn Chai) vừa lấy chồng cũng phải vay của bà M.C. 60 triệu đồng, nguy cơ không thể trả nổi. Bà M.C. cảnh báo nếu đến năm 2019 Siu H’Len không thanh toán được khoản nợ trên thì cả 2 sào đất thổ cư và 6 sào đất rẫy của gia đình Siu H’len sẽ bị chủ nợ “thu hồi”. Nhìn những đứa con khóc vì đói, chị H’Min nóng ruột bảo “Tối rồi. Anh cần gì thì hỏi nhanh đi để mình còn đi ứng gạo về nấu cơm. Mình ứng M.C 5 bao rồi, nếu tới năm 2019 mà không trả được sẽ thành 10 bao. Lo lắm”.
TIỀN LÊ
Theo TPO
Chuyển đổi rừng trồng cao su, 10 năm chưa đòi được tiền bán gỗ
Thực hiện chương trình chuyển đổi 50.000ha rừng nghèo sang trồng cao su, nhiều ban quản lý rừng ở Gia Lai đã giao gỗ cho các doanh nghiệp trúng đấu giá, nhưng 10 năm sau vẫn chưa đòi được tiền bán gỗ.
Trầy trật đòi nợ doanh nghiệp
Mới đây, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai có báo cáo theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc tổ chức thi hành các bản án thu hồi tiền nợ đấu giá gỗ tại các dự án trồng cây cao su. Theo đó, từ năm 2008 đến nay có 4 doanh nghiệp nợ gần 10 tỷ đồng tiền mua gỗ đấu giá (nợ gốc hơn 6,8 tỷ đồng) tại các ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH): Ia Meur, Ia Púch và Ayun Pa.
Đây là số gỗ do các BQLRPH nói trên tận thu, tổ chức bán đấu giá khi UBND tỉnh Gia Lai chuyển đổi 50.000ha rừng nghèo sang trồng cao su vào năm 2008. Tuy nhiên quá trình đấu giá, bán tài sản có nhiều mập mờ, gỗ được thanh lý sạch sẽ nhưng tiền không nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Cũng theo Cục Thi hành án dân sự Gia Lai, trong đó Công ty TNHH Minh Thành (xã Ia Der, huyện Ia Grai) nợ BQLRPH Ia Muer (huyện Chư Prông) hơn 3,6 tỷ đồng, Công ty TNHH Đức Thịnh (xã Phú An, huyện Đắk Pơ) nợ BQLRPH Ia Púch (huyện Chư Prông) gần 1,9 tỷ đồng, Công ty TNHH Cường Thịnh Phát (52 Trần Nhân Tông, TP Pleiku) nợ BQLRPH Ayun Pa hơn 487 triệu đồng, Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Đức Thiện (phường Thống Nhất, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) nợ BQLRPH Ia Púch hơn 800 triệu đồng.
Các DN trúng đấu giá đã bán gỗ từ 10 năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa trả hết tiền (ảnh minh họa)
Điều đáng nói là từ năm 2014, Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu 3 BQLRPH trên phải thu nộp ngân sách hơn 8,2 tỷ đồng, nhưng đến nay 3 đơn vị mới nộp được khoảng 1,4 tỷ đồng, còn lại hơn 6,8 tỷ đồng nợ gốc, chưa kể lãi chậm nộp.
Thả gà ra đuổi?
Để đòi số nợ trên, từ nhiều năm nay các BQLRPH đã khởi kiện ra tòa, rồi liên tục gửi đơn cho các chi cục thi hành án dân sự nhưng không có kết quả vì có doanh nghiệp đã bỏ trốn, có doanh nghiệp ngừng hoạt động, không còn tài sản để cưỡng chế thi hành án.
Cụ thể, năm 2013 Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ia Grai ra quyết định thi hành án buộc Công ty TNHH Minh Thành trả cho BQLRPH Ia Meur hơn 3,8 tỷ đồng sau đó phải lắc đầu vì công ty không có tài sản. Đến năm 2015, BQLRPH Ia Meur lại có đơn yêu cầu thi hành án, được Chi cục Thi hành án huyện Ia Grai trả lời: Công ty không có tài sản thi hành, trụ sở bỏ hoang, ngừng hoạt động. Trong khi đó Chi cục thuế TP Pleiku cho biết công ty này đang nợ thuế và tiền chậm nộp hơn 1,5 tỷ đồng, Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai xác nhận chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn.
Tại huyện Đắk Pơ, Chi cục thi hành án cũng trả lại đơn yêu cầu thi hành án của BQLRPH Ia Púch đối với Công ty Đức Thịnh (nợ hơn 1,8 tỷ đồng). Mặc dù sau đó BQLRPH Ia Púch tiếp tục có đơn yêu cầu thi hành án, nhưng cơ quan thi hành án đành bó tay vì công ty không có tài sản.
Tương tự, Công ty TNHH Cường Thịnh Phát (TP Pleiku), Xí nghiệp Đức Thiện (TP Kon Tum) cũng không có khả năng trả nợ cho BQLRPH Ia Púch và BQLRPH Ayun Pa.
Xưởng gỗ của Công ty TNHH Minh Thành tại huyện Ia Grai xơ xác, tiêu điều
Liên quan đến vụ việc trên, Cục Thi hành án dân sự đề nghị Sở NN&PTNT Gia Lai kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân theo chỉ đạo của UBND tỉnh, đồng thời yêu cầu các BQLRPH tiếp tục làm đơn yêu cầu xác minh, thi hành án để thu nợ.
Trước đó Sở NN&PTNT Gia Lai đã tiến hành xử lý các cá nhân vi phạm bước đầu. Theo đó đã kỷ luật khiển trách ông Nay Rcom Jem - Trưởng BQLRPH Ayun Pa và 4 nhân viên; cách chức ông Trần Văn Lạc - Trưởng BQLRPH Ia Meur và cảnh cáo ông Trần Văn Thưởng - Phó ban; cảnh cáo bà Nguyễn Thị Hương - nguyên Trưởng BQLRPH Ia Púch, khiển trách ông Nguyễn Quốc Toản - nguyên Phó trưởng ban. Đối với Hạt Kiểm lâm huyện Chư Prông, Hạt trưởng Nguyễn Văn Cường cũng bị cách chức, 3 cán bộ khác bị cảnh cáo và khiển trách.
Về nguyên nhân sự việc, Sở NN&PTNT Gia Lai cho rằng: Năm 2008 do kinh tế toàn cầu suy thoái ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng đến các DN nên các DN mua gỗ tại các BQLRPH rơi vào tình trạng phá sản. Mặt khác, do các BQLRPH chủ quan, chưa nắm rõ năng lực tài chính các DN tham gia đấu giá nên dẫn đến DN không có khả năng trả nợ sau khi nhận hết gỗ.
Nhưng tại sao khi các DN trúng đấu giá chưa nộp tiền, các BQLRPH đã vội vàng giao hết gỗ?, câu hỏi này đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Rõ ràng các BQLRPH đã có dấu hiệu làm trái quy định, gây thất thoát hàng tỷ đồng ngân sách, cần được xử lý nghiêm minh hơn.
Theo luật sư Tạ Quang Tòng - Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk, trong quy trình đấu giá tài sản, doanh nghiệp nào trúng đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của bên bán rồi mới được lấy tài sản trúng đấu giá. Không có chuyện lấy tài sản đấu giá rồi nói nợ tiền được, nếu BQLRPH chưa thu tiền mà cho phép doanh nghiệp lấy tài sản trúng đấu giá là sai. Trường hợp doanh nghiệp trúng đấu giá giải thể thì BQLRPH sẽ bị xem xét hành vi có dấu hiệu cố ý làm trái, trường hợp nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, luật sư Tòng nói.
Theo Dantri
Tỉnh Gia Lai chỉ đạo báo cáo vụ côn đồ tấn công xe khách UBND tỉnh Gia Lai đã ra văn bản chỉ đạo vụ nhóm côn đồ tấn công xe khách khi ngang qua Trung tâm TP.Pleiku... Chiếc cửa kính của xe bị nhóm côn đồ tấn công Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai cho biết, UBND tỉnh vừa có văn bản số 1696/UBND-NC gửi Công an tỉnh và UBND TP. Pleiku liên quan đến vụ...